Làng cốm Mễ Trì có mất danh hiệu làng nghề truyền thống?

Việc giữ nguyên danh hiệu Làng nghề truyền thống Cốm Mễ trì sẽ được Hội đồng chuyên ngành của Thành phố Hà Nội xem xét dựa trên các quy định.

Mới đây, cử tri quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) tiếp tục có kiến nghị cơ quan chức năng quan tâm, xem xét giữ nguyên danh hiệu Làng nghề truyền thống Cốm Mễ Trì để các hộ dân yên tâm kinh doanh sản xuất.
Tuy nhiên, phản hồi cử tri, UBND TP. Hà Nội cho biết, làng nghề cốm Mễ Trì được UBND thành phố công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống năm 2016. Căn cứ khoản 6, điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: làng nghề truyền thống sau khi được công nhận sẽ xem xét bị thu hồi khi không còn đạt các tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
Do vậy, việc giữ nguyên danh hiệu Làng nghề truyền thống Cốm Mễ Trì sẽ được Hội đồng chuyên ngành của Thành phố xem xét dựa trên các quy định trên.
Lang com Me Tri co mat danh hieu lang nghe truyen thong?
Ảnh minh họa. 
Trước đó, theo lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được ban hành, UBND TP Hà Nội đã đưa ra danh sách 29 làng nghề đã bị mai một, cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Lộ trình thực hiện đến hết năm 2023.
Đáng chú ý, trong danh sách có làng nghề truyền thống Cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm); làng nghề May Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm) cũng được đề xuất đưa ra khỏi danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước. Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của các làng nghề cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường sống.
Trong giai đoạn 2017 - 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã rà soát 315 làng nghề; tiến hành đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm đối với 293 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 271 làng nghề được công nhận. Kết quả cho thấy, có 139 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 47,5%); 91 làng nghề ô nhiễm (chiếm 31%); 63 làng nghề không ô nhiễm (chiếm 21,5%). Trong đó, các nhóm ngành nghề có nhiều làng nghề gây ô nhiễm môi trường như: Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, dệt, nhuộm, tái chế, gia công cơ kim khí.
Theo Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đến hết năm 2023 Hà Nội phải hoàn thành việc rà soát, đánh giá, phân loại mức độ, khắc phục ô nhiễm môi trường đối với 100% làng nghề đã được công nhận trên địa bàn thành phố và bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo quy định.
Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp được xử lý; 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải; 100% làng nghề được công nhận, đánh giá, phân loại theo quy định hiện hành; 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
>>> Mời độc giả xem thêm video TP. HCM xuất hiện sương mù: Báo động ô nhiễm không khí:

(Nguồn:VTV24)

“Xưởng” bơm tinh dầu ma túy vào thuốc lá hoạt động thế nào?

Với mỗi loại, Thơ bào chế ra ba vị khác nhau. Tẩm ướp ma túy xong, nhóm này dán nhãn thuốc lá điện tử Ampire chill và thuốc lá điếu Dominix để bán.

“Xuong” bom tinh dau ma tuy vao thuoc la hoat dong the nao?
 Ngày 23/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) cho biết đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Anh Thơ (28 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cùng 5 người khác để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Theo C04, thông qua công tác nắm tình hình, đơn vị phát hiện nhiều bài quảng cáo và rao bán thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu có chứa ma túy trên các trang mạng xã hội.
“Xuong” bom tinh dau ma tuy vao thuoc la hoat dong the nao?-Hinh-2

Xác định tính nguy hại của các loại ma túy ngụy trang, núp bóng thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu, C04 đã xác lập chuyên án điều tra. C04 xác định cầm đầu đường dây này là Lê Anh Thơ. Để tăng độ "phê", đồng thời tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, các đối tượng pha trộn, tẩm ướp, bơm tinh dầu ma túy vào những điếu thuốc này. 

Hành trình phá án: Biến bé gái thành “búp bê tình dục” rồi sát hại

Do bị ám ảnh về những thước phim “đen” trên mạng, đối tượng đã giở trò thú tính và sát hại bé gái 5 tuổi bịt đầu mối. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bien be gai thanh “bup be tinh duc” roi sat hai

Theo hồ sơ vụ án, chiều 15/12/2012, vợ chồng anh Y Siêng Niê (27 tuổi) và chị HMoch Byă (26 tuổi) ở buôn Đắc Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đi làm rẫy về nhưng không thấy con gái là cháu HQuyên Byă (5 tuổi). (Ảnh minh họa)

Hanh trinh pha an: Bien be gai thanh “bup be tinh duc” roi sat hai-Hinh-2

Nghĩ là HQuyên đi chơi loanh quanh trong xóm nên mọi người không quan tâm, mãi đến 18h vẫn không thấy con về ăn tối như mọi ngày, vợ chồng anh Y Siêng sốt ruột cùng hàng xóm đi tìm nhưng suốt đêm vẫn không thấy cháu bé.