Làm “trai vẫy” có thể bị phạt tù

Những thanh niên lao xuống lòng đường chặn xe vẫy khách có thể bị xử lý theo quy định phạt người đi bộ, thậm chí bị phạt tù.

Từ nhiều năm nay, trên các tuyến phố dày đặc cửa hàng ăn uống của Hà Nội như Trúc Bạch, Ngũ Xã, Trần Huy Liệu, ngã ba Kim Mã – Núi Trúc, Hồ Đắc Di, phố Gầm Cầu, Chợ Gạo… đã hình thành những nhóm nam thanh niên chuyên chặn xe vẫy khách. Họ sẵn sàng lao ra giữa đường để vít xe máy, chặn đầu ô tô để mời chào khách vào ăn uống.
Những thanh niên này sẵn sàng lao ra giữa đường để vít xe máy, chặn đầu ô tô để mời chào khách vào ăn uống (Ảnh cắt từ clip)
Những thanh niên này sẵn sàng lao ra giữa đường để vít xe máy, chặn đầu ô tô để mời chào khách vào ăn uống (Ảnh cắt từ clip) 
Phạt từ 60.000đ – 80.000đ
Trong khi đó, đầu tháng 2 vừa qua, lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội đã ra quân tuyên truyền, xử phạt người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường, đi sai làn đường…
Sau gần một tháng thực hiện, phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội đã kiểm tra, xử lý hơn 500 người đi bộ vi phạm luật giao thông.
Đa phần người dân đều đồng tình với việc xử lý nghiêm những trường hợp đi bộ gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt câu hỏi tại sao những “trai vẫy” đu bám vào phương tiện giao thông lại không bị lực lượng cảnh sát giao thông xử lý.
Tiếp nhận thông tin phố Hồ Đắc Di (phường Nam Đồng, Đống Đa) xuất hiện tình trạng trên, trung tá Lê Tú, Đội trưởng đội CSGT số 3, phòng CSGT công an Thành phố Hà Nội cho hay, lực lượng của đội chủ yếu hoạt động trên các trục đường giao thông chính. Còn tuyến phố nhỏ hơn thuộc địa bàn của công an phường quản lý.
Trung tá Tú cho biết: “Hiện nay chưa có quy định cụ thể để cảnh sát giao thông xử lý hành vi của những người tràn xuống lòng đường chèo kéo, mời gọi người đi đường vào quán ăn, nhà hàng. Nhưng hành động chặn đầu ô tô, vít tay lái xe máy rất nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Vì vậy, cảnh sát giao thông có thể xử lý theo quy định xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ”.
Theo Đội trưởng đội CSGT số 3, hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị phạt tiền từ 60.000đ – 80.000đ.
“Ngoài thời gian làm nhiệm vụ, trở về nhà, chúng tôi cũng tham gia giao thông như mọi người. Ngang qua những tuyến phố có thanh niên vẫy khách, tôi thấy thực sự phản cảm. Chủ động đi ăn thì đỡ hơn, lúc đang vội thì vô cùng khó chịu”, ông Tú chia sẻ.
Trung tá Lê Tú cho hay, trên những tuyến phố chính mà các chiến sĩ Đội CSGT số 3 làm nhiệm vụ không phát hiện hiện tượng nam thanh niên tràn xuống lòng đường vẫy khách.
“Trường hợp phố Hồ Đắc Di, chúng tôi có sẽ ý kiến với công an quận, phường để phối hợp xử lý”, Trung tá Tú nói.
“Trai vẫy” có thể bị phạt tù
Đồng tình với việc cảnh sát giao thông có thể xử phạt “trai vẫy” nhưng luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh) lại cho rằng áp dụng quy định phạt như vậy “chưa sát” và không triệt để.
“Hình ảnh các nam thanh niên dàn hàng chặn xe vẫy khách gây mất mỹ quan đô thị, gây phiền hà, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự an toàn của người tham gia giao thông qua khu vực này. Cơ quan chức năng phải xác định đúng đối tượng để xử phạt, đó là chủ nhà hàng, quán ăn. Phải áp dụng khung hình phạt cao nhất mới ngăn được tình trạng này tái diễn”, luật sư Tuấn Anh nói.
Luật sư Trần Tuấn Anh cho hay, với hành vi thực hiện các hoạt động, dịch vụ trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, mức phạt tối đa với cá nhân là 3 triệu đồng và 6 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm theo Nghị định 173 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
“Trong trường hợp việc chèo kéo, chặn đầu phương tiện của người đi đường gây hậu quả nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì những người thực hiện hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo Điều 203 Bộ luật hình sự năm 1999 và mức hình phạt cao nhất đối với tội này lên tới 10 năm tù”, luật sư Tuấn Anh cho hay.
Mời quý độc giả xem video:

Nhà báo Trần Đăng Tuấn tự ứng cử ĐBQH khóa XIV

(Kiến Thức) - Nhà báo Trần Đăng Tuấn tự ứng cử ĐBQH khóa XIV với lý do sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích...

Vừa qua, trên Facebook của mình, nhà báo Trần Đăng Tuấn – Cựu Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) viết: “Tôi đã quyết định tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vào những ngày cuối trước khi thời hạn đăng ký kết thúc.”.
Nha bao Tran Dang Tuan tu ung cu DBQH khoa XIV
Nhà báo Trần Đăng Tuấn. 

Tiếp viên quán cà phê võng chèo kéo khách mua dâm

Mang nước ra cho khách, nữ tiếp viên quán cà phê võng chèo kèo khách mua dâm tại nhà trọ cạnh quán.

Vài năm gần đây, khu vực giáp ranh huyện, thành phố dọc theo quốc lộ 1A ở miền Tây luôn tồn tại nạn mại dâm trá hình. Nhiều nhà trọ mọc lên gần hoặc sát các quán nhậu bình dân, cà phê võng là đặc điểm dễ phân biệt tại những "cung đường sung sướng".

Thiếu niên bị chém lìa tay tử vong do chấn thương sọ não

Theo đại diện Bệnh viện 175 (TP.HCM), thiếu niên bị chém lìa tay tử vong do chấn thương sọ não quá nặng, hôn mê sâu, không thể hồi phục.

Ngày 13/3, trao đổi thông tin với báo chí về nguyên nhân thiếu niên bị chém lìa tay tử vong trong vụ “Côn đồ truy đuổi chém lìa tay thanh niên trên đường phố Sài Gòn” như Báo Phunuonline đã thông tin, đại diện Bệnh viện 175 cho biết, nguyên nhân gây tử vong cho nạn nhân Bùi Huỳnh Thiên Phương (17 tuổi) là do chấn thương sọ não và phù não quá nặng khiến nạn nhân hôn mê sâu, không thể hồi phục.