Làm thế nào để Mỹ đánh bại IS, kiềm chế Iran?

(Kiến Thức) - Phối hợp với nhau, Washington và Tehran có thể đánh bại IS, nhưng chiến thắng sẽ rơi vào tay Iran và làm hỏng quan hệ giữa Mỹ với Ả-rập Xê-út và Israel.

Đó là nhận định của Sean Mirski, một chuyên gia Mỹ về các vấn đề quốc tế.
Theo chuyên gia Sean Mirski, sau khi đánh bại Nhà nước Hồi giáo, Washington phải đảm bảo có sự cân bằng quyền lực kinh tế ở khu vực Trung Đông vốn bị xáo trộn bởi Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai, mùa xuân Ả-rập và sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo.
Lam the nao de My danh bai IS, kiem che Iran?
Sean Mirski (bên phải) là một chuyên gia Mỹ về các vấn đề quốc tế.  
Theo giới phân tích, Mỹ và đồng minh  phải đánh bại  Nhà nước Hồi giáo, nhưng không phải với cái giá là sự trỗi dậy "gây mất ổn định" của Iran.
Chuyên gia Sean Mirski nói: "Tổng thống Obama không được đánh mất tầm nhìn chiến lược của Mỹ đối với Trung Đông. Nếu phối hợp với nhau, Tehran và Washington có thể dễ dàng đánh bại Nhà nước Hồi giáo. Nhưng chiến thắng này sẽ khiến cho Iran tiến tới bá quyền khu vực và dẫn đến một cuộc khủng hoảng giáo phái ở mức chưa từng có”.
Ông Mirski dẫn lời nhiều nhà phân tích nói rằng Iran là một "phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo”. Thậm chí, một số nhà phân tích còn cho rằng khó có thể chiến thắng Nhà nước Hồi giáo, nếu không có sự giúp đỡ của Tehran.
Tuy nhiên, chuyên gia Sean Mirski cũng nhấn mạnh rằng Washington nên giảm bớt sự phụ thuộc vào Iran và lực lượng dân quân Shi’ite. Ông cho rằng chiến lược đối phó Iran của Tổng thống Obama được đưa ra “vào một thời điểm không thuận lợi" và có thể cần phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn.
Lam the nao de My danh bai IS, kiem che Iran?-Hinh-2
Tổng thống Obama cần tôn trọng lợi ích của các nước  đồng minh Trung Đông như Ả-rập Xê-út và Israel.
Washington cần tôn trọng lợi ích của các nước  đồng minh Trung Đông như Ả-rập Xê-út và Israel cũng như phải cố gắng “kiềm chế mức độ phiêu lưu của Iran trong khu vực”. Chuyên gia  Sean Mirski dẫn lời phàn nàn của Hoàng tử Saud al-Faisal, Ngoại trưởng Ả-rập Xê-út, rằng "Iran đang tiếp quản Iraq”.
Mặt khác, Mỹ cũng nên hành động như một bên trung gian giữa chính phủ Iraq và người Kurd, những người có lẽ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ nền độc lập mà họ đã giành  được trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Chuyên gia Sean Mirski cho rằng hai bên có thể thỏa hiệp với nhau vì người Kurd không muốn sa vào một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Iraq.

Tổng thống Obama từng tuyên bố rằng mục tiêu của ông là nhằm "làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo”, nhưng chiến lược của Mỹ ở Trung Đông đòi hỏi phải sâu xa hơn mục tiêu trước mắt này.

Thay lời kết, chuyên gia Sean Mirski cho rằng Mỹ cần  tạo ra một hệ thống cân bằng trên toàn khu vực Trung Đông. Hệ thống này cần  ngăn chặn được xung đột giáo phái và đồng thời kiềm chế sự bành trướng của cường quốc khu vực Iran.

Vì sao Mỹ sẽ điều chỉnh chiến lược Trung Đông?

(Kiến Thức) - Dần dần “độc lập năng lượng”, Washington có thể xem xét lại các mục tiêu và vai trò chiến lược của Mỹ ở Trung Đông.

Tổng thống Obama và các vị tổng thống Mỹ tiếp theo chắc sẽ giảm dần sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông.
Tổng thống Obama và các vị tổng thống Mỹ tiếp theo chắc sẽ giảm dần sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông.
Cách đây 40 năm, ngày 17/10/1973 , OPEC công bố một lệnh cấm vận dầu chống lại Mỹ và các quốc gia khác hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur. Chính việc sử dụng dầu như một vũ khí ngoại giao đã thúc đẩy Mỹ tìm cách dần dần bớt phụ thuộc vào dầu lửa Trung Đông và các vấn đề ngày càng rắc rối của khu vực này.

Bốn lý do không kích Yemen của Ả Rập Saudi

(Kiến Thức) - Chiến dịch ném bom Yemen của Liên minh Ả Rập đã kéo dài hai tuần. Vậy điều gì ẩn khuất đằng sau chiến dịch không kích dữ dội này?

Theo chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về Trung Đông Wu Yihong, quyết định không kích Yemen không phải là một quyết định bốc đồng của các nhà lãnh đạo Liên minh Ả Rập. Nó phản ánh một sự cân nhắc kĩ lưỡng về chiến lược.
Bon ly do khong kich Yemen cua A Rap Saudi
 Máy bay Ả Rập Saudi không kích Yemen.

Trung Quốc thọc sâu vào “trái tim hàng hải” Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Kế hoạch đắp đảo, xây dựng công trình dân sự  ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông giúp Trung Quốc thọc sâu vào “trái tim hàng hải” Đông Nam Á.

Thay đổi lớn nhất hiện trạng Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/4 bao biện rằng việc “khai hoang” (thực chất là khơi luồng, đắp đảo nhân tạo), xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu khoa học, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường và dịch vụ nghề cá. Bộ này cũng cho biết các công trình đang được xây dựng sẽ phục vụ cho hoa tiêu hàng hải, cứu hộ và làm nơi trú ẩn cho tàu thuyền.