Bốn lý do không kích Yemen của Ả Rập Saudi

(Kiến Thức) - Chiến dịch ném bom Yemen của Liên minh Ả Rập đã kéo dài hai tuần. Vậy điều gì ẩn khuất đằng sau chiến dịch không kích dữ dội này?

Theo chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về Trung Đông Wu Yihong, quyết định không kích Yemen không phải là một quyết định bốc đồng của các nhà lãnh đạo Liên minh Ả Rập. Nó phản ánh một sự cân nhắc kĩ lưỡng về chiến lược.
Bon ly do khong kich Yemen cua A Rap Saudi
 Máy bay Ả Rập Saudi không kích Yemen.

Thứ nhất, hiệu ứng lan tỏa từ những hoạt động khủng bố ở Yemen đã khiến cho Ả Rập Saudi hứng chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó, các cuộc nổi dậy người Houthi ở Yemen cũng làm tình hình an ninh ở khu vực ngày một xấu đi.

Thứ hai, chiến tranh là điều rất tốt để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi tình trạng tranh giành quyền lực ngày càng gay gắt trong nội bộ Hoàng gia của Ả Rập Saudi. Thêm vào đó, đây cũng là cơ hội để tân Quốc vương của Ả Rập Saudi thể hiện và củng cố quyền lực.

Thứ ba, chiến sự ở Yemen cũng có thể góp phần làm tăng giá dầu và có thể củng cố chắc chắc thị phần của Ả Rập Saudi. Nguồn thu từ dầu mỏ chiếm khoảng 35-40% GDP của Ả Rập Saudi và tác động lớn đến tương lai của vương quốc.

Cuối cùng, mục đích của chiến dịch không kích Yemen cũng có thể cản trở quá trình đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran, ngăn chặn hòa giải giữa Tehran và  phương Tây.

Kể từ khi chính quyền Obama bắt đầu đàm phán với Tehran, các đồng minh Vùng Vịnh của Mỹ lo ngại rằng Washington có thể sẽ rút lại cam kết về an ninh khu vực. Trong trường hợp đó, Ả Rập Saudi sẽ bị lâm vào "tình thế nguy hiểm” vì nước này bị bao vây quanh bởi các thế lực Shi'ite thân Iran ở Iraq,  Syria và Lebanon.

Bên cạnh đó, đề xuất của Ả Rập Saudi, Ai Cập và một số nước khác về việc thành lập một lực lượng quân sự chung cũng minh chứng cho ý định của Liên đoàn Ả Rập về việc gánh vác trọng trách lớn hơn đối với an ninh của khu vực.

Ả Rập Saudi ném bom ác liệt, Yemen đổ nát

(Kiến Thức) - Những cuộc không kích dữ dội nhằm vào phiến quân Houthi tại Yemen của Ả Rập Saudi đã biến nhiều vùng đất ở nước này thành đống đổ nát.

A Rap Saudi nem bom ac liet, Yemen do nat
 Một người đàn ông đứng cạnh chiếc xe bị cháy rụi bởi cuộc không kích đêm 20/3.

Ả Rập Saudi không kích Yemen, chiến tranh sắp lan rộng?

(Kiến Thức) - Việc Ả Rập Saudi can thiệp quân sự vào Yemen có thể châm ngòi cuộc chiến dữ dội giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shi’ite khắp khu vực Trung Đông.

Cùng với các đồng minh vùng Vịnh, Ả Rập Saudi đã phát động các cuộc không kích vào Yemen hôm 26/3 để đối phó với các lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn.
Đất nước Yemen hiện đang sa vào nội chiến và trở thành nơi cạnh tranh quyết liệt giữa Ả Rập Saudi (Sunni) và Iran (Shi'ite), nước đang ủng hộ các lực lượng nổi dậy  Houthi.
Cuộc khủng hoảng hiện nay có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh ủy thác giữa Iran (ủng hộ các lực lượng Houthi) và Ả Rập Saudi cùng các chế độ quân chủ khác trong khu vực người Hồi giáo Sunni (ủng hộ Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi).
Saudi Arabia bat dau can thiep quan su vao Yemen
 Máy bay của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tiến hành không kích lãnh thổ Yemen.
Tại một cuộc họp báo, Đại sứ Ả Rập Saudi ở Washington, ông Adel al-Jubeir,  tuyên bố: "Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ chính phủ hợp pháp của Yemen”.

Công dân nước ngoài và đoàn ngoại giao hối hả rời Yemen

(Kiến Thức) - Tình hình mất ổn định ở Yemen khiến nhiều quốc gia buộc phải tạm thời đóng cửa Đại sứ quán và sơ tán công dân để đảm bảo an toàn.

Theo trang tin Reuters, Lực lượng Hải quân Ả Rập Saudi đã sơ tán hàng chục nhà ngoại giao khỏi Yemen vào thứ 7 (28/3), đồng thời Liên Hiệp Quốc cũng đã rút nhân viên quốc tế của tổ chức sau đêm thứ ba Ả Rập dẫn đầu liên minh không kích phiến quân Houthi. 86 nhân viên ngoại giao nước ngoài và người dân mang quốc tịch Ả Rập đã đi tàu từ Vịnh Aden đến cảng Jeddah ở Biển Đỏ, một sĩ quan quân đội Ả Rập cho biết.
Còn ở thủ đô Sanaa, nơi đang nằm dưới sự cai quản của phiến quân Houthi từ tháng 9/2014, Liên Hiệp Quốc cho biết hầu hết nhân viên của họ đã được sơ tán. Các nhân viên sân bay cho hay, 250 nhân viên nước ngoài làm việc cho các công ty dầu mỏ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ cũng đã tìm cách bay tới Ethiopia và Cộng hòa Djibouti.