Hơn 23 ha rừng 'bốc hơi' sau khi giao cho Công ty Song Hải Long làm dự án trồng rừng

(Vietnamdaily) - Cơ quan thanh tra đã chỉ ra nhiều tồn tại, sai phạm tại một dự án trồng rừng, trồng cây cao su và quản lý bảo vệ rừng tại xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng.

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vừa có kết luận thanh tra toàn diện tại dự án Trồng rừng, trồng cây cao su và quản lý bảo vệ rừng tại Tiểu khu 575, xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai, do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Song Hải Long ( gọi tắt Công ty Song Hải Long) làm chủ đầu tư.

Cụ thể, qua thanh tra, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cho biết Công ty Song Hải Long được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đã lập thủ tục để được thuê đất, thuê rừng; xin phép chuyển mục đích sử dụng 1,4 ha đất chuyên dùng; xin phép khai thác tận dụng lâm sản với diện tích 129,86 ha; trồng được 110 ha cao su (hiện nay còn 50 ha); 6,61 ha cây lim xanh…

Tuy nhiên, đến nay, dự án chậm tiến độ đầu tư theo tiến độ cam kết; còn một số hạng mục chưa hoàn thành như trồng rừng, hệ thống nước, hệ thống xử lý môi trường vườn ươm; dự án chưa chưa đưa vào khai thác nên chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Công ty Song Hải Long chưa làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư khi thay đổi tên người đại diện theo pháp luật.

Công ty Song Hải Long trồng các loại cây gồm lim xanh, sưa đỏ là không đúng các loại cây trồng theo Giấy chứng nhận đầu tư được cấp.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế, để rừng bị lấn chiếm diện tích lớn, làm mất trữ lượng rừng. Đáng chú ý, theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, đối chiếu kết quả viễn thám, xác định diện tích thực tế rừng bị mất tại dự án này hơn 23 ha.

Hon 23 ha rung 'boc hoi' sau khi giao cho Cong ty Song Hai Long lam du an trong rung
 Ảnh minh họa.

Theo cơ quan thanh tra, nguyên nhân chủ quan dẫn đến những sai phạm này là do công ty chưa chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư dự án, chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong quản lý bảo vệ rừng, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên đất được thuê, chưa kịp thời lập thủ tục về thuê rừng theo quy định…

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Đạ Huoai, Hạ Kiểm lâm huyện Đạ Huoai chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, dẫn đến các tồn tại, vi phạm như đã nêu.

Từ đó, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty Song Hải Long khắc phục các tồn tại, vi phạm như:  hoàn thành việc trồng rừng, xây dựng hệ thống nước, hệ thống xử lý môi trường, xử lý đối với loại cây không đúng chủng loại được phép trồng.

Công ty phải xây dựng phương án và tiến hành giải tỏa trồng lại 38,43 ha đất rừng. Trong đó có 15,42 ha đất rừng mất trước thời điểm bàn giao đất cho công ty và 23,01 ha đất rừng bị lấn chiếm và khai thác trái phép trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Công ty Song Hải Long phải thực hiện nộp tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng do để mất rừng trước ngày 31/12/2022

Khẩn trương thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đủ mạnh để tổ chức quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp được thuê…

Liên hệ Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn thủ tục điều chỉnh người đại diện theo pháp luật tại Giấy chứng nhận đầu tư được cấp; lập thủ tục để được tiếp tục đầu tư dự án theo quy định; khẩn trương thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đủ mạnh để tổ chức quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp được thuê…

Thanh tra tỉnh cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp số liệu để Sở Tài chính xác định số tiền mà Công ty Song Long Hải phải bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng trên diện tích 23 ha rừng bị mất.

 Phối hợp với Sở Tài chính xác định giá trị tài nguyên rừng đối với diện tích 9,79 ha trước đây Công ty Song Hải Long đã nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng nhưng ngừng khai thác để cấn trừ vào số tiền bồi thường tài nguyên rừng do để rừng bị mất trong thời gian Công ty được cho thuê thực hiện dự án.

Đằng sau 'chiêu' hiến hơn 150 ha đất làm đường ở Lâm Đồng

Vài năm trở đây, thị trường bất động sản tỉnh Lâm Đồng bỗng “nóng rực” khi nhiều cá nhân, doanh nghiệp đổ về đầu tư gom mua những đồi chè, cà phê bạt ngàn để phân lô, bán đất nền.
 
 

Trong đó, huyện Bảo Lâm nổi bật là “điểm nóng” về tình trạng phân lô tách thửa dưới hình thức hiến đất làm đường và quảng cáo dự án bất động sản bát nháo. Thực tế cho thấy, nhiều đồi chè, cà phê đã bị san ủi, cày xới nham nhở. Thay vào đó là những con đường nhựa và lưới điện dọc ngang. Sau đó là hàng trăm dự án phân lô, bán nền mọc lên kéo theo lực lượng môi giới bất động sản hoạt động rầm rộ.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 21/1/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số 80/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực hiến đất hình thành đường giao thông để tách thửa trên địa bàn TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Dang sau 'chieu' hien hon 150 ha dat lam duong o Lam Dong
 

Lâm Đồng: Để mất rừng, nhiều Chủ tịch xã bị đề nghị xử lý

(Vietnamdaily) - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng Võ Danh Tuyên đã ký văn bản gửi UBND huyện Lạc Dương về việc đề nghị xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND các xã để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021.

Theo đó, ngày 16/12/2021, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng có báo cáo về tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trong năm 2021 và đề xuất xử lý trách nhiệm Chủ tịch UBND kiêm trưởng ban lâm nghiệp cấp xã và các hạt trưởng hạt kiểm lâm cấp huyện; trong đó, Sở NN&PTNT đã đề xuất xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND của 3 xã gồm: Xã Phi Liêng, huyện Đam Rông; xã Đạ Long, huyện Đam Rông và xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương… do để xảy ra các vụ phá rừng nghiêm trọng trên địa bàn trong công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021.

Lam Dong: De mat rung, nhieu Chu tich xa bi de nghi xu ly
 Rừng tự nhiên trên địa bàn Lâm Đồng bị khai thác trái phép. Ảnh: Báo Lâm Đồng.

Ngày 30/4/2023 Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(Vietnamdaily) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu đã họp thông qua kế hoạch về xây dựng dự án thành phần 3 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn I) và ấn định ngày khởi công là 30/4/2023

Ngày 5/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã họp thông qua kế hoạch về dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1.
Ngay 30/4/2023 Ba Ria-Vung Tau se khoi cong cao toc Bien Hoa - Vung Tau
Ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu tại buổi họp 

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Viết Thanh và các Uỷ viên Ban Thường vụ đã ấn định ngày 30/4/2023 sẽ khởi công dự án thành phần 3 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn I). Thời gian hoàn thành đưa vào khai thác là ngày 30/6/2025 (27 tháng). Đến ngày 31-12-2025 dự án sẽ hoàn thành quyết toán về khối lượng, hết quý 1-2026 hoàn thành quyết toán công trình này.

Giai đoạn 1 của dự án có chiều dài 19,5km, trong đó đoạn đi qua địa bàn TX.Phú Mỹ dài 15,5km, TP.Bà Rịa dài 4km, với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe dừng khẩn cấp.

Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án khoảng 5.190 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 1.333 tỉ đồng. Dự án này có nguồn vốn ngân sách T.Ư 4.520 tỉ đồng, ngân sách địa phương 670 tỉ đồng.

Sẽ có hơn 153 ha đất của 1.204 hộ dân của 4 xã, phường thuộc TX.Phú Mỹ (P.Mỹ Xuân, P.Hắc Dịch, xã Tóc Tiên, xã Châu Pha) và 2 xã Tân Hưng, Hòa Long (TP.Bà Rịa) bị thu hồi đất để làm dự án.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ thành lập 2 ban chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để thực hiện dự án do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban.

Ông Phạm Viết Thanh đề nghị đề nghị các sở, ngành, địa phương tuyên truyền cho nhân dân về tầm quan trọng của dự án để dự án sớm được triển khai, tháo gỡ được nút thắt về giao thông kết nối vùng và phát triển về kinh tế - xã hội cho tỉnh. Đồng thời nhất mạnh trước Tết Nguyên đán 2023 phải chi trả xong tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân có đất bị thu hồi làm dự án.