![]() |
Hến bánh đa ở Đức Thọ thực sự là một món đặc sản dân dã của Hà Tĩnh. Hến ở đây có vị ngọt, khi xào với giá và xúc cùng bánh đa vừng thì tất cả hòa quyện thành hương vị khó quên, thơm ngọt và bùi. Nếu một lần đến Đức Thọ thì hãy thưởng thức thứ quà quê dân dã này nhé. Giá của nó chỉ vào khoảng 50.000 đồng/đĩa. Ảnh: Vntrip. |
![]() |
Gỏi cá đục: Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có. Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Ảnh: Nghệ Tĩnh. |
![]() |
Mực nhảy Vũng Áng: Vùng biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là khu kinh tế cảng biển sầm uất, sôi động, non nước hữu tình nổi tiếng với món hải sản có tên là mực nhảy. Mực ở đây khá to con, được chế biến ngay sau khi đánh bắt, vẫn giữ nguyên được độ tươi. Ảnh: Du lịch Hà Tĩnh. |
![]() |
Mực nhảy có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác như luộc, xào, hấp hay gỏi. Mực nhảy có vị tươi, ngon, thơm rất đặc trưng, khác hoàn toàn so với các loại mực ở vùng biển khác trên cả nước. Ảnh: Motthegioi. |
![]() |
Ram bánh mướt: Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán, là món ăn nổi tiếng, góp phần làm nên hương vị ẩm thực Việt Nam. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt – món ăn ưa dùng của xứ Nghệ. Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa hai loại khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Ảnh: Internet. |
![]() |
Cuốn ram với bánh mướt chấm với nước mắm tỏi ớt rồi ăn ta sẽ thấy hương vị không thể chê vào đâu được. Nếu bánh cuốn ram ăn vào buổi sáng sớm thì ram rau sống lại ăn bất cứ khi nào. Ảnh: Vinavivu. |
![]() |
Kẹo cu đơ là đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh có hình tròn như chiếc gương. Nhìn bề ngoài thô ráp và sần sùi nhưng cu đơ lại rất thơm, có vị đậm đà của mật mía, thơm cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Ảnh: Foody. |
![]() |
Nếu có dịp ghé Hà Tĩnh, bạn hãy nhớ mua món đặc sản này về làm quà. Vị ngọt của cu đơ như sự hiền hòa nhân hậu chịu thương chịu khó của người dân nơi đây. Ảnh: Internet. |
![]() |
Bánh đa vừng: Ở Hà Tĩnh có một món ăn dân dã, rẻ tiền mà thật ngon, đó là bánh đa. Vùng nào, chợ nào, quán nào cũng có nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh đa Chợ Tỉnh, Chợ Cầy, Chợ Hội…Ảnh: Đặc sản Vina. |
![]() |
Bánh đa ở những vùng này dầy, to, giòn và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen, ăn vừa béo, thơm, vừa giòn, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán. Ảnh: Internet. |
![]() |
Cam bù Hương Sơn là một trong những đặc sản Hà Tĩnh lừng danh, được trồng chủ yếu ở 12 xã trong huyện, gồm: Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Phúc, Sơn Phú, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Hàm, Sơn Quang, Sơn Diệm, Sơn Lâm, Sơn Kim. Ảnh: Nhadautu.vn. |
![]() |
Cam bù khi chín vỏ đỏ, xốp dễ bóc vỏ, múi cam mọng nước, ít hạt, ăn có vị ngọt, hương thơm quyến rũ, giá trị dinh dưỡng cao. Đây là cây bản địa được chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm. Cam bù Hương Sơn là đặc sản Hà Tĩnh mà du khách thường mang về làm quà cho người thân khi đến đây. Ảnh: Dân Việt. |
![]() |
Bưởi Phúc Trạch là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, được bạn bè gần xa biết đến. Bưởi có dạng hình cầu tròn, nhỏ chứ không to, khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Ảnh: Baohatinh. |
Video "Top 7 món ngon nhất chế biến từ cá lóc". Nguồn: Toplist.
![]() |
Ở tuổi 46, Hoa hậu Thu Hoài có cuộc sống viên mãn bên người chồng trẻ. Người đẹp sở hữu những căn biệt thự hoành tráng tại những khu đất đắc địa, trong đó phải kể đến “tòa lâu đài” ở Đà Lạt. |
Các vụ án lớn có thể kể đến như vụ "chuyến bay giải cứu", vụ nâng giá kit test của Công ty Việt Á hay vụ án xảy ra tại Công ty AIC. Trong các vụ án nêu trên, nhiều cán bộ giữ trọng trách lớn trong các bộ, ngành, địa phương bị cáo buộc nhận hối lộ.
Hàng trăm nghìn USD hối lộ vụ "chuyến bay giải cứu"
Với vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao và các đơn vị, địa phương liên quan khi thực hiện "chuyến bay giải cứu", sau hơn một năm, cơ quan điều tra đã khởi tố 41 bị can.
Các bị can bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ có thể kể đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; ông Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Hàng loạt đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola cũng bị khởi tố về tội danh này.
Các ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực; Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Trần Văn Dự, nguyên Cục phó Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cũng bị cáo buộc nhận hối lộ.
Được biết, các chuyến bay giải cứu được thực hiện từ tháng 12/2020 với tổ công tác gồm 5 bộ gồm: Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng.
Theo Bộ Công an, sai phạm phát sinh trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, trong đợt dịch Covid-19, có khoảng 2.000 chuyến bay được thực hiện, số tiền nghi đưa nhận hối lộ lên đến hàng trăm nghìn USD. Hiện nay, cơ quan điều tra đã phong tỏa, kê biên, bị can nộp khắc phục hậu quả trong vụ án là 80 tỷ đồng.
800 tỷ bôi trơn
Sau hơn một năm điều tra, vụ án nâng giá kit test Covid-19 xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á (công ty Việt Á), Cơ quan cảnh sát điều tra (C03-Bộ Công an) đến nay đã khởi tố hơn 100 bị can có liên quan với các cáo buộc vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ.
Với cáo buộc nhận hối lộ, hàng loạt giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, TP bị khởi tố, bắt tạm giam.
Đầu tiên là ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương bị khởi tố bắt tạm giam với cáo buộc nhận "hoa hồng" từ Việt Á gần 30 tỷ đồng (thông qua 5 hợp đồng trị giá 151 tỷ đồng). Sau ông Tuyến, ông Nguyễn Trần Tuấn, Giám đốc CDC Hà Giang, cùng hai thuộc cấp bị bắt với cáo buộc nhận hơn một tỷ đồng của Việt Á.
Bà Trương Thị Bảo Trân (nhân viên phòng Vật tư Bệnh viện Thủ Đức), ông Lò Văn Chiến, nguyên Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cũng bị bắt tạm giam để điều tra về tội nhận hối lộ.
Trong hơn 100 người bị khởi tố liên quan đến Công ty Việt Á, có 3 nguyên Ủy viên T.Ư Đảng gồm: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh và cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng.
Cựu bí thư, chủ tịch tỉnh nhận hối lộ chục tỷ đồng
Sáng 4/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và các bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC) và những đơn vị liên quan.
Hội đồng xét xử tuyên mức hình phạt tù đối với ông Trần Đình Thành 11 năm tù và ông Đinh Quốc Thái 9 năm tù cùng về tội nhận hối lộ.
Tại tòa, ông Thành khai nhận hối lộ 6 lần, trong đó 2 lần nhận tại trụ sở Tỉnh ủy Đồng Nai và 4 lần tại Công ty AIC. Tổng số tiền nhận là 14,5 tỷ đồng. Còn bị cáo Thái khai nhận 14 lần từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC và dàn cán bộ nhân viên của Công ty AIC, tổng số tiền nhận 14,5 tỷ đồng.
Theo tài liệu, dù biết rõ Công ty AIC không đủ năng lực, nhưng để công ty trúng thầu tại dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn đã thiết lập quan hệ với dàn lãnh đạo tỉnh. Sau đó, bà Nhàn câu kết, thông đồng với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế… tham gia đấu thầu và trúng 16 gói thầu, thu lợi bất chính gần 150 tỷ đồng.
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Việt Á, bị can Phan Quốc Việt khai kiếm lãi 4.000 tỷ, bôi trơn khoảng 800 tỷ. Các bị can tại Công ty Việt Á còn dùng nhiều phương thức để chuyển tiền cho các lãnh đạo CDC một số tỉnh thành, có cả chuyển qua tài khoản chính chủ và tài khoản nhờ của người nhà (như vợ, mẹ vợ, em vợ của người nhận) và cả đưa trực tiếp bằng tiền mặt. Tại cuộc họp báo đầu năm 2023, ông Xô cho biết, liên quan đến vụ án Việt Á, cơ quan điều tra cố gắng kết thúc điều tra trong quý 1/2023. Tuy nhiên, ông Tô Ân Xô cũng cho biết "án tại hồ sơ nên về cơ bản mục tiêu đề ra như thế, nhưng không loại trừ khả năng có thêm tình tiết mới". |
Lợi nhuận âm, lương 240 triệu đồng/tháng
Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 với lợi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 11.800 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần cùng kỳ.
Về lợi nhuận, do giá vốn bán hàng vượt doanh thu lên mức hơn 15.600 tỷ đồng, sau khi cộng/trừ một số khoản chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của VJC âm 2.358 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 93 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu của VJC đạt hơn 39.200 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế âm 2.171 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 dương 121 tỷ đồng.
Đặc biệt, báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022 của VJC cũng cho biết tổng chi lương, mức thù lao cho các thành viên HĐQT doanh nghiệp này trong kỳ hơn 2,68 tỷ đồng; ban tổng giám đốc và kế toán trưởng nhận về mức lương, thù lao là gần 4,64 tỷ đồng. Có thể ước tính, mỗi thành viên HĐQT VJC nhận lương và thù lao trung bình 111,8 triệu đồng/tháng/người; ban tổng giám đốc và kế toán trưởng nhận trung bình 128,8 triệu đồng/tháng/người.
Đảm nhiệm hai vị trí Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc, ước tính bà Nguyễn Thị Phương Thảo có thể nhận được lương và thù lao trung bình khoảng 240,6 triệu đồng/tháng trong quý IV/2022.
Trước đó, quý III/2022, VJC trả thù lao, lương cho các thành viên HĐQT là 1,5 tỷ đồng, cho ban giám đốc và kế toán 3,5 tỷ đồng, ước tính bà Thảo được trả thù lao 221 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, theo VJC, chi phí trả lương cho nhân viên trong quý IV/2022 đạt hơn 73,8 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với con số cùng kỳ.
Trong năm 2022, VJC đã thực hiện vận chuyển 20.5 triệu lượt khách trên 116 ngàn chuyến bay, vận tải hành khách nội địa tăng trưởng 20% so với 2019 và là nhân tố chủ chốt dẫn dắt sự phục hồi. Vận tải hành khách quốc tế tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực và dự kiến sẽ hồi phục hoàn toàn trong năm 2023.
Năm 2022, cổ phiếu VJC lao dốc mạnh từ mức đỉnh 150.000 đồng/cp hồi tháng 2 xuống mức thấp nhất 96.000 đồng/cp hồi tháng 11. Hiện thị giá cổ phiếu VJC hồi phục trở lại quanh mức 110.000 đồng/cp.
Lãnh đạo Vietnam Airlines lương gần 80 triệu đồng/tháng
Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 và lũy kế cả năm 2022.
Theo đó, riêng quý IV/2022, Vietnam Airlines đạt doanh thu 19.500 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong kỳ, chi phí tài chính của HVN tăng lên 1.000 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần con số cùng kỳ chủ yếu do chênh lệch tỷ giá hơn 540 tỷ đồng và lãi vay 370 tỷ đồng; cộng thêm chi phí bán hàng cũng tăng lên hơn 1.000 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ. Do đó, HVN chịu lỗ ròng gần 2.700 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh cả năm 2022, doanh thu thuần của HVN đạt 70.500 tỷ đồng, cao gấp 2,5 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do gánh nặng chi phí khiến HVN lỗ ròng 10.400 tỷ đồng.
Theo Vietnam Airlines, mức thù lao và lương chi trả cho bộ máy quản lý trong năm 2022 là 9,6 tỷ đồng, tăng 20% so với cả năm 2021. Bình quân tiền lương cho mỗi thành viên trong ban, gồm HĐQT, ban kiểm soát, ban điều hành là 67,24 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bình quân thù lao mỗi thành viên HĐQT và ban kiểm soát cả năm 2022 là 10,14 triệu đồng/tháng. Như vậy, lãnh đạo HVN nhận mức thu nhập bình quân hơn gần 80 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Ngọc Hà được trả lương và thù lao trong năm 2022 là 875 triệu đồng; hai thành viên HĐQT, ông Tà Mạnh Hùng và ông Lê Trường Giang, cùng được lương và thu lao là 737 triệu đồng. Tổng giám đốc Lê Hồng Hà nhận mức lương và thù lao cao nhất HVN trong năm 2022, trên 1 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVN trong năm 2022 giảm từ 27.500 đồng/cp hồi tháng 2 xuống mức thấp nhất là hơn 9.000 đồng/cp hồi tháng 11, đang phục hồi quanh mức 15.000 đồng/cp.