La liệt công trình xây lấn chiếm đất hành lang sông Nhuệ: Xử lý ra sao?
Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, với việc các công trình xây lấn chiếm đất hành lang sông Nhuệ đã vi phạm pháp luật. Cá nhân và tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong bài phản ánh trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã đề cập đến thông tin phản ánh la liệt công trình xây lấn chiếm đất hành lang sông Nhuệ. Cụ thể, dọc ngõ 68 đường Phú Diễn và Phan Bá Vành thuộc phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội xuất hiện tình trạng hàng loạt công trình đổ bê tông kiên cố, lấn chiếm đất xây dựng xâm phạm nghiêm trọng hành lang sông Nhuệ.
Cùng với đó là khu vực gần Trường mầm non Phú Diễn A còn nghi vấn sử dụng sai mục đích đất nông nghiệp thành các bãi tập kết vật liệu xây dựng.
Nhằm đa chiều, khách quan các thông tin ngày 25/8/2022, PV đã liên hệ và phản ánh qua điện thoại với ông Trương Quốc Cương - Phó Chủ tịch UBND phường Phú Diễn. Vị này sau đó hướng dẫn phóng viên đặt lịch với phường để Chủ tịch phường phân công trả lời.
Mời độc giả xem video: La liệt công trình xây lấn chiếm đất hành lang sông Nhuệ và các bãi tập kết vật liệu xây dựng nghi sử dụng sai mục đích đất ở phường Phú Diễn.
Vi phạm pháp luật ra sao?
Dưới góc độ pháp lý của sự việc, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo Điều 265 Bộ luật dân sự, người có quyền sử dụng đất chỉ được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Đối với trường hợp đất lấn chiếm thuộc hành lang an toàn công trình công cộng thì cần căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chỉ trường hợp đất lấn chiếm mà hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xác định là không thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng thì mới được xem xét cấp sổ đỏ.
Nếu hiện tại đất lấn chiếm vẫn thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng từ trước đã được phê duyệt thì phần đất lấn chiếm này sẽ bị nhà nước thu hồi.
Một số biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn/chiếm.
Một số hộ ở ngõ 68 đường Phú Diễn đã cho tiến hành đổ đất, đá, san lấp mặt bằng… rồi xây công trình lấn sát ra phía lòng sông Nhuệ.
Như vậy, với việc hàng loạt công trình tạm bợ cấp 4, hoặc xây kiên cố 2 tầng lấn chiếm hành lang sông Nhuệ là đã vi phạm pháp luật, có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Đối với các trường hợp cá nhân vi phạm có thể chịu mức phạt tiền lên đến 500 triệu đồng và đối với tổ chức là phạt lên đến 1 tỷ đồng, tùy vào diện tích đất lấn chiếm. Ngoài ra các hộ dân có hành vi vi phạm sẽ phải buộc thực hiện các biện pháp khắc phục theo khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lấn, chiếm đất nếu đáp ứng hết tất cả các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.
Tiếp theo là đối với các bãi tập kết vật liệu xây dựng có dấu hiệu sử dụng sai mục đích đất, trái phép… có thể bị xử phạt hành chính quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Các bãi tập kết vật liệu xây dựng nghi sử dụng sai mục đích đất?
Hỏi trách nhiệm phường Phú Diễn?
Theo luật sư Hoàng Tùng, mặc dù UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình; chỉ đạo về việc quản lý, xử lý vi phạm hành lang thủy lợi sông Nhuệ.
Tuy nhiên, việc hàng loạt công trình xây dựng đổ bê tông kiên cố được xây dựng ngay trên hành lang sông Nhuệ cho thấy, tình trạng lấn chiếm hành lang sông đã kéo dài rất nhiều năm, nhưng đến nay chính quyền địa phương và lực lượng chức năng sở tại vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn và xử lý triệt để. Việc này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sông Nhuệ và mỹ quan đô thị.
Không hiểu vì sao việc phát hiện ra sai phạm “xâm chiếm”, cán bộ, chính quyền phường không giải quyết triệt để từ khi vi phạm mới manh nha, mà để các công trình xây dựng ngày càng nhiều và kiên cố như vậy? Liệu rằng chính quyền UBND phường Phú Diễn; UBND quận Bắc Từ Liêm đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa, liệu có trường hợp làm ngơ cho các công trình sai phạm hay không?
Để ngăn chặn tình trạng vi phạm trên sông Nhuệ, luật sư Hoàng Tùng cho rằng, cơ quan chính quyền sở tại cần phối hợp chặt chẽ, cương quyết xử lý, giải tỏa những trường hợp vi phạm mới trên hành lang sông Nhuệ. Đối với những công trình xây dựng vi phạm đã tồn tại từ trước, cần có kế hoạch và lộ trình xử lý cụ thể.
Đặc biệt nhất là UBND phường Phú Diễn cần hoàn thành trách nhiệm của mình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn dứt điểm việc xử lý vi phạm. Cần có quy định xử phạt hành chính nghiêm ngặt hơn, thậm chí quy định về trách nhiệm hình sự nặng hơn để răn đe các trường hợp vi phạm.
Khu biệt thự nhà giàu ở Hà Nội khốn khổ vì mất nước sinh hoạt
Nhiều ngày qua, người dân tại khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) rơi vào cảnh mất nước khiến sinh hoạt của người dân xáo trộn.
Anh Võ Hồng Quảng (trú Khu đô thị Vân Canh) chia sẻ, tối 24/4 gia đình bị mất nước sinh hoạt. Kim đồng hồ nước sạch dừng hoạt động, bể chứa khoảng 3m khối của nhà anh cạn kiệt. Hàng trăm hộ dân khác sống ở khu đô thị cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Anh Võ Hồng Quảng kiểm tra hệ thống đường ống nước vào gia đình mình
“Gia đình tôi chỉ dùng nước vào việc nấu nướng, còn sinh hoạt tắm giặt phải sang nhờ nhà ông bà ngoại ở phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm). Không riêng gì nhà tôi, cư dân ở đây những ngày qua phải thuê nhà nghỉ, tắm nhờ ở cơ quan, nhà người thân quen”, anh Quảng nói.
Điều đáng nói, theo anh Quảng, khi người dân dò hỏi thì mới biết nguyên nhân mất nước là do vỡ hệ thống dẫn nước sông Đà. Tuy nhiên, phía đơn vị cung cấp nước là Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco không hề thông báo và không có bất kỳ hỗ trợ nào.
“Cho đến chiều 28/4, công ty vẫn không thông báo cho người dân chúng tôi biết thời điểm được cấp nước sinh hoạt trở lại. Do thiếu nước sinh hoạt, người dân rủ nhau mua xe nước sạch bên ngoài với giá 200 nghìn đồng/m3. Chúng tôi không liên lạc được qua đường dây nóng với phía công ty cung cấp nước”, anh Quảng ngao ngán.
Đến chiều ngày 28/4, nước vẫn chưa có tại khu đô thị Vân Canh
Cùng chung cảnh ngộ như gia đình anh Quảng, ông Lê Thanh Sơn (55 tuổi) cho biết, kể từ khi phát hiện mất nước, gia đình ông không nhận được thông báo, hỗ trợ từ phía công ty cung cấp nước sạch.
“Mất nước sinh hoạt khiến cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn. Nhà có 6 nhân khẩu trong đó có người già, trẻ nhỏ mà không ai dám tắm. Nước sạch đóng chai mua về nhà tôi dùng rất tiết kiệm, trung bình mỗi ngày 3-4 bình to và 2 bình nhỏ với chi phí 200 nghìn mỗi ngày”, ông Sơn chia sẻ.
Gia đình ông Lê Thanh Sơn phải mua nước đóng bình về sử dụng
Cách nhà ông Sơn không xa, gia đình anh Nguyễn Cường đang phải đi xin nước giếng khoan về tắm rửa, vệ sinh. “May mà nhà hàng xóm có 1 giếng khoan nhưng chất lượng nước thấp nên chỉ tắm rửa được thôi. Chúng tôi mong muốn sự cố này được khắc phục sớm để mọi người đỡ vất vả, tốn kém. Chúng tôi là khách hàng nhưng không được thông báo, không được tôn trọng”, anh Cường bày tỏ.
Các hộ dân nơi đây phải tự mua nước sạch bơm vào bể nhà mình.
Trao đổi với PV về vấn đề này, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco Cao Hải Tháp cho biết, việc mất nước những ngày qua tại Khu đô thị Vân Canh do đường ống sông Đà gặp sự cố. Trước thông tin người dân chưa có nước sạch dùng, vị này cho biết sẽ cho nhân viên kiểm tra, hỗ trợ.
Hoa sen nghìn cánh: Hàng hiếm một thời nay giá rẻ khó tin
Không còn sốt giá như những năm trước, hoa sen nghìn cánh mùa này giá quá rẻ. Bởi vậy, chị em Hà thành mê loại sen này đang ồ ạt chốt đơn.
Chị Mai Thuỳ Giang ở Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) khoe mùa này hoa sen nghìn cánh rẻ hơn rất nhiều, chị vừa ngồi vỗ xong 10 bông hoa sen để chúng nở đúng chuẩn trước khi cắm vào bình trưng trong phòng khách. Tuy hơi mất công, nhưng đổi lại, bình hoa vô cùng hút mắt.
Chỉ 120.000 đồng/kg, ít gân, không rời, lại được tặng thêm lá hương thảo… thăn lõi bò Úc đang làm mưa làm gió trên chợ mạng.
Trong khi thịt bò Việt Nam được bày bán tại các chợ truyền thống có giá từ 250-350.000 đồng/kg tùy loại, thịt bò Úc bán tại các siêu thị hoặc các cửa hàng nhập khẩu có giá từ 350-800.000 đồng/kg tùy loại thì trên chợ mạng những ngày gần đây không khó để bắt gặp những bài quảng cáo bán thịt bò Úc với giá chỉ 120.000 đồng.