Lạ đời thị trấn không wifi, không sóng điện thoại ở Mỹ

Green Bank được mệnh danh là “thị trấn yên tĩnh nhất nước Mỹ”, nơi không có wifi, không thể sử dụng điện thoại di động, đài phát thanh hay bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Có một khu vực ở phía Tây Virginia, nước Mỹ, nơi mà việc sử dụng điện thoại di động, internet không dây hay các thiết bị điện tử khác bị coi là phạm pháp, đó là thị trấn Green Bank.
Với diện tích khoảng 8,5km2 và dân số chưa đến 200 người, Green Bank được mệnh danh là thị trấn không wifi yên tĩnh nhất nước Mỹ. Sở dĩ các dịch vụ di động và wifi đều bị cấm tại thị trấn này bởi đây là vị trí đặt Đài thiên văn Green Bank, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới.
La doi thi tran khong wifi, khong song dien thoai o My
Thiết bị khoa học tại Green Bank. 
Công trình kính thiên văn cao 150m và nặng gần 7,7 nghìn tấn. Nó có thể “nghe” được những âm thanh phát ra từ vũ trụ ở khoảng cách 1,3 tỷ năm ánh sáng, thậm chí phát hiện được tín hiệu phát từ ra một bông tuyết rơi xuống đất hoặc một ngôi sao đang “chết” trong vũ trụ. Tuy nhiên, Đài thiên văn Green Bank lại cực kỳ nhạy cảm với âm thanh và các loại sóng điện từ.
Theo đó, Đạo luật Phân vùng Thiên văn Vô tuyến được ban hành vào năm 1956, quy định hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử và sóng vô tuyến để tránh gây nhiễu kính thiên văn. Thị trấn Green Bank cũng từ đó mà trở thành “Vùng đất câm lặng”, không một thiết bị hay một loại sóng điện từ nào được phép hoạt động.
La doi thi tran khong wifi, khong song dien thoai o My-Hinh-2
Cuộc sống yên bình ở thị trấn Green Bank. 
Ở trong một môi trường yên tĩnh vô tuyến làm cho cuộc sống tại thị trấn yên tĩnh Green Bank có nhiều khác biệt so với phần còn lại của nước Mỹ. Từ sóng di động, wifi, tai nghe không dây, đồ chơi điện tử điều khiển từ xa, thậm chí cả điều khiển TV hay lò vi sóng… cũng buộc phải trở nên vô dụng tại Green Bank.
Bạn sẽ không thấy bất kỳ vụ tai nạn xe hơi nào do người lái xe bị phân tâm bằng cách nhắn tin. Cũng không có gì lạ khi người dân Green Bank dùng các bốt điện thoại để gọi cho người thân và sử dụng bản đồ giấy thay vì GPS để điều hướng.
La doi thi tran khong wifi, khong song dien thoai o My-Hinh-3
Người dân ở đây không được sử dụng điện thoại di động, wifi hay bất cứ thiết bị điện tử nào. Ảnh: New York Times 
Đối với gần 200 cư dân trong thị trấn, sống ở đây không có nghĩa họ phải từ bỏ dùng điện thoại di động, TV hay bộ định tuyến wifi. Họ vẫn dùng máy tính bảng hay máy chơi game, nhưng không được sử dụng tính năng kết nối không dây. Để kết nối với thế giới bên ngoài, người dân dùng điện thoại cố định và internet có dây.
“Vùng đất im lặng” trở thành nơi phù hợp cho những ai muốn “cai nghiện” smartphone hay nhạy cảm với các thiết bị điện tử. Nhiều người lựa chọn chuyển đến sinh sống tại Green Bank đơn giản vì không muốn bị ai làm phiền.

Kỳ lạ dòng tộc có màu da xanh lam như người ngoài hành tinh

Ở vùng nông thôn hẻo lánh thuộc bang Kentucky, Mỹ, có những dòng tộc sở hữu màu da xanh như Xì Trum mà hai trong số đó là gia đình Fugate và Combse.

Người có màu da xanh dương, nghe như chỉ có trong các bộ phim viễn tưởng nhưng thực tế lại có thật ngoài đời và hoàn toàn không phải người ngoài hành tinh.
Trong gần 100 năm, dòng họ Fugates, được gọi là gia tộc có màu da xanh sống ở khu vực bang Kentucky, vẫn liên tục di truyền nước da màu xanh từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tiêm máu của bạn trai nhiễm HIV vào người để chứng tỏ tình yêu

Để chứng minh tình yêu của mình, thiếu nữ 15 tuổi ở Ấn Độ đã tiêm ống xi lanh chứa máu dương tính với HIV của bạn trai vào cơ thể mình.

Dư luận Ấn Độ chấn động trước thông tin thiếu nữ 15 tuổi ở bang Assam tự tiêm máu nhiễm HIV của bạn trai vào người. Cô gái cho biết hành động của mình là nhằm chứng minh tình yêu với bạn trai.
Dẫu biết khi yêu con người ta thường hay mù quáng nhưng việc làm điên rồ gây nguy hiểm cho bản thân của thiếu nữ giấu tên khiến dư luận Ấn Độ phẫn nộ.

Ám ảnh những thị trấn “ma” bị bỏ hoang hàng chục năm

Wittenoom ở Australia, nổi tiếng với biệt danh "thị trấn ma", là nơi nguy hiểm tới mức nó bị giới chức địa phương xóa tên khỏi bản đồ khu vực.

Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam

Thị trấn Centralia ở Mỹ từng là nơi sinh sống của hơn 1.000 người. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang suốt gần 60 năm qua vì đám cháy ở mỏ than vẫn âm ỉ dưới lòng đất.

Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-2
Theo Business Insider, 58 năm trước, thị trấn ma này vẫn đông đúc với hơn 1.000 người sinh sống. Tuy nhiên, vụ cháy tại một bãi rác vào năm 1962 đã lan xuống các mỏ than trong thị trấn Centralia, tạo ra "địa ngục khổng lồ" dưới lòng đất.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-3
Trong suốt 58 năm qua, ngọn lửa trong mỏ than vẫn âm ỉ và khiến Centralia bị bỏ hoang không khác gì thị trấn "ma" ở Mỹ. Tuy nhiên, một vài người vẫn quyết "bám trụ" tại thị trấn này. Theo các nhà chức trách, ngọn lửa trong mỏ than ở Centralia có thể cháy trong ít nhất 100 năm nữa.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-4
Theo Insider, Khang Ba Thập ở Ordos, Nội Mông, Trung Quốc, vốn được xây dựng là một thành phố hiện đại sân vận động lớn và không gian công cộng hoành tráng. Tuy nhiên, Khang Ba Thập không khác gì một "đô thị ma” bởi hầu hết các tòa nhà đều không có người. 
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-5
Thị trấn mỏ Wittenoom ở Australia, nổi tiếng với biệt danh "thị trấn ma", là nơi nguy hiểm tới mức nó bị giới chức địa phương xóa khỏi bản đồ khu vực.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-6
Theo Daily Mail, hàng nghìn người đã bỏ mạng tại đây, hầu hết họ là thợ mỏ. Sau khi điều tra, giới chức địa phương phát hiện nguyên nhân gây ra những cái chết bí ẩn là do tác hại chết người của amiăng. Theo một bộ phim tài liệu được chiếu vào tháng 12/2019, chỉ còn lại một cư dân trong thị trấn này.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-7
Thị trấn mỏ Ruby ở Mỹ chính thức bị bỏ hoang vào năm 1940. Phần còn lại của Ruby hiện nằm trên vùng đất tư nhân và vẫn là một trong những thị trấn phía tây được bảo vệ tốt nhất ở Mỹ.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-8
Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là một địa điểm du lịch nổi tiếng vào những năm 1970. Theo BBC, Varosha vẫn bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-9
Mặc dù đã bị bỏ hoang, Craco vẫn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Italy và được đưa vào danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới vào năm 2010. Theo Insider, Craco được làm bối cảnh cho nhiều bộ phim.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-10
Thị trấn Pripyat, Ukraine, bị bỏ hoang từ sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl kinh hoàng xảy ra năm 1986.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-11
Oradour-sur-Glane từng là một ngôi làng nhỏ tuyệt đẹp của Pháp. Tuy nhiên, nơi này đã bị Đức Quốc xã tàn phá vào năm 1944.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-12
Bodie ở California (Mỹ) trở thành thị trấn ma từ năm 1940.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-13
Thị trấn Silverton của Australia nổi lên vào đầu những năm 1880 sau khi phát hiện ra có mỏ bạc trong khu vực vào giữa những năm 1880. Thế nhưng, vào đầu những năm 1900, những người thợ mỏ đã chuyển đi nơi khác, thị trấn trở nên tan hoang và đổ nát. Ảnh: Insider, IT.