Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đặt mục tiêu chính là xét tốt nghiệp

Sáng 5/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố quy chế thi tốt nghiệp 2020 theo hướng, Bộ chỉ đạo, ra đề thi, còn UBND tỉnh, thành phố tổ chức. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đặt mục tiêu chính là xét tốt nghiệp.

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 tương tự như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 về quy định chung, chuẩn bị tổ chức thi, đối tượng, công tác đề thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp... Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) sẽ có hướng dẫn thực hiện kỳ thi.
Ky thi tot nghiep THPT 2020 dat muc tieu chinh la xet tot nghiep
 Nhiều điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2020 phù hợp với Luật giáo dục và dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Kỳ thi nhằm đánh giá kết quả học tập của người họac theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình giáo dục thường xuyên. Kỳ thi tổ chức thi 5 bài, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm các môn thi thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học); bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).
Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm. Bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận. Thời gian làm bài thi/môn thi Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là 50 phút.
Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được thi. Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với môn thi tự luận, thí sinh có thể rời phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi. Trường hợp cần thiết như thí sinh đau ốm phải cấp cứu sẽ được ra khỏi phòng, nhưng có sự giám sát của công an.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, quy chế thi tốt nghiệp THPT năm nay quy định rõ hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm của từng khâu, phù hợp với tình hình hiện nay và tăng cường tự chủ của các địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương mình. Thời gian tổ chức thi trong 2 ngày (9-10/8), thay vì 2,5 ngày như trước.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học không tham gia coi thi, chấm thi, mà chỉ tham gia các đoàn thanh tra để thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu của kỳ thi. Đoàn thanh tra của Bộ GD&DT và của sở GD&DT, Thanh tra tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra tất cả các khâu tổ chức kỳ thi theo chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước khi hoàn thành cấp THPT, học sinh được trải qua kỳ thi đánh giá chất lượng trên diện rộng, để kiểm tra mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra so với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; căn cứ vào kết quả đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của các nhà trường, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Với kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng để tuyển sinh. Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và công nhận tốt nghiệp THPT năm 2020 được xây dựng dựa trên nhiều căn cứ, phù hợp với Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 và thực tế dạy - học do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Các mốc thời gian thí sinh cần nhớ

Thí sinh cần nhớ các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để tránh sai sót.

Thi tot nghiep THPT 2020: Cac moc thoi gian thi sinh can nho
 Ảnh minh họa thí sinh.
Từ 15/6 đến 30/6: Các sở GD-ĐT, điểm thu nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi kì thi tốt nghiệp THPT, đăng ký xét tuyển đợt 1 của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Phượng lại bật gốc: Chặt hay “mặc áo giáp sắt” cho cây?

(Kiến Thức) - Sau loạt sự cố cây phượng bật gốc trong khuôn viên trường học, hàng loạt cây xanh ở các cơ sở giáo dục đã bị chặt hạ, cắt trụi khiến nhiều người tiếc nuối... Thay vì đồng loạt chặt hạ cây xanh, sao không “mặc áo giáp sắt” cho cây?

Sau sự việc một cây phượng bật gốc, gãy đổ trong khuôn viên trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TPHCM) khiến 1 học sinh tử vong, nhiều học sinh khác bị thương, hàng loạt sự cố cây xanh gãy đổ trong trường học đã xảy ra và mới đây nhất là vụ việc cây phượng cổng trường THCS Trần Hưng Đạo (TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) bất ngờ bật gốc đè trúng 3 em học sinh dẫn tới bị thương nhẹ.
Những sự cố trên khiến vấn đề an toàn cây xanh trong trường học đã được đặt ra. Bộ GD&ĐT cùng các địa phương đã yêu cầu nhà trường tiến hành kiểm tra, cắt tỉa, xử lý các cây nguy hiểm, có thể gãy đổ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.