Kỳ lạ nhà tù dùng ngỗng gác cổng thay chó nghiệp vụ

Nhà tù ở bang Santa Cantarina (Brazil) mới đây thay thế chó canh gác bằng một đàn ngỗng, loài động vật được xem là rất "nhạy cảm" với kẻ tẩu thoát, đột nhập.

Tại bang Santa Catarina phía nam Brazil, chương trình cải cách tội phạm tìm ra một cách sáng tạo để cắt giảm chi phí: Thay thế chó nghiệp vụ gác cổng bằng ngỗng canh gác. Lạch bạch quanh chu vi của nhà tù Sao Pedro de Alcantara, những "đặc vụ" ngỗng này cứng rắn hơn vẻ ngoài của chúng.
Giám đốc nhà tù Marcos Roberto de Souza cho biết: "Chúng tôi có hệ thống giám sát điện tử, giám sát trực tiếp... và cuối cùng là giám sát đàn ngỗng, thay thế cho chó".
Ngỗng có thính giác rất tốt và sẽ phát ra tiếng động lớn bất cứ khi nào chúng phát hiện ra tiếng động lạ, từ đó cảnh báo cho những sĩ quan canh gác, ông đánh giá.
Ky la nha tu dung ngong gac cong thay cho nghiep vu
Các "đặc vụ" ngỗng tại nhà tù bang Santa Catarina. Ảnh: Reuters. 
Đàn ngỗng canh gác nhà tù sẽ ăn nghỉ trong ao ngay quanh khuôn viên, chịu trách nhiệm tuần tra phần không gian xanh giữa hàng rào bên trong và bức tường chính bên ngoài của nhà tù. Các quản giáo tại đây cho biết tính cảnh giác của ngỗng khiến chúng trở thành loài động vật bảo vệ tuyệt vời, thậm chí còn hơn cả chó.
Piu-Piu, một chú ngỗng "tiểu đội trưởng", sẽ dẫn đầu đàn đi "tuần tra, giám sát", đôi khi song hành cùng các sĩ quan nhà tù. Khi các sĩ quan này gọi tên, Pi Piu sẽ đáp lại ngay lập tức bằng một tràng âm thanh đặc biệt. Chúng được đánh giá rất khôn ngoan, nghe lời và cũng khá hung dữ khi cần thiết.
Trên thực tế, các nhà tù ở Brazil đã sử dụng đàn ngỗng canh gác để ngăn tù nhân trốn thoát ít nhất 12 năm nay.
Năm 2011, nhà tù Sobral ở Sao Paolo gây xôn xao dư luận quốc tế khi giới thiệu về một đàn ngỗng kêu rít như một phương tiện cảnh báo những người canh gác về hoạt động đáng ngờ.
Tại Trung Quốc, ngỗng đã giúp lực lượng tuần tra biên giới ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp trong ít nhất 2 năm nay, vì chúng giỏi hơn nhiều so với chó trong việc phát hiện tiếng động và dẫn người chăm sóc chúng đến nơi phát ra tiếng động.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Cuộc sống trong siêu nhà tù “không thể trốn thoát” gây ám ảnh

Nhà tù liên minh mà Mỹ và Liên Xô từng thay nhau điều hành

Trong 40 năm, các quốc gia chiến thắng trong Thế chiến II đã cùng nhau điều hành Nhà tù Spandau ở Berlin, nơi giam giữ các tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã.

Ngay cả khi thế giới đứng trước bờ vực xung đột hạt nhân, mối quan hệ giữa các đồng minh thời xưa vẫn luôn nồng ấm và thân mật.
Nhà tù Spandau ở phía tây Berlin (Đức) từng là một nơi mà Mỹ và Liên Xô từng thay nhau điều hành. Nó là một tòa nhà bốn tầng hình chữ thập bằng gạch đỏ, được bao quanh bởi một bức tường đá cao sáu mét và hai hàng rào dây thép gai.

Hoàng tử William sở hữu nhà tù khét tiếng tuổi đời 200 năm

Nhà tù Dartmoor là một trong những bất động sản đã được chuyển cho Hoàng tử xứ Wales hiện tại là Hoàng tử William, như một phần của danh mục đầu tư bất động sản trị giá 330 triệu bảng mà anh đang phụ trách

Hoàng tử William, con trai cả của Vua Charles III, đã được tiếp quản danh mục tài sản trị giá 330 triệu bảng Anh của cha mình, được gọi là Duchy of Cornwall, sau cái chết của bà ngoại, Nữ hoàng Elizabeth II.

Sau khi trở thành Thân vương xứ Wales và là Công tước thứ 25 của Cornwall, Hoàng tử William nghiễm nhiên được thừa kế Công quốc Cornwall, nơi đã mang lại nguồn thu nhập chính cho cha anh trong hơn nửa thế kỷ qua. Nguồn thu này nhờ vào việc Công quốc Cornwall sở hữu bất động sản rộng hơn 52.000 ha, khiến vua Charles trở thành một trong những chủ sở hữu đất lớn nhất nước Anh.

Kinh ngạc bộ tộc săn bắn cuối cùng ở Tanzania thích ăn thịt sống

Bộ tộc Hadza ở Tanzania hầu như không tiếp xúc với thế giới hiện đại bên ngoài. Người dân bộ lạc này thích săn bắn, hái lượm và vẫn duy trì thói quen ăn thịt sống mà không qua chế biến.

Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song

Người Hadza là bộ tộc săn bắn hái lượm hiện đại sống ở phía bắc Tanzania. Họ được coi là một trong những bộ tộc săn bắn hái lượm cuối cùng ở châu Phi với khoảng 1.300 thành viên bộ lạc. Ảnh: Shutterstock.

Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-2
Bộ tộc kỳ lạ này sống xung quanh hồ Eyasi ở trung tâm Thung lũng Rift, tiếp giáp với cao nguyên Serengeti. Ảnh: Sina.
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-3
Đây là một trong những bộ tộc cổ nhất của loài người, dù tiếp xúc với thế giới hiện đại nhiều năm nay, song họ hầu như không thay đổi, vẫn giữ gìn văn hóa, nếp sống cũ, phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, chỉ săn bắn và hái lượm để sống. Ảnh: Sina.
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-4
Chính vì vậy, đàn ông trong bộ tộc thường săn bắn cực giỏi, hiếm có loài động vật nào họ nhắm đến thoát khỏi bàn tay của họ. Ảnh: Sina. 
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-5

Đặc biệt, người Hadza không có tín ngưỡng, cũng không hề sùng bái thần linh. Họ không có tộc trưởng, tù trưởng, lãnh tụ, không sở hữu tài sản riêng, sống cuộc sống cực kỳ bình đẳng và quan hệ quần hôn. Ảnh: Nature.

Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-6
Bộ tộc Hadza sống lang thang trên những đồng cỏ thành từng nhóm khoảng 30 đến 40 người. Ảnh: Nature.
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-7
Dù những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, song họ không trồng trọt, chăn nuôi. Đôi lúc, họ cũng ăn thịt sống mà không qua chế biến. 
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-8
Hàng ngày, đàn ông đi săn, tìm mật ong và đàn bà đào củ, hái trái cây. Ăn hết thức ăn, đàn ông lại tổ chức đi săn. Ảnh: Matthieu-Paley/National Geographic.
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-9
Trẻ con trong bộ tộc dường như có bản năng săn bắn, hái lượm ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ảnh: Shutterstock.
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-10
Một người đàn ông bộ tộc Hadza ăn miếng mật ong vừa tự hái lượm được. Ảnh: Brian Wood. 
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-11
Người trong bộ tộc này không thực hiện trao đổi và cũng không tích trữ bất cứ loại thực phẩm gì. Ảnh: Matthieu-Paley/National Geographic. 
Kinh ngac bo toc san ban cuoi cung o Tanzania thich an thit song-Hinh-12

Họ không sử dụng nhà xây do chính phủ cấp mà chỉ ở lều cỏ. Bếp ga, bếp than họ không dùng mà luôn kiên trì dành cả buổi để lấy lửa từ đá. Ảnh: Shutterstock.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ lạc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ