Kính thiên văn James Webb tiết lộ "Thiên hà Maisie" lâu đời nhất

Một nghiên cứu mới của kính thiên văn James Webb (JWST) tiết lộ, thiên hà Maisie ra đời sau Vụ nổ lớn (Big Bang) khoảng 400 triệu năm. Đây là một trong bốn thiên hà lâu đời nhất từng được phát hiện.

Kinh thien van James Webb tiet lo

Cận cảnh thiên hà Maisie ở rất xa được chụp bởi Kính thiên văn James Webb (Ảnh:NASA/STScI/CEERS/TACC/Đại học Texas)

Các nhà thiên văn học sử dụng JWST đã xác nhận rằng, một vệt sáng ở xa Trái đất là một trong những thiên hà được biết đến sớm nhất trong vũ trụ.

Vật thể này được đặt tên là "thiên hà Maisie" theo tên con gái của trưởng nhóm nghiên cứu Steven Finkelstein.

Nhóm đã tìm thấy thiên hà này bắt đầu phát ra ánh sáng hơn 13 tỷ năm trước, hay khoảng 390 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang), theo báo cáo ngày 14/8 trên tạp chí Nature.

Các nhà nghiên cứu đã xếp thiên hà Maisie là một trong số bốn thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ được xác định tuổi bằng quang phổ học, một kỹ thuật phân tách ánh sáng thành các tần số thành phần của nó để cho thấy rõ hơn độ sáng, nhiệt độ và độ sáng của nó.

"Điều thú vị về thiên hà Maisie là nó là một trong những thiên hà xa xôi đầu tiên được JWST xác định bằng quang phổ," Finkelstein, giáo sư thiên văn học tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2022 trong mùa quan sát đầu tiên của JWST, vật thể ở xa được cho là cực kỳ cổ dựa trên độ sáng và độ dịch chuyển đỏ của nó.

Trường hợp kỳ lạ

Sử dụng Máy quang phổ cận hồng ngoại của JWST, các tác giả nghiên cứu đã phân tích ánh sáng của hai vật thể cổ xưa: thiên hà Maisie và CEERS-93316, một thiên hà khác được phát hiện cùng thời điểm và ban đầu được ước tính tồn tại 250 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang).

Sau khi tách ánh sáng của thiên hà, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các khối khí hydro và oxy nóng chứa ở đó phát ra ánh sáng mạnh đến mức chúng làm cho toàn bộ thiên hà có vẻ xanh hơn và do đó già hơn so với thực tế.

Ước tính của nhóm đặt CEERS-93316 vào khoảng 1 tỷ năm sau Vụ nổ lớn và loại bỏ nó khỏi danh sách các thiên hà lâu đời nhất được biết đến.

Giáo sư Finkelstein cho biết: "Đây là một trường hợp kỳ lạ. Trong số hàng chục ứng cử viên dịch chuyển đỏ đã được quan sát bằng quang phổ, đây là trường hợp duy nhất của dịch chuyển đỏ thực sự nhỏ hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của chúng tôi".

20 kính thiên văn bị “dội bom” bởi “quái vật vũ trụ” vượt thời gian

Một trong những tia vũ trụ mạnh mẽ nhất đã được ghi nhận chi tiết bởi 20 kính thiên văn khắp Trái Đất, hoạt động ở tất cả các bước sóng, giúp tìm ra bản chất của một "quái vật vũ trụ" xuyên không từ thế giới cổ đại.

20 kinh thien van bi “doi bom” boi “quai vat vu tru” vuot thoi gian
Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) đã phát hiện ra một tia năng lượng phát sáng hiếm có, di chuyển với tốc độ gần như tốc độ ánh sáng, được tạo ra bởi một sự kiện vô cùng thảm khốc ở vùng vũ trụ 8,5 tỉ năm về trước. 

Kính viễn vọng phát hiện 6 thiên hà 'phá vỡ vũ trụ'

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ. Sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.

Kinh vien vong phat hien 6 thien ha 'pha vo vu tru'

Hình ảnh của sáu thiên hà cổ đại khổng lồ do kính viễn vọng James Webb ghi lại. Ảnh: NASA/Reuters.

Trong khi sàng lọc hình ảnh thu được từ kính viễn vọng James Webb, tiến sĩ Erica Nelson thuộc Đại học Colorado Boulder và một đồng tác giả đã phát hiện ra loạt "chấm mờ" bất thường có màu đỏ tươi. Các chấm đỏ này biểu thị những thiên hà được cho là có tuổi đời khoảng 13,5 tỷ năm, cách 500-700 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.