Kinh nghiệm mua nhà của cô gái Sài Gòn không lo vỡ nợ

Theo chị Đào Hoa, mua nhà để ở thì nên mua ngay bất cứ khi nào có thể mua nhưng cần phải tính toán mua nhà như thế nào là hợp lý, đừng để bị vỡ nợ rồi ngân hàng siết nhà.

Từng vay ngân hàng để mua căn hộ chung cư 54m2 đầu tiên trước khi đổi nhà xuống mặt đất và trở thành nhà đầu tư, tư vấn về BĐS chuyên nghiệp, chị Đào Hoa (TP Hồ Chí Minh) cho biết với những người có nhu cầu mua nhà để ở thì hãy mua bất cứ khi nào có thể. Đừng và không nên chờ đợi các yếu tố mà mình không phải là người có thể quyết định như chờ giá nhà giảm, lãi suất ngân hàng giảm,... rồi mới quyết định mua.
Kinh nghiem mua nha cua co gai Sai Gon khong lo vo no

Theo chị Hoa, dù an cư mới lạc nghiệp nhưng không phải là mua nhà bằng mọi giá - Ảnh Đào Hoa

Tuy nhiên, chị cũng lưu ý rằng để có thể mua được căn nhà, BĐS phù hợp với khả năng kinh tế, hoàn cảnh của mỗi gia đình thì cần phải tính toán kỹ.

Theo chị, điều kiện đầu tiên khi mua nhà là ngôi nhà đó phải đáp ứng được tiêu chí thuận tiện. Trong đó, ưu tiên việc học hành của con cái có thể xem là yếu tố đầu tiên, sau đó là thuận tiện cho công việc của bố mẹ. Chị Đào Hoa cho rằng, việc đưa đón con cái đi học rất nhiêu khê và mất thời gian nếu không có người hỗ trợ.

Phần lớn thời gian đi học của con trẻ không phù hợp với thời gian đi làm của bố mẹ, vì thế phải cân nhắc địa điểm mua nhà rất cẩn trọng. Tránh lúc mua chưa có con nên không quan tâm, nhưng đến khi có con rồi không biết gửi con, cho con đi học như thế nào.

Về vấn đề tài chính: Từ kinh nghiệm mua căn nhà đầu tiên của mình, chị cho rằng chỉ nên vay mua nhà tối đa 50% giá trị căn hộ và trả tiền ngân hàng bằng 1/2 tổng thu nhập của hai vợ chồng.

Chị cho biết gần đây có một gia đình trẻ đã có 1 con hỏi mua căn hộ chị đang cho thuê. Gia đình này có kế hoạch vay ngân hàng 1,8 tỷ đồng trong khi tổng thu nhập chỉ gần 30 triệu đồng/tháng.

Dù là người bán nhà, nhưng chị đã tư vấn cho khách mua của mình nên cân nhắc trước khi xuống tiền. Chị cho biết với khoản vay này, mỗi tháng riêng tiền lãi trả ngân hàng đã rơi vào 15 đến 18 triệu (tùy ngân hàng), tiền gốc trả nhà băng theo thời hạn vay 20 năm đã là 7,5 triệu đồng. Tổng mỗi tháng phải trả ngân hàng từ 22 đến 25 triệu thì với số tiền còn lại là rất chật vật cho cuộc sống gia đình 3 người.

Theo chị, có nhà đành rằng quan trọng bởi “an cư mới lạc nghiệp”, nhưng chất lượng cuộc sống còn quan trọng hơn. Để mua nhà mà phải chắt bóp đủ thứ, suốt ngày ngay ngáy vì tiền, vợ chồng con cái căng thẳng là điều không nên.

Chị chia sẻ, muốn mua một căn hộ 1,6 tỷ đồng thì ít nhất phải có từ 600 đến 800 triệu đồng. Thu nhập 2 vợ chồng 30 triệu mỗi tháng thì trả góp 15 triệu là phù hợp. Thu nhập cao hơn thì thời gian vay ngắn lại, ngược lại, nếu thu nhập thấp hơn thì thời gian vay phải kéo dài thêm cho đỡ mệt đầu.

Nên mua nhà gắn liền với đất hay chung cư? Đây là câu hỏi mà đã có rất nhiều người hỏi chị khi nhờ tư vấn mua nhà đất. Chị cho rằng, nếu có khả năng mua nhà dưới đất mà ô tô có thể qua nhà thì tốt nhất. Còn không thì nên lựa chọn mua chung cư.

Chị đánh giá những căn nhà trong ngõ nhỏ là không an toàn về phòng cháy chữa cháy, khi có sự cố xảy ra thì xe cứu hỏa, cứu thương đều rất khó để tiếp cận. Muốn đi ô tô phải đi bộ ra đầu đường. Chưa kể, việc bạn bè đến nhà nhưng không có chỗ để xe là điều rất bất tiện,...

Ngược lại những bất tiện của nhà trong ngõ nhỏ thì chung cư hiện nay đều đáp ứng đủ. Môi trường sống an ninh, sạch sẽ, con cái có chỗ vui chơi,...

Thay vì cố mua căn hộ to, vượt quá khả năng thì hãy mua căn hộ nhỏ phù hợp với tiềm lực tài chính. Nếu không phù hợp thì nên tạm thời tiếp tục ở thuê tích lũy tiếp.

Chị cũng lưu ý, với những gia đình có nhu cầu mua chung cư để ở thì nên tìm mua những chung cư đã có hợp đồng mua bán, đang và chuẩn bị bàn giao để hạn chế những rủi ro.

Chị khẳng định mua BĐS với bất kỳ mục đích gì thì cũng nên dấn thân, bỏ thời gian đi xem và cảm nhận, đừng có nghe sales tư vấn chỗ này đẹp lắm, rẻ lắm, nhiều tiềm năng lắm, mua nhanh kẻo người khác mua mất. Theo chị, khi mua nhà đất thì phải cân nhắc, suy nghĩ và đánh giá mọi vấn đề. Xuống tiền phải cảm thấy yên tâm chắc chắn thì mới xuống.

Bán nhẫn cưới trả nợ mua nhà, vợ chồng tôi như ngồi trên đống lửa

Chỉ vì trả tiền lãi ngân hàng mà vợ chồng tôi như ngồi trên đống lửa. Chạy vạy làm đủ các công việc nhưng ngày càng bết bát, tôi đang tính bán cả nhẫn cưới để trả lãi ngân hàng tháng này.

Đọc rất nhiều bài tâm sự về chuyện chuốc nợ vì mua nhà, tôi rất đồng cảm với các cặp gia đình lâm vào cảnh nợ nần. Lúc này đây, khi ngồi viết những dòng chia sẻ này thì vợ chồng tôi cũng đang rất lao đao với khoản lãi ngân hàng hàng tháng mà chưa biết phải xoay sở vào đâu.

Nếu phải mua nhà vào nửa cuối năm 2020, hãy nhớ 4 điều này

Kiếm tiền vào năm 2020 rất khó và thậm chí còn khó mua nhà hơn. Thị trường nhà đất hiện tại rất khó hiểu. Nhiều người nói rằng giá nhà sẽ giảm, nhưng nửa đầu năm đã trôi qua, không có dấu hiệu giảm giá nhà. Giá nhà sẽ tăng trở lại trong tương lai.

Trên thực tế, đối với người mua nhà bình thường, có nên mua nhà hay không không phải quan tâm quá nhiều đến xu hướng môi trường chung. Rốt cuộc, người bình thường mua nhà vì nhu cầu. Đó chỉ là vấn đề bắt đầu sớm hay muộn. Miễn là họ không chạm vào một số yếu tố rủi ro trên thị trường bất động sản. Nếu bạn phải mua một ngôi nhà vào nửa cuối năm 2020, hãy nhớ 4 lời khuyên lớn để giúp bạn mua ngôi nhà bạn thích và tránh bị lừa.

1. Đừng hỏi ý kiến những người không có nhà

Mua nhà xây sẵn chung sổ đỏ, vợ chồng trẻ dở khóc dở cười

Quá ưng ý với căn nhà 3 tầng trên diện tích 30m2 mà giá chỉ 1,2 tỷ đồng, vợ chồng trẻ đã vội vàng quyết định mua mà không tìm hiểu gì về nhà xây sẵn lại có chung sổ đỏ.

Từ Hưng Yên ra Hà Nội lập nghiệp 5 năm nay, vợ chồng anh Đào Duy Anh và chị Trần Minh Huệ phải đi thuê trọ. Hàng ngày, vợ chồng anh đều đi làm, con gái nhỏ 3 tuổi gửi học bán trú tại một trường mầm non gần nhà. Cuộc sống của ba thành viên trong gia đình anh tạm ổn định khi cả hai vợ chồng đều có thu nhập tốt.

“Lương vợ tôi được 12 triệu, còn tôi được 14 triệu một tháng. Mỗi tháng chúng tôi cố gắng chỉ trang trải chi tiêu gia đình và nuôi con nhỏ hết 12 triệu. Còn lại 14 triệu để dành tiết kiệm phòng khi ốm đau. Tính ra mỗi năm, cộng cả các khoản tiền thưởng Tết, chúng tôi tiết kiệm được khoảng 180 triệu đồng”, anh Duy Anh chia sẻ.