“Kiếp trước” lạ lùng của đại tướng lừng danh thế giới

Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp".

Tờ Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.
Đại tướng George Smith Patton (11/11/1885 - 21/12/1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ, một nhà chiến lược lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.
Một sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ kể lại câu chuyện mà ông nhớ mãi về tướng Patton:
Đại tướng George Smith Patton.
 Đại tướng George Smith Patton.
Hôm đó tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi, mặc dầu hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra.
Trong khi tướng Patton nghe một viên đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên đại tá và nói: “Xin lỗi đại tá, mặc dù đại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà đại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”.
Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng: “Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…”.
“Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà A Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!”.
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện.
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước. Có đoạn ông viết: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.
Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26/7/1894 – 22/11/1963) đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961.
Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa bao giờ gặp.
Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong “một kiếp” mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.
Tờ Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.

Nữ tiên tri Vanga nói gì về linh hồn bất tử?

(Kiến Thức) - Vanga có sự hình dung độc đáo về cái chết, linh hồn: “Nó không bị phân hủy và tiếp tục phát triển đạt mức cao hơn. Đó là những linh hồn bất tử”.

Vanga - nữ tiên tri Bungari từ lâu đã trở thành một huyền thoại. Tên đầy đủ của bà là Vangelia Pandeva Dimitrova. Ngay cái tên của bà đã chứa đựng nhiều điều đáng làm cho hậu thế ngạc nhiên: Vangelia theo tiếng Hy lạp nghĩa là người mang sứ mạng của Thượng đế. Quả như các tờ báo đã viết: Vanga là hiện thực siêu tưởng và là một chân lý bí ẩn nhất. Tài tiên tri và sức mạnh lời tiên đoán của bà đã làm cho nhiều người phải kinh ngạc. Những khả năng của bà quả thực “có một không hai”: có tài tiên đoán, có thể trò chuyện với cỏ cây, viếng thăm những miền đất khác nhau trên địa cầu. Mặc dù bị mù nhưng bà “nhìn thấy” được nhiều thứ và khuôn mặt của bà toả ra ánh sáng.

Muôn kiểu thiên táng rùng rợn trên thế giới

(Kiến Thức) - Thi thể người chết và những đám kền kền "háu đói" thi nhau xâu xé là cảnh tượng quen thuộc tại những cánh đồng ma của người Tây Tạng...

Thiên táng hay còn gọi điểu táng là tập tục đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn thịt vô cùng phổ biến ở Tây Tạng. Đa số người dân nơi đây tin vào Kim Cương thừa Phật. Trong đó, cuốn kinh trên dạy con người về vòng luân hồi của linh hồn. Điều này có nghĩa sau khi chết đi, con người không cần phải bảo vệ cơ thể. Do đó, thi thể người quá cố chỉ là một cái xác vô tri và trống rỗng.
 Thiên táng hay còn gọi điểu táng là tập tục đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn thịt vô cùng phổ biến ở Tây Tạng. Đa số người dân nơi đây tin vào Kim Cương thừa Phật. Trong đó, cuốn kinh trên dạy con người về vòng luân hồi của linh hồn. Điều này có nghĩa sau khi chết đi, con người không cần phải bảo vệ cơ thể. Do đó, thi thể người quá cố chỉ là một cái xác vô tri và trống rỗng.
Các chuyên gia không tìm thấy tài liệu nào ghi chép chính xác về thời gian xuất hiện tập tục thiên táng đặc biệt trên. Tuy nhiên, họ suy đoán rằng, nó ra đời từ thế kỉ thứ VII.
Các chuyên gia không tìm thấy tài liệu nào ghi chép chính xác về thời gian xuất hiện tập tục thiên táng đặc biệt trên. Tuy nhiên, họ suy đoán rằng, nó ra đời từ thế kỉ thứ VII. 

Lý giải khoa học về sự đầu thai chuyển kiếp

Có những đứa trẻ sinh ra không nhậncha mẹ mình hiện tại, chỉ nhận cha mẹ mình trong kiếp trước. Có nhiềutrẻ nhỏ mới sinh ra đã là thần đồng âm nhạc, văn, toán học... và ngườita cho rằng đó là do các siêu linh về các lĩnh vực này đầu thai vào...Thực tế có đúng như vậy và khoa học lý giải gì về các hiện tượng này?

Chết là hết hay sự sống vẫn tiếp diễn

Năm 2010 xôn xao câu chuyện kỳ lạ của cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình. Theo đó, cháu tên là Bình sinh ngày 6/10/2002 con của anh Hoan, chị Dự nhưng cháu cứ nằng nặc nhận mình là cháu Quyết Tiến (con chị Thuận anh Tân) - đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều "bằng chứng" chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu Bình đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.