Kiến nghị công an vào cuộc kiểm tra vụ xây hơn 200 căn nhà trái phép trên đất nông nghiệp

(Vietnamdaily) - Mặc dù chưa được UBND TP giao đất, chưa chuyển thành đất ở… nhưng chủ đầu tư dự án Amazing City đã ngang nhiên phân lô, xây hàng trăm căn nhà để kinh doanh.

Dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Amazing City (tên thương mại là Amazing City) tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh rộng gần 12,3 ha m2 do Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huỳnh Thông (gọi tắt là Công ty Huỳnh Thông) làm chủ đầu tư.
Theo quy hoạch được duyệt, dự án có 662 căn nhà liên kế vườn, quy mô dân số dự kiến 2.600 người. Dự án có 4 khu chức năng, trong đó khu nhà ở liên kế vườn được chia thành 18 lô nhỏ, ký hiệu từ A1-A18. Mỗi khu như vậy sẽ phân chia thành các nền đất xây dựng nhà liên kế, với diện tích từ 77m2 - 208m2.

Tuy chỉ mới được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhưng từ năm 2016 – 2018, Công ty Huỳnh Thông đã huy động vốn bằng hình thức chuyển nhượng nền đất cho nhiều khách hàng, cá nhân.

Kien nghi cong an vao cuoc kiem tra vu xay hon 200 can nha trai phep tren dat nong nghiep

Sở Xây dựng kiến nghị Chủ tịch UBND TP HCM giao Giám đốc Công an Thành phố rà soát hành vi vi phạm của Công ty Huỳnh Thông. Ảnh Báo Tiền Phong.

Qua thanh tra phát hiện, Công ty Huỳnh Thông triển khai dự án Amazing City khi chưa được UBND TP HCM giao khu đất trên để đầu tư dự án nhà ở, chưa chuyển thành đất ở. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, chủ đầu tư đã tổ chức xây dựng 222 công trình trên đất và chỉ một căn nhà có giấy phép xây dựng. Điều này vi phạm quy định tại khoản 2, điều 34 Luật Đất đai năm 2003.

Trong đó, 210 căn nhà xây dựng sai quy hoạch chi tiết 1/500 đã được UBND phê duyệt năm 2009. Có 39 nền đất được duyệt là nhà ở liên kế nhưng chủ đầu tư đã hợp khối, xây thành chung cư 5 tầng với hơn 100 căn hộ mini để bán.

Công ty này còn xây nhà điều hành dự án, hồ bơi…khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất.

Ngoài ra, do chủ đầu tư chưa làm thủ tục sang tên đất, chưa đóng tiền sử dụng đất nên toàn bộ các công trình trên đều được xác định là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Theo kết luận thanh tra của Sở Xây dựng, tuy chưa sang tên đất nông nghiệp, chưa đóng tiền sử dụng đất, chưa hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chủ đầu tư đã đưa đất vào kinh doanh khi kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng đặt cọc cho hàng loạt cá nhân, tổ chức. Đây là hành vi kinh doanh bất động sản khi chưa đủ điều kiện, vi phạm điều cấm của Luật kinh doanh bất động sản.

Điều đáng nói, theo quyết định phê duyệt quy hoạch, đây là dự án chủ đầu tư xây nhà để bán nhưng chủ đầu tư vẫn vô tư ký hợp đồng chuyển nhượng nền đất để xây dựng nhà ở với khách hàng.

Tuy phần lớn nền đất và nền trung tâm thương mại theo quy hoạch của dự án đã được ký hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng đặt cọc với các cá nhân, tổ chức trong khi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án (đất nông nghiệp chưa được sang tên công ty) vẫn đang được thế chấp tại ngân hàng.

Ngoài ra, chủ đầu tư đã bán cùng một tài sản cho một cá nhân và một công ty nên bị xác định có dấu hiệu vi phạm hình sự. Công ty Huỳnh Thông còn bị cho là có hành vi lừa dối khách hàng khi ký hợp đồng và thông tin không đúng về mục đích sử dụng đất.

Sở Xây dựng xác định trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước là UBND xã Tân Nhựt, UBND huyện Bình Chánh, Đội Thanh tra địa bàn huyện Bình Chánh – Thanh tra Sở Xây dựng thời kỳ liên quan.

Về dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lừa dối khách hàng trong việc chuyển nhượng nền đất tại dự án Amazing City, Sở Xây dựng kiến nghị Chủ tịch UBND TP giao giám đốc Công an TP rà soát hành vi vi phạm của Công ty Huỳnh Thông.

Năm 2018, UBND TP HCM đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huỳnh Thông - chủ đầu tư dự án khu dân cư (trung tâm thương mại Amazing City) tại xã Tân Nhựt, H.Bình Chánh số tiền 4,2 tỷ đồng

35 quyết định xử phạt này được áp dụng với 35 căn hộ mini tại công trình vi phạm ở Amazing City. Đây là mức phạt cao nhất từ trước đến nay về vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản đối với chủ đầu tư một dự án tại TP HCM.

Vẽ dự án 'ma' ngay cạnh UBND huyện Bình Chánh

(Vietnamdaily) - Ngày 4/3, UBND TT Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM đã phát thông báo và cắm bảng cảnh báo một khu đất nằm trên đường Tân Túc. Khu đất này tiếp giáp 3 mặt tiền đường nằm trong khu vực hành chính huyện.

Trước đó, nhiều công ty môi giới đã vẽ hàng loạt "dự án" với tên gọi như: khu dân cư hành chính, khu nhà ở hành chính Bình Chánh... với mục đích phân lô, bán nền trái phép rồi rao bán trên mạng xã hội (Facebook).

Ngoài ra, còn có nhiều nhóm người ăn mặc lịch sự dẫn khách hàng tới khu đất này để tổ chức các buổi tham quan, giới thiệu "dự án" và mời đặt cọc giữ chỗ...

Công ty Phi Long 'vẽ bánh' ở Bình Chánh lừa đảo nhà đầu tư thế nào?

(VietnamDaily) - Công ty Phi Long bị tố "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP HCM vừa giao UBND huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Phi Long (trước đây là Công ty CP Đầu tư Việt Nam) tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án ở xã Phong Phú, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Công an thành phố liên quan việc xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long trong việc thực hiện dự án (trong 10 ngày làm việc), để có cơ sở tham mưu đề xuất UBND TP thu hồi quyết định tạm giao đất của dự án này theo đúng quy định pháp luật.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?
 Nhiều băng rôn tố cáo Công ty Phi Long lừa đảo được treo trước trụ sở Công ty này. (Ảnh: VOV).
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã phát đi thông tin kêu gọi ông chủ Công ty Phi Long - Phạm Xuân Long (SN 1959, hộ khẩu thường trú tại phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM), đến làm việc để làm rõ các nội dung liên quan đến đơn tố giác các tổ chức, cá nhân về hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện ông Long không có mặt tại địa chỉ thường trú.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?-Hinh-2
Phần lớn dự án Khu dân cư Nam - NamSài Gòn vẫn là bãi cỏ. (Ảnh: VNN).
Trong vụ án này, ông Phạm Xuân Long đã bị 3 Công ty gồm: Công ty CP An Đại Việt, Công ty CP Đầu tư thương mại I.N.G.E, Công ty cổ phần I.N.D.E và một số cá nhân tố cáo có hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư, bán đất nền tại 4 dự án như: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 tại xã Bình Hưng; dự án Khu dân cư Hải Yến tại xã Bình Hưng; dự án khu dân cư Huy Hoàng tại xã Phong Phú, và dự án Khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối với dự án khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn (xã Phong Phú), Công ty Phi Long "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.
Tương tự, với dự án Khu dân cư Huy Hoàng, năm 2002, Công ty Phi Long đầu tư dự án này được các cơ quan chức năng chấp thuận địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, sau đó Công ty Phi Long không đủ khả năng tài chính, không triển khai dự án, chưa đền bù, giải phóng mặt bằng,…
Năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ra thông báo thu hồi các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây và chấm dứt việc đồng ý chủ trương, chấp thuận địa điểm đối với Công ty Phi Long.
Tuy vậy, từ năm 2004-2005, bà Nguyễn Thị Kim Liên - Tổng giám đốc Công ty Phi Long vẫn ký 12 hợp đồng bán đất dưới dạng hợp tác đầu tư thu hơn 2,9 tỷ đồng. Những người mua đất tại dự án này đã nhiều lần liên hệ gửi đơn đến chủ đầu tư, yêu cầu giao đất, đòi quyền lợi nhưng không nhận được sự phản hồi từ chủ đầu tư và không được trả lại tiền.
Tại dự án Khu dân cư Phi Long 5, có phần diện tích đất công cộng để làm cây xăng, trạm xăng…chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng, Tuy nhiên, năm 2003, ông Nguyễn Trọng Hiệp thời điểm đó là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam vẫn ký hợp đồng bán 1.100m2 đất làm trạm xăng với giá hơn 3,5 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Thủy Ngần.
Bà Ngần sau đó chuyển nhượng lại khu đất cho Công ty I.N.D.E.. Tính đến nay, dự án đã điều chỉnh quy hoạch, không cho làm trạm xăng, khu đất này chuyển thành đất công cộng dự trữ. Công ty I.N.D.E. khiếu nại nhưng không nhận hồi âm.

Đua nhau rao bán khách sạn trăm tỉ

Kinh doanh thua lỗ, không thể cầm cự trước tác động của dịch COVID-19, nhiều chủ khách sạn tại TP HCM buộc phải rao bán tài sản.

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, dù các chủ khách sạn từ nhỏ lẻ đến khách sạn lớn đã cố gắng kích cầu, giảm giá nhưng vẫn ế khách. Chi phí được tiết giảm tối đa để duy trì hoạt động nhưng thua lỗ kéo dài buộc họ phải rao bán cả khách sạn để thu hồi vốn.

Rao bán khách sạn từ lớn đến nhỏ

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khách quốc tế không có trong khi khách trong nước sụt giảm nặng nề.

Từ các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội đến các TP du lịch như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt…, thị trường khách sạn đối mặt với khủng hoảng vì kinh doanh thua lỗ.

Thời gian gần đây, thông tin rao bán khách sạn tại trung tâm TP HCM ngày càng nhiều hơn. Từ những khách sạn nhỏ lẻ giá vài chục tỉ đồng đến những khách sạn 3-4 sao giá hàng trăm tỉ đồng đua nhau chào bán.

Trong vai người mua, chúng tôi hỏi thông tin một khách sạn ba sao ở phường Bến Nghé, quận 1 được rao bán giá 190 tỉ đồng. Khách sạn này có 10 tầng, hơn 30 phòng và khách thuê dài hạn chiếm tới 40%. Tuy nhiên, do chủ khách sạn chịu áp lực lãi vay nhiều nguồn nên buộc phải bán ra. Đây được xem là mức giá khá hời cho người đang có nhu cầu đầu tư.

Một khách sạn bốn sao khác ở gần khu vực chợ Bến Thành, quận 1 cũng được rao bán. Chủ nhân cho biết kinh doanh ế ẩm nhiều tháng nay. Khách sạn này có 12 tầng với hơn 100 phòng và giá bán là hơn 900 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, đại diện một công ty vận hành chuỗi khách sạn ở TP Đà Lạt, chia sẻ không chỉ khách sạn nhỏ mà nhiều khách sạn 4-5 sao ở Đà Lạt cũng gặp khó khăn. Tỉ lệ lấp đầy phòng ở mức dưới 20%, thấp kỷ lục từ trước tới nay.

"Mỗi tháng chi phí vận hành rất lớn, vừa mới phục hồi đón khách lại 1-2 tháng thì dịch lại bùng phát. Chủ nào xác định không thể duy trì thì tất yếu phải bán ra để thu hồi vốn" - ông Tuấn nói.

Ông Quốc Đạt, chủ đầu tư một khách sạn tại TP Nha Trang, cũng cho biết đang rao bán một khách sạn ông mới xây cuối năm 2019. "Chi phí đầu tư xây dựng quá lớn, hiện nay còn phải trả lương nhân viên cộng thêm trả lãi vay ngân hàng nên khó mà gánh nổi. Rao bán thời điểm này cũng rất khó kiếm người mua" - ông Đạt lo lắng.

Theo ông Đạt, khách sạn nhỏ lẻ ở Nha Trang cũng rao bán khá nhiều, giá 15-50 tỉ đồng.

Dua nhau rao ban khach san tram ti

Các khách sạn ở trung tâm quận 1, TP.HCM đìu hiu vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: HOÀNG GIANG

Thị trường sẽ càng khó khăn

Theo TS Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia bất động sản, thực trạng nhiều khách sạn rao bán do kinh doanh khó khăn chủ yếu ở các TP du lịch. Tình trạng này ở những nơi như TP HCM sẽ lạc quan hơn vì vẫn có hy vọng khi khách quốc tế quay trở lại sau dịch.

Các khách sạn 4-5 sao rao bán sẽ hiếm hơn vì chủ thường có quỹ dự phòng và kế hoạch kinh doanh dài hạn nên ít bị ảnh hưởng. Chỉ có các khách sạn nhỏ lẻ 1-3 sao sẽ được rao bán nhiều vì đa số chủ đầu tư đều vay ngân hàng để kinh doanh. Khi không có nguồn thu, họ sẽ không thể trụ được.

Theo báo cáo quý II-2020 của Công ty Cung cấp dịch vụ bất động sản Savills Việt Nam, phân khúc khách sạn ở thị trường TP HCM có nhiều diễn biến không mấy tươi sáng. Thị trường sáu tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay. Sau quý I đầy biến động, công suất quý II chỉ đạt 12%, giá phòng khách sạn trung bình chỉ đạt 60 USD/phòng/đêm.

Ông Nhân dự báo với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ nay đến cuối năm, lượng khách sạn mà chủ đầu tư đi vay ngân hàng được rao bán sẽ còn nhiều hơn. Cơ hội sẽ dành cho những "cá mập" là nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thâu tóm."Khó khăn chủ yếu rơi vào phân khúc khách sạn từ một đến ba sao, còn phân khúc cao hơn vẫn cầm cự được. Một phần vì phân khúc dưới ba sao tại các TP du lịch đang có dấu hiệu dư thừa. Khách du lịch hiện chuộng các phân khúc cao hơn" - ông Nhân nói.

Từ đầu quý II-2020, thị trường ghi nhận có sự gia tăng nhu cầu tìm mua khách sạn. Tuy nhiên, theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, khó có cơ hội cho các nhà đầu tư mua khách sạn với giá hời. Lý do là nhiều chủ khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng đều kêu khó khăn nhưng chưa chấp nhận bán rẻ. Ông Khương cho rằng thị trường khách sạn thời gian tới sẽ càng khó khăn vì phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh.

Nhà đầu tư "cá mập" chờ mua khách sạn bán lỗ

Theo Sohovietnam - đơn vị chuyên tư vấn các thương vụ M&A bất động sản, nhu cầu của nhiều nhà đầu tư đặt mua khách sạn tăng lên trong thời gian gần đây. Chỉ riêng lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng, tổng số tiền sẵn sàng đầu tư nằm trong khoảng 8.000 tỉ đến 10.000 tỉ đồng. Tiêu chí đầu tư tập trung vào các tài sản đã xây xong, đang vận hành hoặc xây dựng dở dang, đất dự án.

Khách sạn được tìm mua chủ yếu có quy mô 100-500 phòng tại các địa điểm như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hội An, Hạ Long, Huế, Quy Nhơn, Vũng Tàu...