Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Thép Tấm Lá Thống Nhất

(Vietnamdaily) - Tổng nợ phải trả của TNS đã quá hạn thanh toán, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, nợ phải trả gấp 10,9 lần vốn chủ sở hữu...

CTCP Thép Tấm Lá Thống Nhất (TNS) vừa lên tiếng về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên quan đến báo cáo tài chính soát xét 6 tháng.
Theo đó, đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc chi phí lãi bảo lãnh của Tổng Công ty Thép Việt Nam (TVN), chi phí lãi chậm trả mua hàng của Công ty TNHH MTV Thép Tấm Lá Phú Mỹ (PFS), các khoản nợ phải trả đã quá hạn thanh toán tại ngày 30/6/2024 và chi phí khấu hao tài sản cố định trong 6 tháng đầu năm 2024.
Thứ nhất, công ty chưa thực hiện đầy đủ chi phí lãi vay phải trả, lãi chậm trả với TVN và chi phí lãi chậm trả với PFS luỹ kế đến 30/6/2024 là 54,5 tỷ đồng.
Thứ hai, Công ty đang ước tính và ghi nhận chi phí khấu hao tài sản cố định trong 6 tháng đầu năm 2024 dựa trên sản lượng sản xuất thực tế với số tiền là gần 20 tỷ đồng. Nếu ước tính theo phước pháp đường thẳng thì là 12,4 tỷ đồng. Việc ghi nhận chi phí khấu hao không phù hợp với chính sách kế toán áp dụng dẫn đến chỉ tiêu Giá trị hao mòn luỹ kế, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối... bị ảnh hưởng.
Thứ ba, tại ngày 30/6/2024, tổng nợ phải trả của công ty đã quá hạn thanh toán là 202,6 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 125 tỷ đồng, khả năng thanh toán nhanh là 0,15. Lỗ luỹ kế gần 155 tỷ đồng, nợ phải trả gấp 10,9 lần vốn chủ sở hữu. Công ty chưa đạt được thoả thuận mới đáng kể nào về việc giãn nợ.
Do đó, công ty sẽ chưa thể thu xếp được nguồn tài chính để thanh toán cho các khoản vay đến hạn trong điều kiện hoạt động như hiện tại. Các dấu hiệu trên dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. 
Kiem toan nghi ngo kha nang hoat dong lien tuc cua Thep Tam La Thong Nhat
 
Theo TNS, do tình hình tài chính khó khăn nên TNS đã làm việc với VNS và PFS về kế hoạch trả nợ và việc không tính lãi cho khoản dư nợ vào BCTC năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và năm 2023.
Về các khoản vay đến hạn trả sẽ phải thanh toán trước thời điểm 30/6/2024, do tình hình tài chính của TNS vẫn rất khó khăn, TNS đã nhiều lần làm công văn gửi các đơn vị khoanh nợ, giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ. TNS vẫn đang cố gắng duy trì thực hiện trả nợ đúng kế hoạch.
Về việc ước tính và ghi nhận chi phí khấu hao trong 6 tháng đầu năm 2024, do sản lượng sản xấut 7 tháng đầu năm cao, bên cạnh đó tình hình thị trường thép vẫn tiếp tục có những diễn biến khó lường do đó TNS đã ước tính và trích chi phí khấu hao cao hơn 7,36 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng, TNS ghi nhận doanh thu thuần gấp gần 7 lần cùng kỳ với 1.724 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gần 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 3 tỷ đồng.

Vì sao VNSteel báo lỗ kỷ lục hơn 800 tỷ đồng sau một năm lãi lớn?

(Vietnamdaily) - Tính chung cả năm 2022, VNSteel lỗ 831 tỷ đồng, dù doanh thu thuần chỉ giảm 5% so với cùng kỳ khi đạt 38.500 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 4/2022 của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel, UPCoM: TVN) ghi nhận doanh thu thuần gần 8.099 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, giá vốn cũng giảm 29% nên TVN lãi gộp 309 tỷ đồng, tăng 70% so cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cải thiện từ mức 1,6% của cùng kỳ lên 3,8%.

Lỗ hàng trăm tỷ 9 tháng, VNSteel điều chỉnh kế hoạch lãi 2023 về còn 1 tỷ

(Vietnamdaily) - VNSteel đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế công ty mẹ năm 2023 sau điều chỉnh chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, lao dốc 98% so kế hoạch ban đầu. 

Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel, UPCoM: TVN) vừa quyết định lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Theo đó, TVN đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế công ty mẹ năm 2023 sau điều chỉnh chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, lao dốc 98% so kế hoạch ban đầu. Các chỉ tiêu khác phấn đấu thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ đã thông qua ngày 12/5.

Nguồn thu chính giảm, lãi ròng Saigonbank tiếp tục đi xuống, nợ xấu tăng

(Vietnamdaily) - Nguồn thu chính và đa số các khoản thu ngoài lãi đều sụt giảm trong 6 tháng, nên dù giảm dự phòng thì Saigonbank vẫn sụt về lãi ròng, trong khi nợ xấu vẫn tăng.

6 tháng đầu năm, nguồn thu chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) sụt giảm 12% so cùng kỳ, về còn 409 tỷ đồng.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng đa phần đi xuống như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ sụt 12% về vỏn vẹn 17 tỷ đòng; Lãi thuần kinh doanh ngoại hối lao dốc 63% về còn 8,5 tỷ đồng.