Kích thước của tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời

(Kiến Thức) - Tiểu hành tinh cũng là những thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip như các hành tinh.

Hỏi: Tôi muốn biết ngoài 8 hành tinh, thì trong Hệ Mặt Trời còn có bao nhiêu tiểu hành tinh, kích thước của các tiểu hành tinh? - Nguyễn Văn Minh (Hà Nội).
Kich thuoc cua tieu hanh tinh trong He Mat Troi
 Ảnh minh họa.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam: Ngoài 8 hành tinh thì trong Hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh. Tiểu hành tinh cũng là những thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip như các hành tinh. Tuy nhiên, chúng có kích thước nhỏ hơn các hành tinh rất nhiều, chỉ vài chục đến vài trăm km. 
Chính vì thế, hầu hết các tiểu hành tinh không đủ khả năng tạo ra hấp dẫn hướng tâm để có được dạng cầu như các hành tinh. Tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện vào năm 1801. Hiện trong Hệ Mặt Trời đã có hơn 10.000 tiểu hành tinh đã được đặt tên trong tổng số hơn 100.000 đã phát hiện được.

Ảnh chụp cận cảnh sư tử núi vùng Los Angeles

(Kiến Thức) - Sư tử núi thuộc vùng núi Los Angeles được Công viên quốc gia giám sát chặt chẽ và ghi lại những hình ảnh cận cảnh cực sống động.

Anh chup can canh su tu nui vung Los Angeles
 Nhằm tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ động vật hoang dã, mới đây, Công viên quốc gia đã công bố những hình ảnh về một con sư tử núi mẹ và 2 con sư tử con 15 tháng tuổi.

Bị phá bĩnh cuộc “mây mưa”, báo đực thị uy đồng loại

(Kiến Thức) - Con báo đực đang bị trọng thương, nhưng vô tình phá bĩnh màn mây mưa của một cặp báo nên lại tiếp tục bị đánh nhừ tử.

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai
Trong khi đang đi thăm quan Safari Norman Carr ở Zambia, các du khách đã được chứng kiến màn ẩu đả kịch liệt của hai con báo đực, nguyên nhân là do con báo đực yếu thế hơn đã vô tình phá bĩnh màn mây mưa của một cặp báo.

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai-Hinh-2
 Trước đó, con báo đực bị thương, đi khập khiễng trên đường, mà không hay biết có một cặp báo đốm đang giao phối ở bụi cỏ cách đó vài mét.

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai-Hinh-3
 Trong lúc đang "mây mưa" lại xuất hiện "khách không mời", báo đực tức giận lao ra ẩu đả dữ dội.

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai-Hinh-4
 Cuộc chiến xảy ra vô cùng dữ dội, khốc liệt. Hai nam tử hán ẩu đả còn nàng báo đứng nhìn từ cách đó 5m.

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai-Hinh-5
 Màn thị uy kéo dài khoảng vài phút, con báo bị thương nhận thua cuộc còn báo đực đã "dằn mặt" được đồng loại và gây được ấn tượng với bạn tình nên kết thúc trận chiến.

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai-Hinh-6
Sau màn thị uy, báo đực lại rủ báo cái xuống bụi cỏ tiếp tục màn giao hoan bị cắt ngang. 

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai-Hinh-7
 Con báo bị thương gặp phải một ngày xui xẻo, không chỉ bị thương, nó còn bị con đực khác đánh cho tơi tả.

Bi pha binh cuoc may mua, bao duc thi uy dong loai-Hinh-8
Cận cảnh màn thị uy đầy bạo lực của báo đực.

Trị thương rùa "khủng" quý hiếm nhất, thả về nơi hoang dã

(Kiến Thức) - Con rùa biển luýt quý hiếm nặng gần 230kg đang được nhân viên cứu hộ trị thương, đợi phục hồi để trả về cuộc sống nơi hoang dã.

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da
Con rùa biển luýt quý hiếm được phát hiện mắc kẹt tại bãi biển hẻo lánh ở phía nam đảo Yawkey, gần Georgetown. Con rùa biển khổng lồ nặng 500 pound (khoảng 226kg) đang được điều trị tại Khu bảo tồn động vật biển South Carolina, Mỹ. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-2
Các nhân viên cứu hộ mất năm người và gần 4 giờ để giải cứu chú rùa tội nghiệp. Theo các nhân viên cứu hộ, con rùa không có vết thương ngoài da nào nghiêm trọng nhưng bị hạ đường huyết và tắc nghẽn đường ruột. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-3
Lực lượng cứu hộ cho rằng con rùa đã nhầm tưởng các túi nhựa trôi nổi ngoài đại dương là sứa (rùa luýt gần như chỉ ăn sứa) nên nuốt phải. Đó cũng là nguyên nhân phổ biến giết chết vô số rùa biển mỗi năm. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-4
Con rùa được đặt tên là Yawkey, đang hồi phục nhờ được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và chất lỏng. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-5
Việc tìm thấy cá thể rùa luýt bị mắc kẹt mà vẫn sống sót gần như là điều kỳ diệu. Kelly Thorvalson, quản lý của Chương trình Bảo tồn Rùa Biển tại Nam Carolina ở Charleston cho biết: “Tôi không thể tin điều đó. Chúng không thể sống trong tình trạng mắc kẹt”. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-6
Rùa biển luýt là loài rùa lớn nhất trên thế giới, kém phát triển trong môi trường nuôi nhốt nên ngay sau khi sức khỏe ổn định trở lại nó sẽ được thả về biển. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-7
Rùa luýt, hay còn gọi là rùa da rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.