Khủng hoảng Ukraine: Nga thiết lập trạm vũ trụ riêng?

(Kiến Thức) - Báo Kommersant đưa tin Nga sẽ bắt đầu triển khai trạm vũ trụ riêng từ 2017 với các module có thể được dùng trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng.

Hôm 17/11/2014, báo Kommersant dẫn nguồn gần gũi với ban lãnh đạo Viện nghiên cứu khoa học chế tạo máy trung ương Nga đưa tin: Từ năm 2017, Nga sẽ bắt đầu triển khai trạm vũ trụ của riêng mình. 
Tờ báo này cũng đưa tin, Nga có thể sử dụng một phần các module trước đây đã được sử dụng trên trạm vũ trụ quốc tế ISS để xây dựng trạm.
Tờ báo dẫn lời nguồn cung cấp tin: “Trạm mới sẽ sẽ nằm ở vị trí địa lý có lợi với khả năng quan sát bề mặt Trái đất được mở rộng. Từ trạm sẽ có thể thấy được đến 90 phần trăm lãnh thổ Nga và thềm lục địa Bắc Cực, trong khi chỉ tiêu này ở trạm vũ trụ quốc tế ISS không quá 5%”.
Tờ Moscow Times đưa tin, mặc dù trạm ISS vẫn có thể phục vụ tốt sau năm 2020 nhưng do khủng hoảng Ukraine, các quan chức Moscow có thể từ chối lời mời tiếp tục hợp tác của NASA và tự xây dựng trạm vũ trụ riêng.
Nga tự xây dựng trạm vũ trụ riêng như thời Chiến tranh lạnh?
 Nga tự xây dựng trạm vũ trụ riêng như thời Chiến tranh lạnh?
Theo nguồn cung cấp tin này, hiện chưa xác định tổng chi phí. Tờ báo cho biết, giai đoạn đầu định sử dụng các module và máy móc đã được nghiên cứu phát triển cho phần Nga của trạm ISS. Tuy nhiên, theo khẳng định của các nguồn tin của báo Kommersant, không hề có chuyện Nga đơn phương ngừng trước thời hạn các hoạt động trên ISS.
Nguồn cung cấp tin cho biết thêm: “Cấu hình ban đầu sẽ được hình thành trên cơ sở các module phòng thí nghiệm đa năng và các cụm, thiết bị vũ trụ trọn bộ OKA– T. Các con tầu vũ trụ Soyuz– MS và Progress– MS sẽ đảm bảo khai thác trạm, còn trong giai đoạn 2020– 2024 có thể sẽ hoàn thiện các module năng lượng và biến đổi được dùng trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng”.
Theo nguồn cung cấp tin này, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trạm sẽ là thử nghiệm kết cấu– bay cho các phương tiện có người lái của cơ sở hạ tầng Mặt Trăng, nghĩa là trạm sẽ đóng vai trò “đầu cầu”, bởi vì có kế hoạch là các thiết bị chuyên dụng đặc biệt đầu tiên sẽ được đưa lên trạm, sau đó sẽ lên đường tới Mặt Trăng.
Theo tin của báo Kommersant, việc đưa lên quỹ đạo trạm vũ trụ kinh độ cao của Nga là một trong những đề nghị then chốt của dự án phát triển du hành vũ trụ có người điều khiển cho giai đoạn đến năm 2050.

Ly khai Ukraine chuẩn bị trưng cầu dân ý sáp nhập Nga?

(Kiến Thức) - Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) thông báo kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu dân ý xoay quanh việc sáp nhập vào Liên bang Nga.

“Tôi đang lên kế hoạch trình lên Hội đồng An ninh bản nghị quyết về công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý để người dân quyết định xem chúng ta sẽ duy trì một nhà nước độc lập hay gia nhập vào Liên bang Nga”, người đứng đầu LPR, ông Igor Plotnitsky viết trên Facebook của mình.
Người dân miền đông Ukraine đi bầu lãnh đạo ngày 2/11.
Người dân miền đông Ukraine đi bầu lãnh đạo ngày 2/11.
Theo ông Igor Plotnitsky, nếu các cử tri đều đồng lòng ủng hộ việc LPR giai nhập nga, Moscow “sẽ có toàn quyền” để gửi lực lượng quân đội thường trực tới lãnh thổ của chúng ta.

Xem nữ binh Ukraine chiến đấu trên tuyến lửa chống ly khai

(Kiến Thức) - Nhiều phụ nữ Ukraine đã tình nguyện cầm súng tham gia lực lượng chống quân ly khai ở miền đông nước này.

Quân đội Ukraine cảnh báo, lực lượng ly khai đang khẩn trương tập trung, tái bố trí và huy động lực lượng trên khắp miền Đông nước này trong bối cảnh Liên Hợp Quốc yêu cầu giới chức Nga và Ukraine phải thực hiện các bước giảm leo thang xung đột tại Donbass.
Phía lực lượng Ly khai miền Đông thì liên tục cáo buộc và đưa ra các bằng chứng cho thấy, Quân đội chính phủ Ukraine liên tục vi phạm lệnh ngừng bắn được kí bởi 2 bên hồi đầu tháng 9 vừa qua.