Khủng hoảng Syria bao trùm cuộc gặp Putin-Obama

(Kiến Thức) - Phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết chủ đề chính của cuộc gặp Putin-Obama bên lề Đại hội đồng LHQ ở New York sẽ là khủng hoảng Syria.

Ngày 24/9, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào ngày 28/9/2015.
Khung hoang Syria: Chu de chinh cua cuoc gap Putin-Obama
 Hai vị tổng thống Mỹ-Nga từng thảo luận bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8.
Ông Peskov nói với báo giới:  “Tổng thống Putin sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sẽ hội đàm với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Sau đó, ông sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Nhật Bản (Shinzo Abe) và Tổng thống Mỹ (Barack) Obama".
Theo phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov, cuộc khủng hoảng Syria sẽ là chủ đề chính của cuộc gặp Putin-Obama ngày 28/9 bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Còn cuộc khủng hoảng Ucraina sẽ chỉ được thảo luận nếu còn thời gian vào cuối cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Obama. Ông Peskov nói với các phóng viên: "Đương nhiên, chủ đề chính là Syria. Các cuộc thảo luận chính về Ukraine sẽ diễn ra vào ngày 2/10 tại Paris, trong khuôn khổ  Normandy".
Tổng thống Vladimir Putin sẽ dẫn đầu  phái đoàn Nga và sẽ phát biểu trước  Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về các cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Syria cũng như cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cũng sẽ nói về vấn đề trừng phạt đơn phương. Ông Putin dự kiến phát biểu vào sáng 28/9 và đây là bài phát biểu đầu tiên của ông trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kể từ năm 2005.
Tổng thống Obama cũng sẽ phát biểu trước  Đại hội đồng LHQ trong ngày ngày 28/9. Các cuộc tranh luận thường niên tại Đại hội đồng LHQ  sẽ diễn ra từ ngày 28/9 đến ngày 3/10/2015.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng ngày 24/9 nói với RIA Novosti rằng cuộc gặp được thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Putin. Ông này nói: "Trong tình hình hiện nay ở Ukraine và Syria, bất chấp những bất đồng sâu sắc với Moscow, Tổng thống Obama cho rằng sẽ là vô trách nhiệm nếu không chịu thử xem liệu chúng ta có thể đạt được tiến bộ nào đó thông qua việc tiếp xúc cấp cao với Nga".
Quan chức Nhà Trắng này cũng nói rằng Tổng thống Obama sẽ "nhân cuộc họp này thảo luận về vấn đề Ukraine" và sẽ chú trọng vào việc Nga tôn trọng những cam kết trong thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ ở Kiev và các phần tử ly khai ở miền đông Ukraine.  
Cuộc gặp gỡ diễn ra giữa lúc có tin tức Nga đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở Syria để giúp Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống các phe nổi dậy tìm cách lật đổ chế độ, trong đó có nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS.
Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Putin nói rằng Nga muốn thành lập một ”liên minh quốc tế chống khủng bố và cực đoan" và chính phủ của ông Putin "chờ tham khảo" về vấn đề này với điều ông gọi là "đối tác Mỹ của chúng ta”.

Xung đột Mỹ-Trung sẽ là “đại họa”?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Washington để ngăn chặn xung đột Mỹ-Trung mà ông gọi là “đại họa”.

Theo tường thuật của thông tín viên William Gallo của VOA, trong bài diễn văn chính sách đọc trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ hôm thứ 22/9 (giờ địa phương) tại Seattle, ông Tập Cận Bình nói: “Nếu Trung Quốc và Mỹ hợp tác với nhau một cách tốt đẹp, hai nước có thể trở thành nền tảng cho sự ổn định toàn cầu. Nếu đôi bên xung đột hoặc đối đầu với nhau thì điều đó sẽ dẫn tới đại họa cho cả hai nước và toàn thế giới”.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại về an ninh mạng

Liệu ông Putin có “trói cánh” Israel ở Syria?

(Kiến Thức) - Về thỏa thuận tránh xung đột Nga-Israel ở Syria, giới phân tích đặt câu hỏi: Liệu ông Putin có “trói cánh” Israel trong không phận Syria, thông qua thỏa thuận này?

Thủ tướng Netanyahu nói rằng ông và Tổng thống Putin đã đồng ý về cách thức tránh xung đột giữa quân đội hai nước ở Syria. Tại một cuộc họp báo ở điện Kremlin, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo một thỏa thuận tránh xung đột giữa quân đội hai nước  trong và xung quanh Syria.
Lieu ong Putin co “troi canh” Israel o Syria?
Liệu thỏa thuận Nga-Israel có "trói cánh" máy bay Israel tiến hành các cuộc không kích ở Syria.
Nhưng tất cả những nụ cười và bắt tay thân thiện giữa hai nhà lãnh đạo này không thể xóa nhòa các nếp nhăn mới trong quan hệ Nga-Israel. Quyết định của Moscow gia tăng hiện diện quân sự ở miền bắc Syria để hậu thuẫn cho Tổng thống Bashar al-Assad đã đặt ra một thách thức tiềm tàng đối với Thủ tướng Netanyahu, người đã có nhiều năm “tương đối tự do hành động” trong việc tiến hành các cuộc tấn công chống lại việc vận chuyển vũ khí Iran cho Hezbollah qua Syria.

Nga buộc Mỹ phải thay đổi “luật chơi” ở Syria

(Kiến Thức) - Lựa chọn thời điểm thích hợp và hành động quyết đoán mau lẹ, Nga đã buộc Mỹ và phương Tây thay đổi “luật chơi” ở  Syria.

Nga buoc My phai thay doi “luat choi” o Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy các nhà lãnh đạo phương Tây vào "nước bí" trên "bàn cờ" mang tên khủng hoảng Syria.
Tổng thống Nga đưa ra quyết định can dự, thay đổi luật chơi ở Syria vào thời điểm “không thể hợp lý hơn”. Đó là khi nội bộ chính giới Mỹ xuất hiện rạn nứt về chiến lược đối với Syria, nhất là khi kế hoạch trợ giúp vũ khí, trang bị, huấn luyện cho “lực lượng chống đối ôn hòa” thất bại, không đẩy lui được nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Cùng thời điểm, Châu Âu phải vật lộn với khủng hoảng người di cư ở mức độ chưa từng thấy, mà nguyên do chủ yếu là tình hình nội chiến, bất ổn tại Syria, Lybia, Yemen… Khủng hoảng ở Ukraine dần lắng dịu, theo hướng có lợi cho Nga khi chính quyền Kiev phải tính đến công nhận, trao quyền tự quản lớn hơn cho Donbass.
Nhận ra vị thế ngày càng suy yếu của quân đội Syria, Nga quyết định can thiệp quân sự nhằm đáp trả những can dự của Mỹ và đồng minh. Việc tăng cường chuyển giao vũ khí được Nga tiến hành khá dồn dập, nhưng có lẽ Nga đã lên kịch bản cho một tình huống cấp thiết như vậy hơn một năm trước.