Xung đột Mỹ-Trung sẽ là “đại họa”?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Washington để ngăn chặn xung đột Mỹ-Trung mà ông gọi là “đại họa”.

Theo tường thuật của thông tín viên William Gallo của VOA, trong bài diễn văn chính sách đọc trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ hôm thứ 22/9 (giờ địa phương) tại Seattle, ông Tập Cận Bình nói: “Nếu Trung Quốc và Mỹ hợp tác với nhau một cách tốt đẹp, hai nước có thể trở thành nền tảng cho sự ổn định toàn cầu. Nếu đôi bên xung đột hoặc đối đầu với nhau thì điều đó sẽ dẫn tới đại họa cho cả hai nước và toàn thế giới”.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại về an ninh mạng
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đề cập tới nhiều vấn đề khác đang gây căng thẳng cho các mối quan hệ song phương, kể cả vấn đề tin tặc mà Tổng thống Barack Obama đã nói rõ là sẽ nằm cao trong chương trình nghị sự của cuộc gặp sắp tới tại Nhà Trắng.
Xung dot My-Trung se la “dai hoa”?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Xung đột Mỹ-Trung sẽ là "đại họa".
“Chính phủ Trung Quốc không hề tham gia, khuyến khích hay hỗ trợ bất cứ ai để thực hiện những vụ đánh cắp bí mật thương mại,” ông Tập Cận Bình nói như vậy và lặp lại những tuyên bố trước đây của Bắc Kinh là Trung Quốc là nạn nhân, chứ không phải thủ phạm của những vụ tấn công mạng.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng thiết lập “một cơ chế đối thoại cấp cao với Mỹ về việc phòng chống tội phạm mạng”, trong một cố gắng nhằm trấn an các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đang cảm thấy lo âu trước mối đe dọa ngày càng lớn của tin tặc.
Ông Tập Cận Bình cũng nói rằng Trung Quốc sẽ không hạ thấp tỉ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Đây là một vấn đề mà các giới chức Mỹ đã lo ngại từ nhiều năm qua và sự lo ngại này đã gia tăng hồi gần đây vì những vụ phá giá đồng nội  tệ mà Trung Quốc đã thực hiện một cách bất ngờ khi thị trường chứng khoán tuột dốc.
Thượng đỉnh Mỹ-Trung có nhiều căng thẳng
Theo dự kiến, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung sẽ có một cuộc thảo luận cặn kẽ về gián điệp mạng và các vấn đề kinh tế khi nhà ông Tập Cận Bình viếng thăm chính thức đầu tiên Nhà Trắng vào ngày 25/9.
Trước khi ông Tập Cận Bình lên đường sang thăm Mỹ, các giới chức cấp cao của chính quyền Obama đã mạnh mẽ lên án những hoạt động gián điệp mạng do Bắc Kinh bảo trợ. Họ nói rằng đây là một chướng ngại lớn cho các mối quan hệ Mỹ-Trung.
Phó Cố vấn an ninh Quốc gia Ben Rhodes nói:  “Chúng tôi nghe thấy mỗi lúc một nhiều những mối quan ngại về những hoạt động của Trung Quốc. Chúng tôi muốn làm rõ là khả năng tiếp tục tăng trưởng của Trung Quốc sẽ gặp rủi ro nếu các doanh nghiệp không tin là họ sẽ không bị tin tặc tấn công”.
Các giới chức Mỹ đã đề nghị áp dụng các biện pháp chế tài đối với Bắc Kinh và Tổng thống Obama cho biết Washington đang chuẩn bị “một số biện pháp” để  cho Trung Quốc thấy “đây không phải chỉ là một vấn đề làm cho chúng tôi bực bội đôi chút.”
Vấn đề Biển Đông
Một lĩnh vực gây bất đồng khác là những yêu sách chủ quyền gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong bài diễn văn hôm 22/9, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc không muốn đối đầu với các nước khác và không muốn hạn chế tự do hàng hải trong khu vực.
Ông khẳng định:  “Tôi xin nhắc lại: bất kể diễn biến đến mức nào đi nữa, Trung Quốc cũng không bao giờ theo đuổi ý đồ bá quyền hay bành trướng”.
Xung dot My-Trung se la “dai hoa”?-Hinh-2
Trung Quốc đã ráo riết đắp "đảo nhân tạo" trái phép và thiết lập các cơ sở dân sự-quân sự trên những bãi đá ngầm, rạn san hô mà Bắc Kinh đánh chiếm  ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong thời gian qua Trung Quốc đã tiến hành trái phép những dự án xây đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở dân sự-quân sự trên những bãi đá ngầm, rạn san hô mà Bắc Kinh đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa, nơi các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
Hồi đầu tuần này, ông Tập Cận Bình nói với tờ Wall Street Journal rằng Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.
Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động mà Washington cho là không phù hợp với các tiêu chuẩn hành xử quốc tế và có thể làm bùng ra những vụ xung đột ở Biển Đông.
Biểu tình phản đối
Trong lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Seattle hôm 22/9, nhiều người đã tụ tập ở gần đó để lên án điều mà họ cho là các chính sách hà khắc của Bắc Kinh ở Tây Tạng và việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Ông Tập cũng sẽ gặp phải những cuộc biểu tình phản kháng tương tự khi ông tới Washington và New York trong những ngày tới.
Hồi đầu tuần, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nói rằng các giới chức Mỹ sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc… nới rộng tự do ngôn luận và loại bỏ những sự hạn chế đối với sinh hoạt tôn giáo. Tuy nhiên, những phát biểu tương tự trong quá khứ đã bị Bắc Kinh bác bỏ.
Bà Sophie Richardson, giám đốc bộ phận Trung Quốc của tổ chức Human Rights Watch, nói “Đây là một mối quan hệ lớn và phức tạp. Điều này tuyệt đối chính xác. Và do đó, có rất nhiều đề tài cần lưu ý. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự xuống cấp của tình hình nhân quyền ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ông Tập Cận Bình là một việc cần đặc biệt lưu tâm”.

Mỹ cấp vũ khí cho al-Qaeda qua phiến quân Syria “ôn hòa“?

(Kiến Thức) - Một số thành viên Mặt trận al-Nursa trung thành với al-Qaeda cho biết chỉ huy của nhóm phiến quân "ôn hòa" do Mỹ đào tạo đã giao nộp vũ khí cho họ.

Chính quyền Mỹ đã lên kế hoạch đào tạo và trang bị cho phiến quân ôn hòa ở Syria và đang hứng chịu nhiều thất bại. Có tin nói, nhóm 75 chiến binh được Mỹ huấn luyện dường như sẵn sàng giao vũ khí cho nhóm Hồi giáo cực đoan có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Năm ngoái, Washington thông báo kế hoạch tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo (IS) tự xưng. Ngoài những cuộc oanh kích, Mỹ cũng lập ra một chương trình huấn luyện cái gọi là phiến quân Syria “ôn hòa”, qua đó đào tạo và trang bị vũ khí cho những cá nhân gia nhập Sư đoàn 30 với ý định "cho ra lò" chừng 5.400 chiến binh chống IS.

Ông Tập Cận Bình đem theo kế sách gì sang Mỹ?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đem theo kế sách gì sang Mỹ để “làm việc” với Tổng thống Barack Obama nhằm giải quyết một loạt bất đồng đang tồn tại?

Truyền thông và giới quan sát quốc tế dự đoán hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Barack Obama sẽ thảo luận những vấn đề đang được quan tâm giữa Mỹ và Trung Quốc là an ninh mạng, tình hình Biển Đông, hợp tác thực hiện mục tiêu chống biến đổi khí hậu, hợp tác về chống phổ biến vũ khí hạt nhân ở Iran và Triều Tiên và có thể sẽ ký kết Hiệp định đầu tư song phương (BIT).
Ong Tap Can Binh dem theo ke sach gi sang My?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện khởi hành sang thăm chính thức Mỹ.
Tuy mục tiêu theo đuổi của mỗi bên là có khác nhau, nhưng có thể thấy là hai bên sẽ tìm cách dàn xếp và trì hoãn những mục tiêu có mâu thuẫn lợi ích. Và chắc chắn, nếu như dàn xếp, trì hoãn không thành công, hai bên sẽ phải thỏa thuận đổi chác lợi ích.