Khủng hoảng Qatar: Nga-Mỹ vào cuộc

Đến nay đã có 8 nước tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao, cắt kết nối giao thông trên không, trên biển với Qatar, cáo buộc nước này hỗ trợ khủng bố.

Trước những diễn biến này, các cường quốc trong và ngoài khu vực bắt đầu vào cuộc.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) gần đây đã cử một nhóm nhà điều tra tới Doha nhằm giúp chính phủ Qatar điều tra nghi vấn sự cố tấn công mạng liên quan tới tin tặc Nga. Các cơ quan an ninh Mỹ nghi ngờ tin tặc Nga đứng sau vụ xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát hãng thông tấn Qatar (QNA) vào ngày 23/5, tung tin tức giả mạo gây chia rẽ các đồng minh thân cận nhất của Washington ở vùng Vịnh. Các quan chức Mỹ nhận định mục đích vụ tấn công mạng dường như là muốn gây chia rẽ trong nội bộ Mỹ và các đồng minh. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Qatar ở Washington nói cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục và kết quả sẽ sớm được công bố.
Khung hoang Qatar: Nga-My vao cuoc
 Quốc vương Tamim Bin Hamad Al Thani của Qatar (trái) gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Saudi Arabia hôm 21/5. Ảnh: GETTY.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/6 đã bày tỏ sự ủng hộ với các nước Ả Rập nỗ lực hành động chống khủng bố. Nhà lãnh đạo Mỹ ngày 6/6 đã dùng tài khoản Twitter chỉ trích Qatar và xác định rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề này. Ông Trump hoan nghênh hành động của các nước Trung Đông với Qatar và coi đó là hệ quả từ bài phát biểu kêu gọi chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mà ông đưa ra trong chuyến công du Saudi Arabia vừa qua.
Ngược lại với ông Trump, phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng bày tỏ lo ngại quanh việc Qatar bị thế giới Ả Rập cô lập. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6/6 cũng đã điện đàm với quốc vương Tamim Bin Hamad Al Thani của Qatar, kêu gọi cuộc khủng hoảng phải được giải quyết bằng các biện pháp chính trị-ngoại giao và thông qua đối thoại, theo Reuters.
Trong khi đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói việc cô lập và trừng phạt Qatar không giải quyết được vấn đề. Một nguồn thạo tin cho biết ông Erdogan trước đó đã điện đàm với các nhà lãnh đạo Qatar, Nga, Kuwait và Saudi Arabia để hạ nhiệt căng thẳng.

Vì sao nhiều nước Arập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar?

(Kiến Thức) - Ả-rập Xê-út, UAE, Bahrain và Ai Cập đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc quốc gia Trung Đông này tài trợ khủng bố.

Reuters đưa tin, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar hôm 5/6, cáo buộc quốc gia này tài trợ cho khủng bố và ủng hộ chương trình nghị sự của “đối thủ” Iran trong khu vực.
Vi sao nhieu nuoc Arap cat dut quan he voi Qatar?
Tiểu vương Qatar Tamim bin Hamad Al-Thani dự một cuộc họp tại thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, ngày 11/11/2015. Ảnh: Reuters. 

Chùm ảnh bầu cử xã-phường ở Campuchia

(Kiến Thức) - Cuộc bầu cử xã-phường ở Campuchia đã ngã ngũ, với kết quả Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tiếp tục nhận được sự tín nhiệm cao nhất.

Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc bầu cử xã-phường tổ chức ngày 4/6 , Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã về nhất với chiến thắng tại hơn 1.160 trên tổng số 1.646 xã-phường trong cả nước, bỏ khá xa đảng về thứ 2 là đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) được khoảng 480 ghế hội đồng xã-phường. Ảnh: Al Jazeera 
Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-2
Chủ tịch Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) Sik Bunhok chiều 4/6 cho biết có 85,74% số cử tri trong tổng số 7,8 triệu cử tri đăng ký đã đi bỏ phiếu bầu 1.646 hội đồng xã-phường trong cả nước.  Ảnh: Al Jazeera
Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-3
Cuộc bầu cử xã-phường ở Campuchia lần này có 12 đảng tham gia, trong đó có hai đảng lớn là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và Đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập. Quang cảnh một phòng bỏ phiếu trước khi tiến hành bầu cử xã-phường. Ảnh: Al Jazeera 
Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-4
Chủ tịch Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) Sik Bunhok chiều 4/6 cho biết có 85,74% số cử tri trong tổng số 7,8 triệu cử tri đăng ký đã đi bỏ phiếu bầu 1.646 hội đồng xã-phường trong cả nước.  Ảnh: Al Jazeera
Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-5
Thủ tướng Campuchia, Chủ tịch đảng CPP Samdech Techo Hun Sen, đi bỏ phiếu tại phòng phiếu 1697 ở Trường Cao đẳng Sư phạm, thị xã Ta Khmau, tỉnh Kandal. Ảnh: Al Jazeera
Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-6
Khoảng 40.000 binh sĩ, cảnh sát đã được bố trí nhằm bảo đảm trật tự, an ninh cho cuộc bầu cử. Gần 75.000 quan sát viên theo dõi, giám sát cuộc  bầu cử lần này, trong đó có khoảng 100 quan sát viên quốc tế đến từ Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu. Ảnh: Al Jazeera
       
Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-7

Lần đầu tiên trong 24 năm qua, Thủ tướng Hun Sen trực tiếp tham gia chiến dịch bầu cử. Ông tuyên bố: "Chỉ duy nhất CPP có đủ năng lực để quản lý Campuchia và duy trì hòa bình và phát triển của đất nước". Ảnh: Al Jazeera 

Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-8
Các đảng đối lập ở Campuchia, bao gồm cả CNRP, luôn thể hiện thái độ bất hợp tác và triệt để khai thác tồn tại trong xã hội Campuchia để chỉ trích đảng cầm quyền. Ảnh: Al Jazeera.

Chum anh bau cu xa-phuong o Campuchia-Hinh-9
Chiến dịch vận động tranh cử diễn ra khá sôi động, nhưng cũng khá yên bình không xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Ảnh: Al Jazeera  

Chùm ảnh vụ tấn công khủng bố Quốc hội Iran

(Kiến Thức) - Cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công Quốc hội Iran và Lăng giáo chủ Khomeini, làm ít nhất 12 người chết.

Chum anh khung bo IS tan cong Quoc hoi Iran
Ít nhất 12 người chết và nhiều người khác bị thương sau vụ tấn công Quốc hội Iran và Lăng Giáo chủ Khomeini tại thủ đô Tehran. Trong ảnh: Các lực lượng Iran ẩn nấp trong cuộc tấn công vào Quốc hội Iran ở thủ đô Tehran ngày 7/6/2017. Ảnh: Tasnim News Agency