Không nên chỉ đánh thuế tài sản đại gia nhà đất tại TP.HCM

Sáng 20/11, thảo luận tại Quốc hội, tất cả ý kiến đại biểu đều đồng tình với việc cần có cơ chế chính sách riêng cho TP.HCM phát triển.
 

Tuy nhiên, hai nội dung về tăng các sắc thuế và chính sách thu nhập cho công chức, viên chức được nhiều đại biểu tập trung góp ý.
Nên đánh giá tác động trước khi tăng thuế
Khẳng định TP.HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn nên cần thiết phải có chính sách riêng để đảm bảo khuyến khích TP hơn nữa, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) ủng hộ việc để lại toàn bộ tiền bán vốn, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho TP.
Khong nen chi danh thue tai san dai gia nha dat tai TP.HCM
 Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) - Ảnh: Quochoi.vn 
Song, đại biểu Bé đề nghị đánh giá tác động trước khi tăng các sắc thuế, tăng ở mức độ nào chứ không tràn lan sẽ ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích đầu tư vào TP.HCM, nhất là khuyến khích khởi nghiệp.
Được biết, TP.HCM đặt mục tiêu dến năm 2020 có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập.
Cũng đắn đo về việc tăng thuế, đại biểu Mai Hồng Hải (TP Hải Phòng) cho rằng chỉ nên tăng không quá 25% đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường so với mức hiện hành. Tuy nhiên, TP sẽ phải nghiên cứu, trình Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Theo đại biểu Hải, chính sách thuế, phí nên mở rộng đối tượng thu hơn là tăng mức thuế. Nguyên tắc đưa ra là phải đảm bảo ổn định xã hội, khuyến khích TP phát triển.
Khong nen chi danh thue tai san dai gia nha dat tai TP.HCM-Hinh-2
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) - Ảnh: Quochoi.vn 
Lo ngại thuế tài sản sẽ gây bất lợi
Đặc biệt đối với thuế tài sản, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) băn khoăn nếu chính sách thuế tài sản chỉ áp dụng với T.PHCM thì cần cân nhắc thận trọng, bởi ảnh hưởng tính công bằng trong chính sách.
Trên thực tế có nhiều người là đại gia về đất ở nhiều địa phương khác mà không phải nộp thuế trong khi có những người lao động bình thường chỉ có nhà đất để ở mà lại phải chịu thuế.
"Mục tiêu đưa ra các cơ chế chính sách phát triển cho TP.HCM, trong tờ trình của Chính phủ, là nhằm tăng cường tính hấp dẫn và khắc phục hạn chế thu hút đầu tư cho TP. Tuy nhiên, nếu có thuế tài sản thì sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh của TP so với các địa phương khác", bà Mai lo ngại.
Nếu áp dụng chính sách này, đại biểu Mai cho rằng cần phải có điều kiện để chính sách đưa ra hợp lòng dân. Như kinh nghiệm của một số nước là phải có cơ sở dữ liệu quốc gia về bất động sản, cập nhật biến động tài sản, có hệ thống đo đạc, hệ thống định giá tài sản.
"Đặc biệt là chuẩn bị tâm lý đối với người nộp thuế. Thực tế, thuế tài sản đối với nhiều người dân vẫn còn xa lạ", bà Mai nói.
Để TP.HCM tự quyết mức tăng thu cho người lao động
Về bổ sung thu nhập cho công chức và viên chức của thành phố, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) đề nghị thực hiện theo bảng lương cơ bản.
Còn thu nhập tăng thêm thì giao cho HĐND TP quyết định mức tăng thêm cho cán bộ, công chức viên chức của TP trên cơ sở năng suất chất lượng, công việc, từ nguồn thu của TP để khuyến khích thu hút nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên, quy định trong dự thảo nghị quyết khống chế mức trần là 1,8 lần rất khó cho TP. Quốc hội, Chính phủ nên giao cho TP tự chủ quyết định chi mức tăng này", đại biểu Bé nói.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) thì đề nghị không chỉ tăng thu nhập cho công chức, viên chức mà cần tăng thu cho đối tượng lao động nữa. Bởi nhiều người dân ở TP.HCM không phải là công chức, viên chức nhưng có đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của TP.
Khong nen chi danh thue tai san dai gia nha dat tai TP.HCM-Hinh-3
 

Bộ Chính trị đồng ý để Hà Nội thí điểm mô hình chính quyền đô thị

Bộ Chính trị đồng ý để TP Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận, tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định pháp luật.

Tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội ngày 19/11, Phó bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, ngày 7/11, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020.

Thêm một bé trai 3 tuổi bị mẹ bỏ rơi trong nhà nghỉ ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Một bé trai 3 tuổi bị người mẹ bỏ rơi trong nhà nghỉ trên địa bàn phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang khiến dư luận xôn xao.

Liên quan đến thông tin vụ việc bé trai 3 tuổi bị mẹ bỏ rơi trong nhà nghỉ, sáng 20/11, trao đổi với PV, Thiếu tá Nguyễn Quang Chung - Trưởng Công an phường Mễ Trì (Hà Nội) cho biết, đơn vị có tiếp nhận một trường hợp bé trai bị mẹ bỏ rơi tại nhà nghỉ.
Them mot be trai 3 tuoi bi me bo roi trong nha nghi o Ha Noi
 Do không thấy người nhà đến nhận, cơ quan chức năng đã bàn giao cháu bé cho Trung tâm bảo trợ số 1 nuôi dưỡng, chăm sóc.

Kỳ họp 3, Quốc hội khóa XIV: Nhiều đột phá ấn tượng

Kỳ họp 3, Quốc hội khóa XIV đã kết thúc, đại biểu Quốc hội đánh giá đây là kỳ họp thành công, đặc biệt là các phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

>>> Xem clip Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Tăng thời gian chất vấn/ Nguồn: QPVN