Không cho chèo kéo khách, “cò” đánh gãy răng nhân viên an ninh Nội Bài

(Kiến Thức) - Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang khẩn trương truy bắt đối tượng còn lại trong vụ đánh gãy 4 răng cửa nhân viên an ninh sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) để củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
 

Chiều ngày 13/1, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Lê Ngọc Ly - Trưởng Công an Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ, truy bắt đối tượng liên quan đánh nhân viên an ninh sân bay Nội Bài (Hà Nội) để xử lý về hành vi “Chống người thi hành công vụ”, quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự.
Chiều 2 ngày trước đó, anh Nguyễn Văn Điệp (nhân viên Đội An ninh kiểm soát sân đỗ ô tô - Trung tâm an ninh hàng không Nội Bài) đang làm nhiệm vụ tại khu vực sân đỗ ô tô trước sảnh E, Nhà ga T1 của sân bay Nội Bài thì phát hiện Trần Thị Lý (SN 1972, ở thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang ở khu vực tầng 1 sảnh E, Nhà ga T1 chèo kéo khách đi taxi.
Khong cho cheo keo khach, “co” danh gay rang nhan vien an ninh Noi Bai
A Điệp bị hai đối tượng Trường và Lý đánh. Trong đó, Lý đánh gãy 4 răng cửa của nhân viên này. 
Nhân viên Điệp yêu cầu Lý ra ngoài, không được thực hiện hành vi như vậy. Tuy nhiên, Lý không chấp hành và đến chỗ của Hoàng Văn Trường (SN 1989), ở thôn Tân Trại, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn - bạn của Lý) đang đứng gần.
Khi thấy nhân viên Điệp tiếp tục yêu cầu ra khỏi bãi đỗ xe thì cả Lý và Trường quay lại chửi. Tiếp đó, Trường và Lý thi nhau xông tới đấm vào đầu, mặt, rồi cào cấu lên cổ của nhân viên an ninh Điệp.
Lúc này, nhân viên Điệp chỉ biết dùng tay đỡ, đẩy cả hai ra xa. Khi thấy có người can ngăn và lực lượng Công an đồn Công an sân bay Nội Bài cùng các an ninh khác đến hỗ trợ Lý và Trường liền bỏ đi.
Nhân viên Điệp đã yêu cầu cả hai quay lại để làm việc, thì Trường chạy về hướng thôn Tân Trại (xã Phú Cường). Riêng Lý, chạy đến hỗ để xe máy của mình và mở khóa chống trộm bánh trước định bỏ chạy nhưng nhân viên Điệp đã yêu cầu ở lại. Tuy nhiên, Lý dùng tay phải cầm chiếc khóa trên đánh vào miệng nhân viên Điệp khiến 4 chiếc răng cửa số 11,21,32,33 của anh Điệp bị gãy.
Ngay khi tiếp nhận thông tin việc, Công an huyện Sóc Sơn đã phối hợp với VKSND cùng cấp vào cuộc, làm rõ.
Trần Thị Lý đã bị Công an huyện Sóc Sơn tạm giữ về hành vi “Chống người thi hành công vụ”. Lực lượng Công an cũng đồng thời truy bắt Trường để nhanh chóng xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Bác sỹ Hoàng Công Lương quyết tâm có mặt tại tòa vào ngày mai

Đến thời điểm này bác sỹ Hoàng Công Lương vẫn cố gắng và thể hiện sự quyết tâm có mặt tại phiên tòa vào ngày mai, 14/01/2019. Tuy nhiên chưa thể chắc chắn bác sĩ Lương sẽ có mặt tại tòa trong suốt thời gian xét xử.

Bac sy Hoang Cong Luong quyet tam co mat tai toa vao ngay mai
 Bác sỹ Hoàng Công Lương tại phiên tòa sơ thẩm tháng 5/2018.
Sau 1 tuần tạm hoãn phiên tòa xét xử vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do sự vắng mặt của bị cáo Hoàng Công Lương, phiên tòa sẽ mở lại vào ngày mai, 14/01/2019.

BOT Bắc Thăng Long đặt nhầm chỗ 10 năm: Không loại trừ có "lợi ích nhóm"

(Kiến Thức) - Chuyên gia cho rằng, trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đặt sai vị trí dự án không loại trừ “lợi ích nhóm”, các chủ dự án BOT đều tính toán thu lợi nhuận đầu tư, thu phí, chưa tính tới lợi ích người dân, xã hội.

Đã gần 10 ngày qua, các tài xế liên tục "cắm chốt" tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, phản đối trạm BOT này đặt sai vị trí dự án. Việc trạm BOT đặt sai vị trí thu phí đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây bức xúc dư luận xã hội trong vài năm trở lại đây. 
Ngoài BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài còn có 3 trạm BOT khác bị lái xe phản đối quyết liệt vì cho rằng nơi đặt trạm chưa hợp lý. Đơn cử như BOT Cai Lậy (Tiền Giang), Tân Đệ (Thái Bình), Mỹ Lộc (Nam Định). Trong số các trạm trên, trạm Tân Đệ sẽ được di dời về đường tránh Đông Hưng (Thái Bình), những trạm còn lại thì ngay cả Bộ GTVT cũng đang "lúng túng" trong việc xử lý dứt điểm vụ việc. Điều này khiến "cuộc chiến" giữa lái xe và các trạm BOT mà cụ thể là chủ đầu tư chưa biết bao giờ mới có hồi kết.
BOT Bac Thang Long dat nham cho 10 nam: Khong loai tru co
 BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài xả trạm từ ngày 18/12 do các tài xế phản đối việc đặt sai vị trí thu phí.

Trả lời về việc trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đặt sai vị trí, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận, trong đầu tư BOT đường bộ còn một số tồn tại, hạn chế, như: Chỉ định thầu với hầu hết dự án, quản lý chi phí đầu tư, doanh thu; Vị trí trạm thu phí gây bức xúc cho người sử dụng (dù các trạm thu phí đều được địa phương thống nhất)...

Theo ông Thể, hiện cả nước có 17/88 trạm thu phí BOT đường bộ bất cập về vị trí cần xử lý. Trong số này, có 3 trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án, gồm: Trạm thu phí Tào Xuyên (Thanh Hóa - hiện đã dừng thu); trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh); Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Ông Thể cho rằng, do lịch sử để lại, khi tận dụng trạm thu phí cho ngân sách trước đây để thu phí hoàn vốn dự án BOT. Việc tận dụng này giúp tiết kiệm khoảng 30-50 tỷ đồng, và phù hợp với quy định thời kỳ đó. Tuy nhiên, sau khi tính toán lại, hiện trạm thu phí Tào Xuyên đã dừng thu phí do chủ đầu tư đã có lãi. Với trạm Cầu Rác (thu phí tuyến tránh Hà Tĩnh) dự kiến sẽ thu xong vào năm 2019, nên Bộ GTVT đề nghị giữ nguyên.

Riêng với trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài (thu phí hoàn vốn Dự án tuyến tránh TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), người đứng đầu Ngành Giao thông cho biết, năm 2014, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng dời trạm về đúng tuyến đường tránh. Sau đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục thu phí tại trạm này đúng hợp đồng ký với nhà đầu tư. Cùng đó, bây giờ người dân đã có lựa chọn đi đường Nhật Tân - Nội Bài. Do đó, Bộ GTVT kiến nghị giữ nguyên vị trí trạm thu phí này.

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, gần như toàn bộ dự án BOT giao thông đều được chỉ định thầu với nhà đầu tư, dẫn tới không cạnh tranh, thiếu minh bạch và không loại trừ “lợi ích nhóm”. Từ đó dẫn tới dự án tính mức đầu tư không sát, hầu hết đều tính giá cao hơn thực tế, điều này đã được kiểm toán, thanh tra chỉ rõ. “Các chủ dự án BOT đều tính toán làm đường thu lợi nhuận đầu tư, thu phí, chưa tính tới lợi ích người dân, xã hội”.

Do đó, chuyên gia trên đề nghị đã tới lúc cần chấn chỉnh lại các trạm thu phí BOT, cả về vị trí, thời gian thu, mức phí đảm bảo công bằng giữa nhà đầu tư, cộng đồng (những người sử dụng tuyến đường) và nhà nước. Theo ông Thịnh, dù hợp đồng đã ký, nhưng luôn có điều khoản chỉnh sửa, đại diện cơ quan nhà nước (Bộ GTVT) phải ngồi với nhà đầu tư tính toán lại.