![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi cũng là mẹ chồng. Tôi cũng có con dâu và cháu nội. Nhưng tôi không khắc nghiệt với con dâu, đúng hơn với đứa con dâu danh chính ngôn thuận mà tôi mang trầu cau cưới về.
8 năm trước, khi cháu nội tôi vừa tròn 1 tuổi thì con trai tôi bỏ theo người đàn bà khác. Nó nói thẳng với Hương, vợ nó: “Tôi không còn thương em nữa. Tôi có cuộc sống khác, với một người phụ nữ khác và ở nơi khác”. Vậy là nó đi, bỏ mặc vợ con cho tôi chăm sóc. Vợ nó sau khi khóc hết nước mắt, đã nói với tôi: “Số con không được làm con dâu của mẹ, thôi thì xin cho con làm con của mẹ chứ giờ mà về bên nhà cha mẹ con thì chẳng còn mặt mũi nào…”.
Từ đó tôi thương Hương như con gái ruột của mình. Những năm đầu, thằng con tôi đi biệt không về. Đến năm thứ ba, nó về nhân ngày giỗ ba nó và chỉ về một mình. Vợ sau của nó không có con, có lẽ vì vậy mà nó quay về. Con dâu tôi chỉ im lặng, không nói lời nào. Trong thâm tâm, tôi thầm mong chúng nó quay lại với nhau nhưng cũng không nói ra, nói vô.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thế nhưng suốt một thời gian dài, nó chẳng để ý ai. Cho đến khi tôi đưa Khôi, con trai của một người bạn cũ về nhà bảo nó: “Các con cứ tìm hiểu nhau thật kỹ, hợp nhau thì tiến tới, không hợp thì là bạn cũng tốt, mẹ không ép”.
Có lẽ đó là duyên phận nên hai đứa nảy sinh tình cảm với nhau. Tôi vui mừng không kể xiết và đã tính đến chuyện làm đám cưới cho chúng. Mọi chuyện đều suôn sẻ, chỉ có một rắc rối là tôi muốn bắt rể nhưng con dâu tôi lại ngại vì sợ ngày lễ, tết thằng con tôi về thì đụng mặt nhau. Nhưng gả đi thì cũng khó bởi tôi chỉ có một mình, con gái út thì đã đi lấy chồng xa. Cuối cùng con dâu tôi bảo: “Thôi mẹ à, con cứ ở vậy với mẹ như từ trước tới giờ, chồng con chi cho mệt”. Tôi gạt đi: “Không được. Mẹ sẽ kêu thằng Trung về, chuyện của con không thể chậm trễ vì đàn bà có thuở, có thì, lớn tuổi quá sẽ khó sinh nở”.
Thế nhưng thằng con tôi không về để ở nuôi mẹ mà về để quậy. Nó viện lý do hai vợ chồng nó vẫn chưa ly hôn nên nhất quyết không cho tôi gả vợ nó. “Con sẽ về với điều kiện vợ chồng con sum hợp. Mẹ là mẹ ruột của con, sao mẹ không bênh con mà lại bênh người dưng?”- nó hỏi gằn tôi.
Tôi nhìn thằng con, không tin vào tai mình: “Mày nói vậy mà nghe được hả? Bao nhiêu năm nay mày ở đâu?”. “Đàn ông năm thê, bảy thiếp là bình thường mà mẹ? Con bỏ con Dung rồi”. Dung là vợ sau của nó. Ăn ở với người ta bao nhiêu năm nay rồi, nói bỏ là bỏ sao? Tôi không ngờ mình lại đẻ ra một thằng con không ra gì như vậy. Tôi bảo nó: “Tao không cần mày về. Tao ở một mình cũng được nhưng tao nhất định gả con Hương cho thằng Khôi”.
Thế nhưng thằng con tôi lại làm mặt lỳ. Nó ở lại nhà và tuyên bố, nếu thằng Khôi lấy vợ nó thì sẽ có đổ máu.
Tôi không dám nói với Hương điều này vì lo con dâu tôi sẽ sợ nhưng thật sự lòng tôi đang bất an. Tôi không biết phải làm sao với thằng con bất hiếu, bất nghĩa của mình? Đây là thời buổi nào rồi mà nó còn dám nói đàn ông năm thê, bảy thiếp là bình thường? Đúng là thằng con trời đánh…
Tôi tin chắc rằng, trong cuộc đời người đàn ông từng lập gia đình, chẳng ai không lỡ một lần “say nắng”. Có người “say” túy lúy, có người “cảm nhẹ”. Nhưng dù say nắng một cách vô tình hay cố ý, là đã có tội với vợ, gây ra cảnh gia đình xào xáo, tệ hơn là dẫn đến ly hôn.
Tôi say nắng khoảng nửa năm thì bị vợ phát hiện. Hoàn cảnh đưa đẩy tới cơn say rất tình cờ (không phải tôi ngụy biện). Lúc đó, tôi luôn dặn lòng: phải kín đáo, đàn ông “cảm nắng” cho đời thêm… ý nghĩa, miễn sao có trách nhiệm với vợ con, là được.
Phụ nữ vốn nhạy cảm. Ngày phát hiện chuyện động trời của tôi, cô ấy như người điên, không biết kiềm chế từ lời nói đến hành động. Tôi hoàn toàn thông cảm với cú sốc của vợ. Nhưng phụ nữ vốn dễ mềm lòng. Tôi vỗ về, an ủi, dần vợ cũng nguôi. Sau sự cố đó, trong khi tôi trở nên chỉn chu hơn, cố gắng bù đắp tình cảm cho vợ, tích cực sửa chữa lỗi lầm, thì vợ tôi trở thành kẻ “nổi loạn”. Cô ấy không còn chăm lo gia đình như trước, siêng ra ngoài và thường về trễ, thậm chí còn biết ăn nhậu, nói năng bỗ bã, hồ đồ…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Dù ai cũng biết “say nắng” là đang lao vào trò chơi nguy hiểm, đầy rủi ro, là chỉ có “mất” chứ không có “được”. Nhưng tôi tin rằng, trường hợp của tôi không phải là cá biệt, “say nắng” mà còn làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn lên là điều… không tưởng. Có người bảo, vì tôi dẻo miệng, vì tôi biết sửa sai, vì vợ tôi vị tha, vì cô ấy vẫn còn yêu chồng, thương con… Tôi nghĩ, vì gì đi nữa, đã dám làm sai thì phải dám sửa sai, đâu thể để say nắng đến nỗi đánh mất hạnh phúc gia đình. Mấy ông bạn nhậu cứ nhìn tôi nửa đùa nửa thật: “Tao sẽ thử một lần say nắng, dù phép thử ấy có phần quá trớn, biết đâu hạnh phúc sẽ trở nên tươi mới hơn”. Tôi can họ, bởi cực chẳng đã mới say nắng, thiếu gì cách làm mới hạnh phúc của mình mà phải lao đầu vào trò chơi may ít, rủi nhiều ấy…