Không cần đại học, chẳng đòi hỏi kinh nghiệm lương 10 triệu

Tuyển nhân viên kinh doanh lương 10 triệu/tháng không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động...

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh theo phương thức đa cấp đang thực hiện tuyển dụng nhân viên với biểu hiện trái pháp luật.

Nhóm người mà các DN này nhắm đến thường là người có nhu cầu tìm việc làm hoặc sinh viên muốn đi làm thêm.

Cụ thể, các DN này sẽ đăng các nội dung quảng cáo trên phương tiện Internet như website về việc làm, Zalo, Facebook…tuyển dụng nhân sự với các tiêu chí dễ đáp ứng cùng mức thu nhập hấp dẫn.

Đơn cử như các mẫu tuyển dụng: "Tuyển nhân viên kinh doanh lương 10 triệu/tháng không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động". Hay "Tuyển cộng tác viên online, làm ca 4 tiếng/ngày thu nhập 6 triệu/tháng chưa kể hoa hồng"…

Khong can dai hoc, chang doi hoi kinh nghiem luong 10 trieu
Tiêu chí tuyển dụng dễ đáp ứng, việc nhẹ, lương cao... là cách tuyển dụng của các DN  kinh doanh đa cấp. Ảnh: T. Hà

Với mức lương và tính chất công việc này, những người có muốn kiếm tiền dễ dàng "sập bẫy".

Theo đó, khi các ứng viên nộp hồ sơ và được hẹn phỏng vấn thì những nhân viên của DN này không quá chú tâm vào công việc mà lại tiếp cận để hỏi han về hoàn cảnh gia đình, làm thân và lấy sự tin tưởng của người đang tìm việc.

Đồng thời, họ vẽ ra một tương lai tươi sáng với thu nhập hàng trăm triệu/tháng cùng những chuyến du lịch, đào tạo tại nước ngoài khiến các ứng viên muốn tham gia.

Sau đó, nhân viên tuyển dụng sẽ dùng nhiều biện pháp kể cả dụ dỗ và ép buộc người xin việc nộp các khoản tiền rất lớn với nhiều lý do như phí đào tạo kỹ năng bán hàng, mua tài liệu kinh doanh… hoặc bị yêu cầu mua một gói sản phẩm ban đầu để đầu tư hay "gia nhập" DN .

Sau khi đã nộp tiền, người được tuyển dụng có thể nhận được một khoản hoa hồng nhỏ để khuyến khích tuyển thêm người khác, hoặc chính họ tiếp tục nộp thêm tiền có vị trí kinh doanh với mức hoa hồng cao hơn.

Cục CT&BVNTD cho hay, thực chất công việc của họ chỉ là tuyển được thêm người, bán hàng hóa với mức giá cao vô lý hoặc nộp thêm nhiều tiền nữa lên cấp bậc.

Nếu không làm các công việc trên thì họ cũng không nhận thêm được bất kỳ các khoản thu nhập nào. "Theo đó trong trường hợp muốn khiếu nại về các khoản phí đã nộp, nạn nhân thường không có các chứng từ giao dịch với DN, các biên lai hay phiếu thu nộp tiền đều không có dấu của DN"- Cục CT&BVNTD lưu ý.

Do đó, để hạn chế những thiệt hại không đáng có cho người dân và có biện pháp xử lý đối với những DN bán hàng đa cấp có những hành vi nêu trên, Cục CT&BVNTD lưu ý, người dân cần kiểm tra Giấy chứng nhận kinh doanh đa cấp của DN đang tuyển dụng.

Ngay cả trong các giao dịch đối với DN bán hàng đa cấp đã được cấp Giấy chứng nhận, ứng viên vẫn cần ký và lưu giữ hợp đồng bằng văn bản với DN bán hàng đa cấp.

Đặc biệt, trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia cần phải từ chối các giao dịch không đảm bảo các yếu tố rõ ràng. Tiêu biểu như nộp tiền thanh toán cho DN nhưng đối tượng nhận chuyển khoản lại là số tài khoản của cá nhân, nộp tiền mua hàng nhưng không có hóa đơn đỏ, biên lai có dấu DN…

Giật mình đa cấp bùng nổ năm 2017: Ai chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Năm 2017, nạn kinh doanh đa cấp tiếp tục bùng phát. Nhưng chỉ đến khi hình thành mạng lưới rộng khắp, gây thiệt hại lớn, các công ty đa cấp mới bị phanh phui.

Hơn 360.000 người tham gia đa cấp điêu đứng

Theo số liệu báo cáo của 35 doanh nghiệp, tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp trong 6 tháng đầu năm 2017 là 361.592 người, giảm 276.045 người (43%) so với cuối năm 2016. Trong đó, tổng doanh thu bán đạt khoảng 3.067 tỷ đồng, tương đương 39% doanh thu toàn ngành năm 2016.

Doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng (72%) và mỹ phẩm (25%), từ đồ gia dụng, quần áo thời trang, thiết bị và mặt hàng khác chiếm 3%.

Tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 986 tỷ đồng, chiếm khoảng 32% tổng doanh thu toàn ngành (doanh thu chưa bao gồm VAT). Tổng số thuế đã nộp về ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm ước đạt 386 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, tính tới hết tháng 9/2017, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp tục giảm thêm 4 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp còn lại 36 doanh nghiệp, giảm 46% so với cuối năm 2015 (trong đó có 1 doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động).

Căn cứ theo số liệu báo cáo này cho thấy, số người tham gia vào đa cấp, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp và số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nạn kinh doanh đa cấp vẫn bùng nổ và nhiều dấu hiệu tiêu cực trong năm 2017. Cơ quan công an cũng khởi tố bị can và bắt tạm giam nhiều đối tượng để điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Hàng loạt vụ đa cấp bị phanh phui

Cụ thể, mới đây nhất là trường hợp công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy (địa chỉ trụ sở chính tại A6/D11-A7/D11 đường Đồng Bông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - một trong những công ty đa cấp nổi tiếng nhất.

2 công ty đa cấp tại TPHCM bị phạt 410 triệu đồng

Công ty Unicity Marketing Việt Nam và Mỹ phẩm Thường Xuân có trụ sở ở TP.HCM bị Cục Cạnh tranh xử phạt vì vi phạm nhiều quy định trong kinh doanh đa cấp.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã quyết định xử phạt 3 công ty: Greenlife, Unicity Marketing Việt Nam và mỹ phẩm Thường Xuân, trong đó 2 doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, với tổng số tiền 920 triệu đồng.