Không cần bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch huyền thoại hồi sinh, nếu...?

(Kiến Thức) - Ngoại thành Hà Nội xưa và đô thị hạt nhân của Thủ đô chúng ta hiện nay, có sông Tô Lịch huyền thoại, lịch sử. Bởi “chuyện kể rằng”: Vua Lý Thái Tổ khi dời Đô Hoa Lư, Ninh Bình về Hà Nội, đã từng đi thuyền trên con sông này.

Người có ngự thuyền tại vùng chợ Bưởi (bên sông Tô Lịch) và được Nhân Dân chào đón hân hoan… Cảm động trước tấm lòng của đồng bào, Vua Lý Thái Tổ đã đặt tên: Nghĩa Đô cho dải đất bên sông ở vùng chợ Bưởi (bây giờ thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Và nước sông Tô Lịch ngày xưa thật trong lành, đầy lãng mạn, nên thơ trữ Tình: “Nước sông Tô vừa trong, vừa mát. Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh”.
Song đã hơn 20 năm rồi, nước sông Tô Lịch bị đục, đen như nước điếu thuốc Lào và thường bốc mùi hôi thối kinh khủng, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống ở Hà Nội.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?
Nhiều thập kỷ qua, nước sông Tô Lịch mang 1 màu đen đặc trưng do ô nhiễm. 
Mặc dù sông đã được xây kè đá 2 bên bờ, Đội quản lý Sông, Công ty Thoát nước thả thuyền Thủy sinh môi trường trên sông… và đặc biệt cơ quan chức năng đã cho bơm nước sông Hồng vào, nhằm pha loãng “nước điếu” sông Tô Lịch. Nhưng cũng chỉ giải quyết được phần “ngọn” của việc làm sạch nước sông.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?-Hinh-2
 Thuyền Thủy sinh “thủ công” trên sông Tô Lịch.
Bởi vì đang tồn tại những lỗ ống cống thoát nước thải rất bẩn từng ngày, từng giờ sẽ chảy thẳng-“direct” xuống dòng sông.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?-Hinh-3
Những cống thoát nước ngày đêm xả thẳng xuống dòng sông. 

Để giải quyết phần “gốc” làm sạch nước sông, theo khoa học truyền thống, cổ điển, sẽ phải đầu tư xây dựng hệ thống cống công cộng cỡ “bự” chạy dọc ngầm dưới hè đường, suốt 2 bên bờ sông, để thu gom nước thải bẩn chảy vào các ga xử lý (làm sạch nước)-trước khi chảy xuống sông. Tuy nhiên sẽ rất tốn kém, khó khả thi.

Thế nên, Công ty Thoát nước Hà Nội đã đề cập đến phương pháp (có thể làm sạch nước sông Tô Lịch) bằng cách dùng chế phẩm “độc quyền” Redoxy-3C, kết hợp với việc duy trì cho bơm nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Đồng thời đang cho 1 Tổ chức xúc tiến thương mại, môi trường Nhật bản (JVE) tiến hành thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor. Chuyên gia của JVE giới thiệu công khai quy trình dây chuyền công nghệ này gồm 2 thiết bị: Tấm Bioreactor (kiểu xốp tổ ong) làm bằng đá núi lửa ở Nhật và máy xục khí Nano.
Nước bẩn sông Tô Lịch chảy tiếp xúc (tấm Bioreactor), các nhóm vi khuẩn sẽ bị kích hoạt ra các Enzym phân cắt phân tử nước H-O-H giải phóng ra rất nhiều Oxy (có thể là vô tận), cho thủy sinh tạo môi trường hỗ trợ các vi khuẩn hiếu khí… khi phân hủy bùn, các chất thải hữu cơ không sinh ra mùi hôi thối, sẽ làm sạch nước sông Tô Lịch.
Theo chuyên gia Vật lý, nhà nghiên cứu năng lượng Plasma-Nguyễn Phụng Châu cho rằng: Công nghệ Nano Bioreactor nêu trên, thực chất là 1 công nghệ năng lượng Plasma, công nghệ năng lượng khí vi tế (tinh tế) phi truyền thống, là lĩnh vực Vật lý rất mới, nên các nhà khoa học hiện nay rất ít người biết. Và không thể tưởng tượng được sức mạnh “vô hình” của nó có thể làm thay đổi 1 dòng sông.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?-Hinh-4
Chuyên gia Vật lý-Nguyễn Phụng Châu (bên trái ảnh) và KS Nguyễn Thành Lập (bên phải ảnh). 
Chuyên gia (Nguyễn Phụng Châu) đã cho tôi xem mẫu đá núi lửa ở Nhật dùng trong công nghệ Nano Bioreactor. Anh (Nguyễn Phụng Châu) cho biết: Loại đá núi lửa này có năng lượng Plasma cực kỳ lớn. Và anh chia sẻ điều rất đáng mừng ở Việt Nam bây giờ, hoàn toàn có thể tiếp thu, chế tạo, lắp đặt, vận hành được quy trình dây chuyền công nghệ này (nếu nhập khẩu đá núi lửa ở Nhật), để làm sạch nước sông Tô Lịch, mà không cần bơm nước sông Hồng vào.
Và dòng sông Tô Lịch huyền thoại, sẽ hồi sinh, chẩy đều với “đầu vào” là hệ thống nước mưa hàng năm (kể cả hệ thống nước thải). Với “đầu ra” sông Nhuệ cũng sẽ được “thơm lây”.

ĐBQH đề xuất Chủ tịch tỉnh đi xe máy: Tư duy tụt lùi, bao giờ đất nước mới phát triển?

(Kiến Thức) - Thay vì đề xuất “Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Giám đốc sở, ngành đi xe đạp, Bộ trưởng đi xe buýt”, chúng ta nên quan tâm đến việc khoán xe công thực hiện như thế nào và những giải pháp nào để quản lý xe công một cách có hiệu quả.

Trong phiên chất vấn tại phiên họp thứ 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, đáng chú ý nhất là việc đại biểu tỉnh Hậu Giang - Nguyễn Thanh Thủy đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về đề xuất thực hành tiết kiệm trong sử dụng phương tiện di chuyển của cán bộ.
Nữ đại biểu Hậu Giang nói rằng, để thực hành tiết kiệm ngân sách, giảm thiểu ách tắc giao thông, đặc biệt là thực hiện nêu gương của người đứng đầu các cấp, các ngành có thông tin và dư luận cho rằng nên thực hiện theo mô hình “Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Giám đốc sở, ngành đi xe đạp, Bộ trưởng đi xe buýt”.

Đã tìm thấy nữ sinh mất tích tại sân bay Nội Bài: Lý do khiến ai cũng ngã ngửa

(Kiến Thức) - Chị Vũ Thị Đông mẹ của nữ sinh mất tích tại sân bay Nội Bài cho biết, hôm nay (15/8), gia đình đã tìm thấy nữ sinh ở Khánh Hòa và đón về nhà. 

Chiều 15/8, trao đổi với PV báo Kiến Thức, chị Đông mẹ của Nguyễn Vũ Trà My (sinh năm 1999, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM) – nữ sinh bị mất tích tại sân bay Nội Bài cho hay, vào chiều ngày 15/8, đã được gia đình đã tìm thấy em tại Khánh Hòa.

Dân Thủ đô đổ về Phủ Tây Hồ cúng lễ Vu Lan

(Kiến Thức) - Từ sáng ngày 15/8, dù không rơi vào ngày nghỉ nhưng rất nhiều người dân khắp nơi đã đổ về Phủ Tây Hồ (Hà Nội) để cầu bình an nhân ngày lễ Vu Lan.

Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7
Từ sáng ngày 15/8, theo ghi nhận của PV Kiến Thức, nhân ngày lễ Vu Lan, rất đông người dân đã đến dâng hương tại Phủ Tây Hồ cầu bình an.
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-2
Đa số người dân đến đây là dân văn phòng, công sở.
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-3
 Nhân lễ Vu Lan, mọi người vẫn cố gắng thu xếp mọi công việc cùng người thân đến dâng hương từ sáng sớm.
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-4
Một người dến dâng hương tại Phủ Tây Hồ cho biết - “Không phải ngày nghỉ nhưng nhân ngày rằm, lễ Vu Lan nên tôi vẫn cố gắng thu xếp công việc đến phủ để cầu bình an cho cha mẹ và gia đình”,  
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-5
 Anh Hùng, một tiểu thương tại đây cho biết, do hôm nay là ngày lễ Vu Lan nên người dân đến Phủ Tây Hồ đông hơn rất nhiều so với những ngày thường.
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-6
 Tiểu thương liên tục bận bịu sắp lễ cho người dâng hương ở Phủ.
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-7
Lễ hội Vu Lan là lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung.  
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-8
Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, người ta lấy ngày này là ngày nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. 
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-9
Người dân tất bật từ sáng sớm. 
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-10
Bản chất văn hóa của lễ Vu lan không chỉ dừng lại ở việc cúng lễ, mà còn trọng tâm hướng đến việc cúng dường Tam Bảo, làm các điều thiện và thỉnh các vị chánh tăng để lập dàn tế độ liệt sỹ, gia tiên và chúng sinh. 
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-11
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. 
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-12
 Lễ Vu Lan báo hiếu năm nay không rơi vào ngày nghỉ trong tuần nhưng lượt người đến Phủ Tây Hồ vẫn rất đông.
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-13
Nghi thức Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960. 
Dan Thu do do ve Phu Tay Ho cung le Vu Lan ram thang 7-Hinh-14
Người dân từ khắp nơi đổ đến Phủ Tây Hồ cầu bình an.