ĐBQH đề xuất Chủ tịch tỉnh đi xe máy: Tư duy tụt lùi, bao giờ đất nước mới phát triển?

(Kiến Thức) - Thay vì đề xuất “Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Giám đốc sở, ngành đi xe đạp, Bộ trưởng đi xe buýt”, chúng ta nên quan tâm đến việc khoán xe công thực hiện như thế nào và những giải pháp nào để quản lý xe công một cách có hiệu quả.

Trong phiên chất vấn tại phiên họp thứ 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, đáng chú ý nhất là việc đại biểu tỉnh Hậu Giang - Nguyễn Thanh Thủy đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về đề xuất thực hành tiết kiệm trong sử dụng phương tiện di chuyển của cán bộ.
Nữ đại biểu Hậu Giang nói rằng, để thực hành tiết kiệm ngân sách, giảm thiểu ách tắc giao thông, đặc biệt là thực hiện nêu gương của người đứng đầu các cấp, các ngành có thông tin và dư luận cho rằng nên thực hiện theo mô hình “Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Giám đốc sở, ngành đi xe đạp, Bộ trưởng đi xe buýt”.
Đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết có nên thực hiện theo mô hình này không? Nếu thực hiện thì có giảm được ách tắc giao thông không? Trước câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể hoan nghênh sáng kiến của đại biểu Thủy và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang. Ông cho rằng đây cũng là một trong những đề xuất để Bộ GTVT nghiên cứu.
DBQH de xuat Chu tich tinh di xe may: Tu duy tut lui, bao gio dat nuoc moi phat trien?
 Nhiều xe công vẫn được sử dụng sai mục đích như dùng để đi đám cưới.
“Nếu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang xung phong thì Bộ GTVT xin chọn Hậu Giang làm nơi thí điểm. Sau khi thí điểm chủ tịch đi xe máy, giám đốc sở đi xe đạp, mô hình ở tỉnh Hậu Giang tốt thì nhân rộng ra chứ chưa thể áp dụng đại trà”, ông Thể nói.
Có thể đề xuất trên của nữ đại biểu Quốc hội xuất phát từ vụ việc một số cơ quan báo chí nêu trường hợp của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đi xe máy đến công sở, từ việc trước đây Bộ trưởng Bộ GTVT từng kêu gọi cán bộ ngành này đi xe buýt tới công sở và từ việc Giám đốc Sở GTVT TP HCM phát động phong trào cán bộ, công nhân viên chức đi xe đạp đến công sở hoặc đi họp.
Những đề xuất trên không phải là mới bởi tại nhiều đô thị trên thế giới như Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Paris (Pháp) hay Bangkok (Thái Lan)…đã từng triển khai khi vận động giới công chức đi làm bằng phương tiện công cộng để giảm ùn tắc giao thông.
Và nếu triển khai được thì đó là những đề xuất không tồi khi cả nước hiện đang có gần 40.000 xe công với chi phí bình quân hơn 300 triệu đồng/xe/năm và tổng hơn 12.000 tỷ đồng để nuôi xe công mỗi năm. Chưa kể đến số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng để sắm số lượng xe công theo tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc thực hiện theo mô hình “Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Giám đốc sở, ngành đi xe đạp, Bộ trưởng đi xe buýt” mà áp dụng đại trà trên cả nước thì ngoài việc khả thi nhất là tiết kiệm ngân sách thì thật khó mà khả thi, nhất là xét trên phương diện để giảm ùn tắc giao thông thì càng không thể khả thi.
Bởi với thực tế giao thông như ở Việt Nam hiện nay, để giảm bài toán ùn tắc cần rất nhiều những giải pháp như hạn chế xe cá nhân, tăng cường các phương tiện công cộng đến bài toán quy hoạch đô thị… Trong khi đó, khi hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được sự phát triển, khi hệ thống tàu điện trên cao vẫn chậm tiến độ, khi xe công cộng như xe buýt chưa đáp ứng được mong đợi, thì việc các lãnh đạo tỉnh, Giám đốc Sở, Bộ trưởng đi phương tiện gì cũng không thể làm giảm ách tắc giao thông. Chưa kể đến việc, Chủ tịch tỉnh đi xe máy, giám đốc sở ngành đi xe đạp thậm chí đi ngược với đề án giảm thiểu xe máy đã được đề ra.
Điều người dân cần nhất thực tế không phải là việc Chủ tịch tỉnh, Giám đốc sở, ngành, Bộ trưởng…đi xe gì mà chính ở việc họ thực hiện chính sách khoán xe công như thế nào.
Bởi từ lâu việc khoán xe công được dư luận xã hội kỳ vọng là giải pháp minh bạch hóa việc sử dụng xe công, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của xe công là làm sao quản lý và sử dụng đúng mục đích, đối tượng và nên hướng dẫn để các địa phương có phương tiện giao thông phát triển như Hà Nội, TP.HCM... thực hiện khoán xe để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm cho ngân sách.
Trên thực tế, chủ trương khoán xe công đã được thực hiện và triển khai nhân rộng ra nhiều bộ ngành, một số địa phương từ năm 2015 đến nay.
Bước đầu cho thấy, việc khoán kinh phí sử dụng xe công, bước đầu cho thấy cơ chế khoán đã góp phần phần giảm xe công và giảm số lái xe hưởng lương từ ngân sách, từ đó tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, được dư luận, nhân dân đồng tình. Tuy nhiên, việc khoán xe công tưởng chừng như có thể tiết kiệm ngân sách một khoản lớn song kết quả chưa được như kỳ vọng.
Cụ thể, trong một báo cáo gửi Quốc hội vào hồi tháng 5/2018 về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2017 cho biết, năm 2017, số ô tô công tăng do mua mới, tiếp nhận là 2.604 chiếc, với tổng nguyên giá 2.265 tỷ đồng. Trong đó số xe mua mới là 1.081 chiếc, giá trị 1.030 tỷ đồng. Như vậy, dù thực hiện khoán xe công từ năm 2016 nhưng đến năm 2017, số lượng xe công vẫn không giảm là bao nhiều, thậm chí ngân sách vẫn phải chi ra để mua xe mới.
Thực tế, vẫn còn quá nhiều bất cập trong quản lý xe công như tình trạng lạm dụng xe công, bất chấp các quy định hiện hành vẫn diễn ra thường xuyên tại nhiều địa phương như việc xe công đưa đón người không đủ tiêu chuẩn, xe công đi dự tiệc cưới, lễ hội, xe công vào tận sân bay đón người nhà lãnh đạo Bộ… Bởi vấn đề lớn nhất của xe công không phải là trang bị xe mà là sử dụng như thế nào? Đối tượng và mục đích sử dụng có đúng quy định hay không?
Do vậy, chưa cần đến mức Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Giám đốc Sở, ngành đi xe đạp, Bộ trưởng đi xe buýt…chỉ cần lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc khoán xe công cũng như quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công để đạt mục tiêu giảm khoảng 1/2 lượng xe công trong mấy năm tới. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm các qui định về khoán kinh phí sử dụng xe công như vậy đã tiết kiệm cho ngân sách lắm rồi.
Dư luận cho rằng, nên đặt ra những câu hỏi chất vấn về việc khoán xe công thực hiện như thế nào rồi? Giải pháp nào để tăng hiệu quả như mục tiêu đề ra, chứ không phải những đề xuất không có tính khả thi, thậm chí có tư duy tụt lùi như thế thì bao giờ đất nước mới phát triển (?!)

Kẻ thực hiện vụ cướp cách đây 37 năm bị bắt ở tuổi 60

(Kiến Thức) - Người trốn khỏi trại giam trong vụ án cướp tài sản 39 năm trước vừa bị Công an Cà Mau bắt giữ theo lệnh truy nã.

Ngày 15/8, Công an tỉnh Cà Mau tạm giữ Tô Công Minh (60 tuổi, ở phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi Cướp tài sản.
Ke thuc hien vu cuop cach day 37 nam bi bat o tuoi 60
 

Cán bộ dùng xe công đi cưới con Trưởng đoàn ĐBQH Sóc Trăng chỉ xin... rút kinh nghiệm

Tất cả cán bộ dùng xe công đi dự đám cưới con trai bà Hồ Thị Cẩm Đào đều tự nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm, chứ không đưa ra mức kỷ luật nào.

Sáng 13/8, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Thống, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết các đơn vị có xe công đi đám cưới con trai bà Hồ Thị Cẩm Đào, Trưởng Ban Dân vận, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, đã gửi báo cáo về việc kiểm điểm cán bộ.

Bà ngoại 70 tuổi đi kêu cứu cho cháu gái tâm thần nghi bị hàng xóm xâm hại

Trong gia đình có 3 người đàn bà thì 2 người điên ấy không có tài sản gì đáng giá ngoài chồng đơn kêu cứu và căn nhà xuống cấp luôn khóa cửa. Bên trong căn nhà ấy là nỗi đắng cay, vất vả hơn 20 năm qua mà bà lão 70 tuổi hằng ngày phải chịu đựng.

Căn nhà cấp bốn của gia đình có 3 người phụ nữ thì 2 người bị điên nằm lọt thỏm giữa những căn nhà cao tầng. Cánh cổng bằng cửa sắt lúc nào cũng khóa chặt. “Từ khi xảy ra sự việc, mỗi khi ra ngoài, tôi đều khóa cổng lại. Hai mẹ con nó vẫn ở trong nhà đấy”, bà Nguyễn Thị Hoàn (70 tuổi, trú tại xã Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên) vừa mở khóa vừa giải thích.
Thấy khách tới chơi, L.T.T vội vàng tránh xuống bếp sợ hãi ngồi trong một góc tối. Còn chị Luyện Thị Thủy (mẹ của L.T.T) nằm vắt vẻo trên võng, thỉnh thoảng nở nụ cười bí hiểm. “Cả hai mẹ con đều chậm phát triển, không được như người bình thường. Cả hai đều mắc bệnh tâm thần. Cái T. nó thấy đàn ông hay người lạ là cứ tránh xa như vậy đó”, bà Hoàn thở dài.

Đó là câu chuyện đầy xót xa của bà Nguyễn Thị Hoàn (70 tuổi, trú tại xã Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên). 70 tuổi, nhưng bà vẫn là lao động chính để nuôi con gái và cháu ngoại. Con gái bà, chị Luyện Thị Thủy, bị tâm thần từ bé.

Lớn lên, chị Thủy bị người khác xâm hại tình dục nên đã sinh ra một người con gái tên là L.T.T. (SN 1997). Do không tìm ra thủ phạm nên con chị sinh ra mang họ mẹ và trách nhiệm nuôi dưỡng dồn cả lên vai bà ngoại. Rất không may, T. cũng bị bệnh tâm thần giống mẹ.

Thương cảnh con gái và cháu ngoại đều bị tâm thần nên bà Hoàn đã sống cùng mẹ con họ để chăm sóc suốt hơn 20 năm nay. Cuộc sống của gia đình có 3 người đàn bà thì 2 người điên cứ lặng lẽ trôi qua giữa vô vàn khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng xoay xở của bà Hoàn cùng sự hỗ trợ của địa phương, cộng đồng, mẹ con, bà cháu họ vẫn đắp đổi đủ sống qua ngày.

Ba ngoai 70 tuoi di keu cuu cho chau gai tam than nghi bi hang xom xam hai

Chiếc giường nơi đối tượng H. thực hiện hành vi đồi bại với cháu T. 

Thế nhưng, một chuyện đau lòng lại xảy đến với gia đình khốn khổ này. Câu chuyện đứa cháu gái tâm thần bị hàng xóm hiếp dâm đã khiến bà lão phải nghỉ việc liên tục để lặn lội mang đơn kêu cứu gửi đi khắp nơi.

Theo đơn kêu cứu cũng như lời kể của bà Hoàn, cách đây gần 1 năm, khoảng 14h ngày 01/9/2018 Nguyễn Văn H. là hàng xóm sang nhà bà Hoàn chơi, thấy có mỗi mình cháu T. ở nhà nên H. đã có hành vi hiếp dâm đối với cô gái tâm thần này.

Khi đang thực hiện hành vi xâm hại cháu T. thì bất ngờ, cậu của T. là anh Luyện Văn Ng. sang nhà và phát hiện sự việc. Bị phát hiện, H. sợ hãi nói “Tao sai rồi… mày bỏ qua cho tao, tao không dám thế nữa” rồi mặc quần áo đi về.

Ba ngoai 70 tuoi di keu cuu cho chau gai tam than nghi bi hang xom xam hai-Hinh-2

Căn nhà nơi bà Hoàn sinh sống cùng với "2 người đàn bà điên". 

Khi biết sự việc, bà Hoàn hỏi thì cháu T. kể rằng, khi đang ở nhà một mình (hôm đó bà Hoàn đi chăm chị dâu ốm, còn mẹ cháu T. đi chăn bò) thì H. sang nhà. Thấy mỗi mình T., H. liền nắm tay cô gái tâm thần kéo lại chiếc giường ở góc nhà, đẩy T. ngã xuống giường rồi thực hiện hành vi đồi bại cho đến khi anh Ng. vào nhà và phát hiện sự việc.

“Thời điểm đó, con trai tôi (anh Ng.) xây nhà nên bỏ vật liệu, đồ đạc các thứ sang nhà tôi. Vì thế, căn nhà gần như bị bịt kít lối đi, chỉ còn 1 lối nhỏ để vào nhà nên rất ít khi có ai vào đây. H. là hàng xóm, cách nhà tôi một nhà, lại là bạn của con trai tôi nên thỉnh thoảng có qua lại. Không ngờ, lợi dụng vắng người, cậu ta lại làm chuyện đồi bại với đứa bé tâm thần, chỉ bằng tuổi con của H.”, bà Hoàn bức xúc nói.

Sau đó, Nguyễn Văn H. đã chủ động sang nhà gặp gỡ bà Hoàn và gia đình để xin giải quyết tình cảm. Gia đình bà H. cũng không muốn vụ việc vỡ lở vì dù sao vẫn còn tình làng, nghĩa xóm nên đã chấp nhận nói chuyện tình cảm. “Cháu tôi tuy tâm thần nhưng tôi vẫn mong nó có cơ hội lấy chồng. Nồi nào úp vung nấy, nồi méo thì úp vung méo vậy nên cũng muốn giữ cho cháu”, bà Hoàn kể.

Tại biên bản họp giữa H. và gia đình bà Hoàn, có sự chứng kiến của công an xã Trung Hưng, H. đã thừa nhận có hành vi xâm hại với T. và xin bồi thường 200 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần, sức khỏe cho nạn nhân. Đồng thời, H. cũng tự mình viết một bản cam kết, chịu trách nhiệm (nếu T. có thai) trong vòng 3 tháng sau đó.

Tuy nhiên sau đó H. không thực hiện bồi thường cho cháu T. và bảo do sợ gia đình bà Hoàn thông tin ra ngoài mất danh dự của mình nên H. mới thỏa thuận. Sau đó, gia đình bà Hoàn đã làm đơn tố cáo hành vi của Nguyễn Văn H. gửi đến cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, gần 1 năm kể từ khi vụ việc xảy ra, vụ việc vẫn đang đi vào ngõ cụt bởi cách giải quyết vụ việc thiếu sức thuyết phục của các cơ quan chức năng địa phương. Vì thế, bà H. đã làm đơn kêu cứu gửi đi khắp nơi.

Ngày 13/8 vừa qua, công an huyện Yên Mỹ đã mời bà Nguyễn Thị Hoàn lên để giải thích về việc không khởi tố vụ án.

Tuy nhiên, từ những nhân chứng và vật chứng trong vụ việc này cho thấy có dấu hiệu cô gái tâm thần có khả năng bị xâm hại.

Báo Phụ nữ Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc.