Kho bạc Nhà nước gửi tiền tại những ngân hàng nào?

Tính đến hết tháng 6, tổng số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại 3 ngân hàng gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV là hơn 113.500 tỷ đồng.

Theo báo cáo mới nhất từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tính đến cuối tháng 8/2017, Kho bạc Nhà nước đang mang khoảng 160.000 tỷ đồng đi gửi tại các ngân hàng. So với đầu năm, khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng đã tăng tới 68%.
Trước đó, báo cáo kinh tế 5 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng chỉ ra số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng tính đến cuối tháng 5 đạt khoảng 143.000 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với đầu năm.
Kho bac Nha nuoc gui tien tai nhung ngan hang nao?
 
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại cũng cho biết số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các nhà băng lớn cũng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, trong số các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đang gửi nhiều tiền nhất tại Vietcombank với số dư tiền gửi tính đến cuối tháng 6 là 61.837 tỷ đồng.
Trong đó, hơn 80% tiền gửi bằng tiền đồng, còn lại là tiền gửi bằng ngoại tệ. So với số dư đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã gửi thêm hơn 19.000 tỷ đồng vào nhà băng này chỉ sau 6 tháng, tương đương mức tăng hơn 69%.
Tính đến hết quý II, Kho bạc Nhà nước cũng đang gửi tới 30.456 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại quốc doanh khác là BIDV, phần lớn trong đó cũng là tiền đồng. Tuy nhiên, so với đầu năm, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại đây chỉ tăng nhẹ 5%, tương đương 1.600 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại VietinBank cũng lên tới 21.262 tỷ đồng. Tuy nhỏ hơn so với số dư tại Vietcombank và BIDV, nhưng so với số dư hồi đầu năm thì giá khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại nhà băng này đã tăng hơn 118.000 lần.
Số tiền Kho bạc Nhà nước gửi tại đây hồi đầu năm 2017 chỉ vỏn vẹn 180 triệu đồng. Tương tự, 6 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước cũng đã mang 1.439 tỷ đồng đi gửi tại MBBank.
Ngoài ra, một số nhà băng khác như Techcombank, SHB cũng có các khoản nợ Chính phủ và NHNN tính đến hết ngày 30/6 vào khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy vậy, con số này bao gồm cả tiền gửi của Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và thậm chí cả Bộ Tài chính. Tại VIB cũng có số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước lên tới 1.000 tỷ đồng và được hưởng lãi suất 3,8%/năm.
Kho bac Nha nuoc gui tien tai nhung ngan hang nao?-Hinh-2
 
Tổng cộng, tại 4 nhà băng là Vietcombank, BIDV, VietinBank và MBBank, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tính đến hết tháng 6 đã lên tới gần 115.000 tỷ đồng.
Điều này cho thấy Kho bạc Nhà nước trong những tháng đầu năm đã đẩy mạnh mang tiền đi gửi ngân hàng thương mại, đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh.
Theo đánh giá từ các chuyên gia tài chính, việc Kho bạc Nhà nước mang tiền đi gửi có thể giúp chính sách tiền tệ được hưởng lợi nhưng sẽ đẩy áp lực lên chính sách tài khóa.
Theo đó, với việc Kho bạc Nhà nước mang tiền đi gửi ngân hàng sẽ giúp thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt hơn khi có thêm một lượng tiền gửi lớn với lãi suất thấp.
Điều này cũng giúp hệ thống ngân hàng có điều kiện để giảm lãi suất trên thị trường, bao gồm lãi suất cho vay, lãi suất huy động thị trường 1 và cả lãi suất liên ngân hàng. Ngoài ra, việc có dòng tiền lớn hàng trăm nghìn tỷ đồng cũng sẽ giúp tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được đẩy mạnh góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2017 đạt 21%.
Tuy nhiên, điều này lại cho thấy hoạt động giải ngân nguồn vốn đầu tư công của nước ta đang gặp trở ngại. Trong khi vốn đầu vào từ các hoạt động thu thuế, phí và lệ phí, trái phiếu Chính phủ đang dồi dào thì đầu ra lại chậm chạp.
Giới chuyên gia cho rằng vốn đầu tư công không thể đẩy ra ngoài thị trường để xây dựng các công trình như đường xá, cầu cống, trường học, y tế… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế và mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2017.

Vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn, thương hiệu cà phê Trung Nguyên thuộc về ai?

(Kiến Thức) - Dư luận băn khoăn không biết thương hiệu cà phê Trung Nguyên thuộc về ai sau cuộc ly hôn của vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ.

Mới đây, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã quyết định hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Dương, đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (nguyên đơn, SN 1973, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (bị đơn, SN 1971, chồng cũ bà Thảo, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên).

Trước đó, thông tin về ông “vua cà phê” và vợ cũ tranh chấp quyền kiểm soát trong kinh doanh của công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, trụ sở chính tại TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương, làm xôn xao dư luận bởi Trung Nguyên là một thương hiệu lớn và “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ cũng như vợ ông đều là những doanh nhân lớn. 

Dư luận cũng quan tâm, tương lai thương hiệu cà phê Trung Nguyên sẽ thuộc về tay ai và sẽ như thế nào, khi mà cặp đôi quyền lực quan trọng trong công ty cũng từng là vợ chồng "đứt gánh" giữa đường?

Sau ly hon, thuong hieu ca phe Trung Nguyen thuoc ve ai?
 Lần xuất hiện hiếm hoi của cặp đôi "cà phê Trung Nguyên" tại một sự kiện. Ảnh: Vietnamnet.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, tại huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Năm 1990, ông thi đậu trường Đại học Y Tây Nguyên. Học đến năm thứ ba, đột nhiên ông Vũ bỏ học, xuống Sài Gòn lập nghiệp.

Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng hai người bạn lập nên "Hãng cà phê Trung Nguyên". Năm 1998, Hãng cà phê Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Sài Gòn, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu. Các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện.

Với mô hình kinh doanh thành công này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến. Năm 2003, cà phê hòa tan G7 chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2005, Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả đối thủ nước ngoài. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu. Ông Vũ được vinh danh là “Vua Cà phê Việt”.

Tuy nhiên, trái ngược với người chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại là một người rất kín tiếng, cả trong hoạt động kinh doanh lẫn đời sống riêng. Cho đến nay, không nhiều người biết bà Thảo là ai và thân thế như thế nào.

Từ trước đến nay, cứ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên, người ta nhớ ngay đến Đặng Lê Nguyên Vũ, một ông chủ hào hoa cá tính với một tuổi thơ lam lũ bươn chải vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng tầm…thế giới. Nhưng sự thực, không hẳn như vậy. Theo báo Tuổi trẻ thủ đô, nhiều nguồn tin khẳng định, người đứng sau và thật sự điều hành Trung Nguyên chính là bà Thảo. 

Mời quý vị độc giả xem video "Những thông tin đáng khâm phục của cà phê Trung Nguyên". Nguồn: Youtube:

Giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ rạn nứt nội bộ giữa cặp đôi quyền lực Nguyên Vũ - Diệp Thảo.

Hình ảnh không thể tin về nhà chọc trời ở Hong Kong

(Kiến Thức) - Những bức ảnh tuyệt đẹp chụp các tòa cao ốc chọc trời ở Hong Kong nhìn từ dưới lên khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp.

Hinh anh khong the tin ve nha choc troi o Hong Kong
Theo thống kê, Hong Kong có đến 1.500 tòa cao ốc chọc trời. Tuy nhiên, chỉ qua những bức ảnh chụp từ dưới lên cực nghệ thuật sau đây mới thấy được hết vẻ đẹp sang chảnh của những tòa nhà này.

Kho bạc mang 160.000 tỷ gửi ngân hàng tác động gì đến thị trường?

Kho bạc Nhà nước gửi tiền tại ngân hàng thương mại sẽ có những tác động mạnh tới chính sách tiền tệ, tài khóa, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng và GDP.

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa công bố, tính đến cuối tháng 8/2017, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang gửi khoảng 160.000 tỷ đồng tại các ngân hàng. So với đầu năm, khoản này đã tăng hơn 68%, tương đương hơn 65.000 tỷ chỉ sau 8 tháng. Con số này đóng góp không nhỏ vào kết quả tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống tín dụng.