Khi nào doanh nghiệp lữ hành khởi sắc... mặc kệ nCoV?

Theo chuyên gia đánh giá, với công tác phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, hiệu quả như hiện nay có thể chỉ đến cuối năm 2021 các Công ty du lịch, lữ hành sẽ hoạt động trở lại và bứt phá đầu năm 2022.

Doanh nghiệp lữ hành lao đao vì dịch COVID-19
Bước vào mùa hè, hầu hết các doanh nghiệp du lịch, lữ hành nội địa đều kỳ vọng thị trường du lịch sẽ bùng nổ du khách, sau một thời gian dài “cửa đóng then cài” vì COVID-19. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trở lại lần thứ 4 khiến hoạt động du lịch, lữ hành trên cả nước một lần nữa bị ngưng trệ.
Các doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ đã phải căng mình giải quyết các trường hợp hủy, hoãn tour của khách hàng. Tính riêng trong tháng 5 và tháng 6/2021, lượng khách hoãn/hủy tour du lịch lên đến 80 - 90%.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, sau 5 tháng đầu năm 2021 toàn thành phố có 1.049 doanh nghiệp lữ hành, trong đó 567 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 52%), 105 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (chiếm 9,6%), 392 doanh nghiệp không hoạt động (chiếm 35,9%), 27 doanh nghiệp thay đổi trụ sở đi nơi khác (chiếm 2,5%).
Tương tự, tính hết tháng 2/2021, số lượng doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội ước chừng khoảng 95%. Trong đó 267/1.191 doanh nghiệp lữ hành quốc tế thu hồi giấy phép và dừng hoạt động, 11/103 doanh nghiệp lữ hành nội địa rút giấy phép kinh doanh. Số lao động nghỉ việc chiếm khoảng 90% tổng số lao động doanh nghiệp đại lý lữ hành, tương đương 12.168 người chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi nao doanh nghiep lu hanh khoi sac... mac ke nCoV?
Ngành du lịch nước ta đang báo hiệu có sự khởi sắc. (Nguồn: Twitter). 
Trước những khó khăn mà ngành du lịch đang gặp phải do dịch COVID-19, thì tin vui như báo hiệu cho sự khởi sắc của các Công ty du lịch, lữ hành khi nước ta đã nỗ lực để tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân.
Theo Bộ Y tế, tính đến 16h ngày 3/6/2021, Việt Nam tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/thành phố với 1.156.056 liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 31.551 người.
Hiện cơ bản nước ta vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19. Hầu hết các ca bệnh đều xác định được nguồn lây. Các trường hợp F1 của các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đều được nhiều địa phương khẩn trương khoanh vùng, truy vết, cách ly.
Bên cạnh đó, thời gian qua Việt Nam cũng đã triển khai rất tốt hoạt động tiêm chủng vắc xin cúm giúp ngăn ngừa hàng triệu căn bệnh liên quan đến cúm vào mỗi năm. Theo thống kê gần đây cho thấy, tiêm phòng cúm đã ngăn ngừa khoảng 6,2 triệu bệnh cúm; 3,2 triệu lượt khám bệnh, 91.000 ca nhập viện và 5.700 ca tử vong liên quan đến cúm.
Du lịch kỳ vọng khởi sắc cuối năm
Theo đánh giá của một chuyên gia, công tác phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Các Bộ, ngành, địa phương đều tăng cường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phòng chống dịch bệnh, nếu vẫn duy trì như vậy có thể chỉ đến cuối năm 2021 các Công ty lữ hành hoạt động trở lại và bứt phá đầu năm 2022.
Vị chuyên gia cũng cho biết ngành du lịch đã tiến hành xây dựng kế hoạch phục hồi phù hợp với xu hướng thị trường, nhất là tâm lý, hành vi của du khách. Hơn nữa thị trường nội địa còn rất tiềm năng, nhất là dịp Tết nguyên đán 2022 các doanh nghiệp du lịch có thể đa dạng các tour Tết, du Xuân, bảo đảm tính an toàn bên cạnh việc tung những chính sách ưu đãi, giảm giá, sản phẩm kích cầu hấp dẫn thì hoàn toàn sẽ thu hút lượng lớn du khách.
Bên cạnh đó, Việt Nam nhờ có công tác chống dịch hiệu quả mà nhiều hãng du lịch nước ngoài cũng có kế hoạch đưa khách du lịch trở lại nước ta, đây là cơ hội giúp ngành lấy lại đà tăng trưởng.
*Bài tuyên truyền thực hiện Nghị định 84/NQ-Cp ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Khuyến cáo người tiêu dùng khi đặt mua các gói du lịch giá rẻ

Gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương (CT&BVNTD) ghi nhận thông tin về việc một số đối tượng lợi dụng chính sách kích cầu du lịch và nhu cầu du lịch tăng cao của người tiêu dùng để thực hiện các hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Cục CT&BVNTD khuyến cáo người tiêu dùng một số nội dung, cụ thể như sau:
Hiện tượng gặp phải: Người tiêu dùng được quảng cáo hoặc được giới thiệu các gói du lịch giá rẻ, tiết kiệm chi phí lên tới 30-50% so với giá gốc. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều người tiêu dùng phản ánh về chất lượng dịch vụ không đúng như quảng cáo, phải nộp thêm tiền phụ phí hoặc bị cắt giảm dịch vụ, sản phẩm hoặc công ty cung cấp dịch vụ trì hoãn không thực hiện các trách nhiệm cam kết trong hợp đồng giao dịch. Thậm chí, thời gian gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo, nhận tiền đặt cọc mua gói du lịch trị giá nhiều tỷ đồng rồi bỏ trốn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều người tiêu dùng.

Lotte Mart làm ăn sao trước khi đóng cửa đại siêu thị ở Hà Nội?

(Kiến Thức) - Đặt mục tiêu có 30 siêu thị sau 10 năm có mặt tại Việt Nam, nhưng đến nay đại gia bán lẻ Hàn Quốc - Lotte Mart mới chỉ có 15 siêu thị tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Mới đây, đại diện Lotte Mart Việt Nam xác nhận sẽ đóng cửa, ngưng hoạt động siêu thị Lotte Mart Đống Đa (Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) từ đầu tháng 7 tới.
Sau khi đóng cửa Lotte Mart Đống Đa, nhà bán lẻ này còn 2 siêu thị tại Hà Nội là Lotte Mart Ba Đình và Lotte Mart Cầu Giấy.