Khánh thành đường sách đầu tiên của Việt Nam tại TP HCM

(Kiến Thức) - Đường sách đầu tiên của Việt Nam vừa được khánh thành vào lúc 15h chiều 9/1 tại TP HCM, đáp ứng nhu cầu và niềm ao ước của người dân thành phố.

Đúng 15h chiều 9/1, đường sách đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên đường Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP HCM) chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động. Ảnh: Thiên Dũng
 Đúng 15h chiều 9/1, đường sách đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên đường Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP HCM) chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động. Ảnh: Thiên Dũng
Đường sách TP HCM đi vào hoạt động, đáp ứng niềm mong mỏi của giới mê sách và các đơn vị làm sách tại TP HCM bấy lâu nay. Ảnh: Thiên Dũng
 Đường sách TP HCM đi vào hoạt động, đáp ứng niềm mong mỏi của giới mê sách và các đơn vị làm sách tại TP HCM bấy lâu nay. Ảnh: Thiên Dũng
Đường sách bao gồm 20 gian hàng sách được thiết kế bên lề đường Nguyễn Văn Bình (phía sau UBND Q.1). Là nơi trưng bày, bày bán và tổ chức không gian giao lưu, tiếp xúc giữa tác giả và bạn đọc của các đơn vị. Ảnh: Thiên Dũng
Đường sách bao gồm 20 gian hàng sách được thiết kế bên lề đường Nguyễn Văn Bình (phía sau UBND Q.1). Là nơi trưng bày, bày bán và tổ chức không gian giao lưu, tiếp xúc giữa tác giả và bạn đọc của các đơn vị. Ảnh: Thiên Dũng 
Những cuốn sách, tạp chí từ thời kháng chiến được trưng bày tại đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
Những cuốn sách, tạp chí từ thời kháng chiến được trưng bày tại đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tham quan các gian hàng tại đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tham quan các gian hàng tại đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
"Có thể những ngày đầu đi vào hoạt động thì còn gặp nhiều ngổn ngang, nhưng về tương lai thì đường sách sẽ là một không gian lắng đọng mà người đọc, người yêu sách tìm đến đây. Từ đó kích thích về nhu cầu sáng tác và đọc của giới yêu sách" - Chủ tịch UBND TP HCM chia sẻ. Ảnh: Thiên Dũng
"Có thể những ngày đầu đi vào hoạt động thì còn gặp nhiều ngổn ngang, nhưng về tương lai thì đường sách sẽ là một không gian lắng đọng mà người đọc, người yêu sách tìm đến đây. Từ đó kích thích về nhu cầu sáng tác và đọc của giới yêu sách" - Chủ tịch UBND TP HCM chia sẻ. Ảnh: Thiên Dũng
Lãnh đạo thành phố tham quan đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
 Lãnh đạo thành phố tham quan đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
Giới trẻ say mê tìm tòi những cuốn sách hay được trưng bày tại các gian hàng của đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
 Giới trẻ say mê tìm tòi những cuốn sách hay được trưng bày tại các gian hàng của đường sách. Ảnh: Thiên Dũng
Bác Nguyễn Tất Hải (ngụ quận 2, TP HCM) chia sẻ : "Giới hưu trí chúng tôi mong mỏi thành phố có một con đường sách này từ rất lâu rồi. Nay niềm ao ước đó đã trở thành sự thật, chúng tôi mừng lắm". Ảnh: Thiên Dũng
Bác Nguyễn Tất Hải (ngụ quận 2, TP HCM) chia sẻ : "Giới hưu trí chúng tôi mong mỏi thành phố có một con đường sách này từ rất lâu rồi. Nay niềm ao ước đó đã trở thành sự thật, chúng tôi mừng lắm". Ảnh: Thiên Dũng
Đông đảo người tham quan đứng xếp hàng xin chữ thư pháp tại một cửa hàng sách. Ảnh: Thiên Dũng
Đông đảo người tham quan đứng xếp hàng xin chữ thư pháp tại một cửa hàng sách. Ảnh: Thiên Dũng
Theo TS Quách Thu Nguyệt- một trong những người đầu tiên nêu ý tưởng xây dựng đường sách cho người dân Sài Gòn nhắc lại rằng Sài Gòn - TP HCM có một nền tảng về báo chí và xuất bản từ lâu đời thông qua việc tiếp cận sách báo và công nghệ in ấn từ phương Tây rất sớm. Chính vì thế, ở Sài Gòn có những người mê sách, nói như cụ Vương Hồng Sển là quý sách còn hơn quý vợ. Ảnh: Thiên Dũng
Theo TS Quách Thu Nguyệt- một trong những người đầu tiên nêu ý tưởng xây dựng đường sách cho người dân Sài Gòn nhắc lại rằng Sài Gòn - TP HCM có một nền tảng về báo chí và xuất bản từ lâu đời thông qua việc tiếp cận sách báo và công nghệ in ấn từ phương Tây rất sớm. Chính vì thế, ở Sài Gòn có những người mê sách, nói như cụ Vương Hồng Sển là quý sách còn hơn quý vợ. Ảnh: Thiên Dũng

Giải cứu hai thuyền viên vụ Xà lan SG 3289 bị chìm

(Kiến Thức) - Xà lan SG 3289 bị chìm cùng với hai thuyền viên, lực lượng chức năng đã tìm thấy và giải cứu thành công hai thuyền viên này…

Chủ tịch Trường Lômônôxốp chém người có bị tù?

(Kiến Thức) - Chủ tịch HĐQT Trường Lômônôxốp có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Liên quan đến vụ việc Chủ tịch HĐQT Trường Lômônôxốp thẳng tay chém người xảy ra vào lúc 14h30 ngày 7/1, PV báo Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Luật sư Tiến phân tích, trong trường hợp này, khi có lời qua tiếng lại diễn ra giữa bảo vệ Công ty Tu Tạo và ông Nguyễn Vinh Tâm - Chủ tịch HĐQT Trường Lômônôxốp - thì thay vì có thái độ nhã nhặn, trao đổi để giải quyết vấn đề thì ông Tâm lại có hành vi dùng con dao thép vuông, to bản, quay lại tấn công ông Nguyễn Đoàn Bộ, nhân viên bảo vệ của Công ty khiến ông Bộ bị chém đứt gân ngón tay.Với tất cả những hành vi trên, ông Nguyễn Vinh Tâm đã có các hành vi vi phạm pháp luật sau:

Ghen tuông, chặn đường đâm chết người nghi tình địch

(Kiến Thức) - Nghi ngờ vợ mình có quan hệ bất chính với người đàn ông cùng thôn, Hà đã đi mua một con dao, chặn đường đâm chết người Hà cho là tình địch.

Thông tin từ Phòng PC 45, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, chiều ngày 9/1, đơn vị đã bắt được đối tượng Nguyễn Văn Hà (SN 1984, hộ khẩu thường trú tại thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Hà là đối tượng tình nghi đã sát hại anh Cao Văn Thắng (SN 1982, trú tại thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vào lúc 13h15 phút ngày 8/1 tại khu 1, Thị trấn Cẩm Giàng (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Nguyễn Văn Hà đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Theo lời khai của Hà, do nghi ngờ vợ mình là chị Hà Thị Cúc (SN 1988) có quan hệ bất chính với anh Cao Văn Thắng (có địa chỉ cùng thôn Bình Phiên) nên do ghen tuông đối tượng Hà nảy sinh ý định giết anh Thắng để trả thù.