Khẩn trương xác minh sắc phong Việt Nam bán đấu giá ở Trung Quốc

Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền cho biết, đã gửi công văn đề nghị các địa phương xác minh tính xác thực của sắc phong có thể có nguồn gốc Việt Nam, được rao bán đấu giá tại Trung Quốc.

PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền cho biết ngay sau khi nắm được thông tin về cuộc đấu giá sắc phong có nguồn gốc Việt Nam, Cục Di sản văn hóa có công văn số 309/DSVH-DT ngày 12/4 gửi các sở quản lý văn hóa các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương đề nghị phối hợp, khẩn trương xác minh tính xác thực của các sắc phong hiện được rao bán trên có nguồn gốc tại các di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương.

Cục Di sản văn hóa nêu: trên website của công ty đấu giá “Thượng Hải Dương Minh phách mại hữu hạn” đăng tải thông tin vào 9h30 ngày 22/4/2023, tại khách sạn Majesty Plaza Thượng Hải sẽ diễn ra phiên đấu giá với tên gọi Giấy cũ phồn hoa - Lịch sử văn hiến và bằng sắc trăm năm (ký hiệu phiên đấu giá S23041).

Hiện vật đấu giá là 672 món đồ bằng giấy, trong đó có những đạo sắc có khả năng là hiện vật gốc, nguồn gốc của Việt Nam (có số thứ tự từ 2243 đến 2254, bao gồm sắc phong đã có tại xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).

Khan truong xac minh sac phong Viet Nam ban dau gia o Trung Quoc
Sắc phong niên hiệu Phúc Thái thứ 3 của đền Quốc tế ở Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Trần Ngọc Đông.

“Cục Di sản văn hóa đề nghị các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương phối hợp, khẩn trương xác minh tính xác thực của các sắc phong đang được rao bán trên có nguồn gốc tại các di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương”, lãnh đạo Cục nêu.

Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cũng đề nghị các địa phương thu thập và cung cấp các thông tin pháp lý về sắc phong (bao gồm hình ảnh, kích thước, chất liệu… các văn bản pháp lý có liên quan), việc mất cắp sắc phong (đơn trình báo mất cắp, hình ảnh, biên bản và các hồ sơ liên quan đến vụ việc mất cắp sắc phong này), báo cáo UBND tỉnh và Bộ VHTTDL.

Các việc cần làm ngay này nhằm phối hợp, làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan về giải pháp hồi hương cổ vật về di tích gốc, bảo tàng và các địa điểm liên quan theo nội dung Công ước UNESCO 1970 về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa mà Việt Nam tham gia.

Cục Di sản văn hóa đề nghị các Sở phối hợp chặt chẽ với Cục Di sản văn hóa trong quá trình xác minh tính xác thực của các sắc phong. Địa phương cần xây dựng hồ sơ chứng minh nguồn gốc sắc phong từ di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương. Báo cáo gửi về Cục Di sản văn hóa trước ngày 17/4/2023.

Liên quan tới các đạo sắc phong nghi bị đánh cắp và được bán đấu giá tại Trung Quốc, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông trao đổi với Tiền Phong. Huyện báo cáo sở, ngành, công an địa phương. Bước đầu địa phương xác nhận một số đạo sắc phong nằm trong bộ 40 sắc phong bị mất tại đền Quốc tế xã Dị Nậu, huyện Tam Nông vào tháng 5/2021.

Ngừng tổ chức Lễ hội Chọi trâu Phù Ninh 2020, phòng chống dịch bệnh Corona

(Kiến Thức) - Cục Văn hóa Cơ sở – Bộ VHTTDL vừa có công văn đề nghị Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ tham mưu để ngừng tổ chức lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh năm 2020 do thiếu hồ sơ và để phòng chống dịch do virus corona gây ra.

Ngày 30/1/2020, Cục Văn hóa cơ sở đã có Công văn số 34/VHCS-NSVH về việc tổ chức Lễ hội Chọi trâu xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Học sinh bị bạn đâm chết ở Quảng Trị: Quặn lòng bạo lực học đường

Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân, trong lúc không kiềm chế được nóng giận, nhiều nam sinh đã ra tay sát hại bạn khiến dư luận bàng hoàng đau xót.

Hoc sinh bi ban dam chet o Quang Tri: Quan long bao luc hoc duong

Nam sinh lớp 9 dùng dao đâm bạn tử vong: Ngày 7/4, nhóm 4 học sinh  lớp 11 Trường THPT Đakrông) và Nguyễn Văn Q. (SN 2007, lớp 9, Trường THCS Krông Klang) đi xe máy từ thị trấn Krông Klang, tỉnh Quảng Trị về cổng Trường TH và THCS Ba Lòng. Tại đây, Q. đi vào trường gặp Lê Hữu Quân rồi dùng mũ bảo hiểm ném vào người Quân. Sau đó, Quân lấy dao thủ sẵn trong cặp ra đe doạ. Quá trình xô xát, dao của nam sinh này đâm vào ngực trái của Q. khiến nạn nhân tử vong. Ngày 11/4, Viện KSND tỉnh Quảng Trị cho biết vừa phê duyệt quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Quân về tội giết người. 

Hoc sinh bi ban dam chet o Quang Tri: Quan long bao luc hoc duong-Hinh-2

Bênh bạn, nam sinh lớp 10 dùng dao đâm người tử vong: Tối 10/3, T.K.N. (16 tuổi, ngụ xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cùng bạn xảy ra mâu thuẫn với D.T. (16 tuổi, ngụ xã Phú Tân) dẫn đến đánh nhau. Trong lúc ẩu đả, N. đã dùng dao (loại dao Thái Lan) mang theo trong người đâm vào ngực T. khiến nạn nhân tử vong sau đó. Tại cơ quan công an, N. khai thấy bạn mình bị đánh, do muốn bênh vực bạn nên đã dùng dao đâm nạn nhân. 

Chùa Linh Sâm xẻ đất đền Hữu xây trái phép ở Nghệ An: Ai tài trợ vốn xây?

(Kiến Thức) - Công trình chùa Linh Sâm với vốn đầu tư 40 tỷ đồng xây trái phép và chồng lấn khu đất của Di tích lịch sử quốc gia Đền Hữu. Dư luận quan tâm, ai tài trợ vốn xây dựng công trình này?

Công trình chùa Linh Sâm với vốn đầu tư 40 tỷ đồng xây trái phép và chồng lấn khu đất của Di tích lịch sử quốc gia Đền Hữu (xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đang khiến dư luận địa phương, nhất là con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh bức xúc.
Đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh, ông Nguyễn Cảnh Nhu cho biết, Đền Hữu thuộc xóm Yên Quang, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương. Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576), một võ tướng có nhiều công lao dưới thời Lê Trung Hưng. Năm 2009, đền được xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Đền Hữu được xem là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá và lịch sử khi còn giữ được 3 toà thượng điện, trung điện và hạ điện, 38 sắc phong do các triều đại phong kiến phong tặng và rất nhiều cổ vật, di vật có giá trị.