Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Khám phá mới về động vật ở Việt Nam 2014

19/12/2014 06:30

(Kiến Thức) - Chuột, ếch cây, ve sầu, chuồn chuồn, cóc đốm... là những loài mới được công bố phát hiện trong năm 2014 tại các khu vực của Việt Nam. 

Lưu Thoa (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Mới đây, giới khoa học công bố phát hiện một loài chuột cây mới, có tên khoa học là Chiromyscus thomasi ở gần đèo Lũng Lô, Sơn La. Loài này có đặc điểm là lông rậm, mượt, chiều dài thân và đầu từ 14-18 cm, chiều dài đuôi từ 20-23 cm. Má, mặt bên của cổ và hai chân phía trước của loài chuột này có màu màu vàng cam sáng. Viền mắt màu đen tạo thành đặc trưng của giống chuột này. Ngoài Sơn La, mẫu vật của loài chuột cây Chiromyscus thomasi còn được thu thập tại Lào Cai, Kon Tum và Nghệ An. Ảnh: ZooKeys.
Mới đây, giới khoa học công bố phát hiện một loài chuột cây mới, có tên khoa học là Chiromyscus thomasi ở gần đèo Lũng Lô, Sơn La. Loài này có đặc điểm là lông rậm, mượt, chiều dài thân và đầu từ 14-18 cm, chiều dài đuôi từ 20-23 cm. Má, mặt bên của cổ và hai chân phía trước của loài chuột này có màu màu vàng cam sáng. Viền mắt màu đen tạo thành đặc trưng của giống chuột này. Ngoài Sơn La, mẫu vật của loài chuột cây Chiromyscus thomasi còn được thu thập tại Lào Cai, Kon Tum và Nghệ An. Ảnh: ZooKeys.
Nhái cây sần, có tên khoa học là Philautus petilus, là loài ếch cây mới, phát hiện lần đầu ở Việt Nam. Mẫu vật của loài thu được tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào tháng 9/2014. Loài này có kích thước nhỏ, cơ thể thon dài, các cá thể được ghi nhận có màu nâu nhạt với các vệt đen mảnh trên mặt lưng và hai bên của đầu và thân có mầu nâu sẫm. Ảnh: Lê Trung Dũng.
Nhái cây sần, có tên khoa học là Philautus petilus, là loài ếch cây mới, phát hiện lần đầu ở Việt Nam. Mẫu vật của loài thu được tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào tháng 9/2014. Loài này có kích thước nhỏ, cơ thể thon dài, các cá thể được ghi nhận có màu nâu nhạt với các vệt đen mảnh trên mặt lưng và hai bên của đầu và thân có mầu nâu sẫm. Ảnh: Lê Trung Dũng.
Tháng 8/2014, các nhà nghiên cứu công bố phát hiện loài ếch cây rêu mới Kurixalus viridescens tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (Khánh Hòa) và Vườn Quốc Gia Bìdoup Núi Bà (Lâm Đồng). Loài này có kích thước trung bình, con đực nhỏ hơn con cái. Kích thước con cái từ 28.7–36.6mm. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng 13,8 đến 38,0% so với chiều dài thân. Mõm nhỏ từ 5,2 đến 14,3% so với chiều dài thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Tháng 8/2014, các nhà nghiên cứu công bố phát hiện loài ếch cây rêu mới Kurixalus viridescens tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (Khánh Hòa) và Vườn Quốc Gia Bìdoup Núi Bà (Lâm Đồng). Loài này có kích thước trung bình, con đực nhỏ hơn con cái. Kích thước con cái từ 28.7–36.6mm. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng 13,8 đến 38,0% so với chiều dài thân. Mõm nhỏ từ 5,2 đến 14,3% so với chiều dài thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Loài ve sầu, được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn là Semia gialaiensis được công nhận phát hiện mới vào tháng 6/2014. Mẫu vật của loài Semia gialaiensis được thu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Loài mới này có cấu trúc bộ phận sinh dục khác với các loài khác thuộc giống Semia bởi cấu trúc thùy uncus. Chúng có chiều dài cơ thể 32,8–33,4mm, cánh trước dài 43,1-44,6mm, chiều rộng của đầu 8,7-9,1mm. Ảnh: con đực loài ve sầu Semia gialaiensis: A, nhìn từ mặt lưng. B, nhìn từ mặt bụng.
Loài ve sầu, được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn là Semia gialaiensis được công nhận phát hiện mới vào tháng 6/2014. Mẫu vật của loài Semia gialaiensis được thu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Loài mới này có cấu trúc bộ phận sinh dục khác với các loài khác thuộc giống Semia bởi cấu trúc thùy uncus. Chúng có chiều dài cơ thể 32,8–33,4mm, cánh trước dài 43,1-44,6mm, chiều rộng của đầu 8,7-9,1mm. Ảnh: con đực loài ve sầu Semia gialaiensis: A, nhìn từ mặt lưng. B, nhìn từ mặt bụng.
Phát hiện 2 loài cóc đốm mới thuộc giống Kalophrynus ở Việt Nam. Phát hiện đầu tiên là loài cóc đốm tre Kalophrynus cryptophonus ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Loài cóc đốm tre này có kích cỡ nhỏ, với chiều dài mút mõm-hậu môn khoảng 23-30 mm, mút mõm nhọn, vùng da ở hàm của con đực có gai nhọn. Ảnh: Zootaxa, 2014.
Phát hiện 2 loài cóc đốm mới thuộc giống Kalophrynus ở Việt Nam. Phát hiện đầu tiên là loài cóc đốm tre Kalophrynus cryptophonus ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Loài cóc đốm tre này có kích cỡ nhỏ, với chiều dài mút mõm-hậu môn khoảng 23-30 mm, mút mõm nhọn, vùng da ở hàm của con đực có gai nhọn. Ảnh: Zootaxa, 2014.
Loài cóc thứ 2 được công bố phát hiện là cóc đốm hòn bà, có tên khoa học là Kalophrynus honbaensis, được đặt theo địa danh khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hoà, nơi phát hiện mẫu vật. Loài mới này có kích cỡ trung bình, phân biệt với các loài khác bởi kích thước giữa lưng (đỉnh mõm và hậu môn) 26,7-36,8mm ở con đực, khóe mắt riêng biệt, con đực không có gai phân biệt bên mép hàm dưới. Ảnh: Vitaly Trounov.
Loài cóc thứ 2 được công bố phát hiện là cóc đốm hòn bà, có tên khoa học là Kalophrynus honbaensis, được đặt theo địa danh khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hoà, nơi phát hiện mẫu vật. Loài mới này có kích cỡ trung bình, phân biệt với các loài khác bởi kích thước giữa lưng (đỉnh mõm và hậu môn) 26,7-36,8mm ở con đực, khóe mắt riêng biệt, con đực không có gai phân biệt bên mép hàm dưới. Ảnh: Vitaly Trounov.
Loài thằn lằn ngón mới ở mũi Cực đông, Khánh Hoà. Loài thằn lằn mới có tên khoa học là Cyrtodactylus cucdongensis, được đặt tên theo vùng phân bố thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà. Chúng có kích thước trung bình, trên lưng có các đốm màu nâu nhạt, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Chiều dài đầu và thân tới 65,9mm, thân có màu nâu nhạt với một vệt sẫm màu sau gáy và 4 vệt sẫm màu ngang thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Loài thằn lằn ngón mới ở mũi Cực đông, Khánh Hoà. Loài thằn lằn mới có tên khoa học là Cyrtodactylus cucdongensis, được đặt tên theo vùng phân bố thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà. Chúng có kích thước trung bình, trên lưng có các đốm màu nâu nhạt, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Chiều dài đầu và thân tới 65,9mm, thân có màu nâu nhạt với một vệt sẫm màu sau gáy và 4 vệt sẫm màu ngang thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện ở núi Bà Đen, Tây Ninh. Loài thằn lằn ngón mới được đặt tên thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae, theo tên của TS. Nguyễn Thị Liên Thương. Chúng có chiều dài đầu và thân đạt tới 78mm, trên lưng có các đốm màu nâu sẫm, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện ở núi Bà Đen, Tây Ninh. Loài thằn lằn ngón mới được đặt tên thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae, theo tên của TS. Nguyễn Thị Liên Thương. Chúng có chiều dài đầu và thân đạt tới 78mm, trên lưng có các đốm màu nâu sẫm, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Tháng 4/2014, loài ếch cây mới thuộc giống Gracixalus được công bố phát hiện, mẫu vật thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum. Ếch cây gai mới có tên khoa học là Gracixalus lamarius, trên lưng con đực có các nốt sần (gai) đặc trưng hình nón. Con đực có chiều dài thân 38,9 - 41,6mm, con cái 36,3mm, lưng chúng có màu nâu và vàng, bụng màu vàng, màng nhĩ không rõ, mống mắt vàng tối. Ảnh: Zootaxa.
Tháng 4/2014, loài ếch cây mới thuộc giống Gracixalus được công bố phát hiện, mẫu vật thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum. Ếch cây gai mới có tên khoa học là Gracixalus lamarius, trên lưng con đực có các nốt sần (gai) đặc trưng hình nón. Con đực có chiều dài thân 38,9 - 41,6mm, con cái 36,3mm, lưng chúng có màu nâu và vàng, bụng màu vàng, màng nhĩ không rõ, mống mắt vàng tối. Ảnh: Zootaxa.
Thằn lằn chân nửa lá bà nà Hemiphyllodactylus banaensis. Loài sinh vật rừng mới được đặt tên theo địa danh nơi phát hiện ra chúng là Khu Bảo Tồn Thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Đà Nẵng. Loài thằn lằn này có kích thước nhỏ, chiều dài đầu thân lớn nhất của con cái là 51mm. Đầu chúng có những đốm đen nhỏ, xen kẽ với những chấm trắng, thân có màu nâu với những đốm vằn vện ngang, đuôi có vạch ngang. Ảnh: Phạm Hồng Thái.
Thằn lằn chân nửa lá bà nà Hemiphyllodactylus banaensis. Loài sinh vật rừng mới được đặt tên theo địa danh nơi phát hiện ra chúng là Khu Bảo Tồn Thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Đà Nẵng. Loài thằn lằn này có kích thước nhỏ, chiều dài đầu thân lớn nhất của con cái là 51mm. Đầu chúng có những đốm đen nhỏ, xen kẽ với những chấm trắng, thân có màu nâu với những đốm vằn vện ngang, đuôi có vạch ngang. Ảnh: Phạm Hồng Thái.
Từ đầu năm 2014, 17 loài loài chuồn chuồn mới liên tiếp được công bố cho khu hệ Việt Nam, trong đó có 7 loài mới (new species) cho khoa học và 10 loài ghi nhận mới (new record). Ảnh: Loài chuồn chuồn mới Atrocalopteryx auco Hämäläinen,
Từ đầu năm 2014, 17 loài loài chuồn chuồn mới liên tiếp được công bố cho khu hệ Việt Nam, trong đó có 7 loài mới (new species) cho khoa học và 10 loài ghi nhận mới (new record). Ảnh: Loài chuồn chuồn mới Atrocalopteryx auco Hämäläinen,
Các loài chuồn chuồn mới phát hiện chủ yếu được ghi nhận tại hai địa điểm là Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng rừng núi thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, những khu vực có đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Ảnh: Loài Fukienogomphus Promineus.
Các loài chuồn chuồn mới phát hiện chủ yếu được ghi nhận tại hai địa điểm là Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng rừng núi thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, những khu vực có đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Ảnh: Loài Fukienogomphus Promineus.

Bạn có thể quan tâm

UAV đánh trúng nơi tuyển quân, Ukraine tổn thất nặng

Phát hiện 4 tạ giò chả chứa hàn the, người trong nghề chỉ cách nhận biết “bách phát bách trúng”

Cầu thủ Diogo Jota gặp tai nạn và qua đời trên siêu xe Lamborghini Huracan

HISTOLAB - thương hiệu dược mỹ phẩm chăm sóc da chuyên biệt cho spa và clinic

Báo Nga: Giao tranh kéo dài 15 tháng ở thành phố Chasiv Yar đi đến hồi kết

Phú Lê kiếm tiền thế nào?

Phân khúc 900 triệu đồng đây là những mẫu xe gầm cao đáng mua

Giá điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt "hạ nhiệt" tại Thế Giới Di Động ngay sau 1 đêm

Những smartphone đáng chú ý ra mắt trong tháng này

Đây là quy tắc mà người đã và đang có ý định sử dụng điện mặt trời cần biết

Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn món khoái khẩu

Điều khiến Xiaomi Pad 7S Pro là lựa chọn tốt trong tầm giá dưới 15 triệu đồng

Top tin bài hot nhất

Apple bị phạt 110 triệu USD vì thua kiện bằng sáng chế

03/07/2025 06:52

Phân khúc 900 triệu đồng đây là những mẫu xe gầm cao đáng mua

03/07/2025 16:52

Báo Nga: Giao tranh kéo dài 15 tháng ở thành phố Chasiv Yar đi đến hồi kết

03/07/2025 18:52

Thứ này xưa bị "vứt thẳng tay", nay hóa đặc sản ai cũng muốn thử, giá 200.000 đồng/kg

03/07/2025 08:25

Soạn tin nhắn bằng giọng nói tiếng Việt ngay trên Zalo

03/07/2025 06:52

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status