Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Khám phá cửa ô duy nhất còn lại của thành Thăng Long

29/05/2016 07:02

(Kiến Thức) - Ô Quan Chưởng vừa là dấu tích lịch sử độc đáo, vừa là bằng chứng về tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong công cuộc chống ngoại xâm.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Nằm ở địa phận phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.
Nằm ở địa phận phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.
Theo sử sách, cửa ô này được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), có tên chữ là Đông Hà Môn (cửa Đông Hà – cửa ô ở phường Đông Hà trước kia). Đây là cửa ô được mở qua tường phía Đông của tòa thành đất bao quanh khu kinh thành Thăng Long xưa.
Theo sử sách, cửa ô này được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), có tên chữ là Đông Hà Môn (cửa Đông Hà – cửa ô ở phường Đông Hà trước kia). Đây là cửa ô được mở qua tường phía Đông của tòa thành đất bao quanh khu kinh thành Thăng Long xưa.
Công trình này đã từng được trùng tu, sửa chữa hai lần, đó là vào năm Gia Long thứ 3 (1804) và năm Gia Long thứ 16 (1817). Kiến trúc hiện nay là kết quả của lần sửa chữa vào năm 1804.
Công trình này đã từng được trùng tu, sửa chữa hai lần, đó là vào năm Gia Long thứ 3 (1804) và năm Gia Long thứ 16 (1817). Kiến trúc hiện nay là kết quả của lần sửa chữa vào năm 1804.
Cửa Ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng, mặt sau hướng về phố Hàng Chiếu kéo dài và phía Tây.
Cửa Ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng, mặt sau hướng về phố Hàng Chiếu kéo dài và phía Tây.
Công trình bao gồm 2 tầng. Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1.65m, cao 2.5m. Cả ba cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.
Công trình bao gồm 2 tầng. Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1.65m, cao 2.5m. Cả ba cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.
Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí phía trên nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Ngày xưa, lính tuần thường đứng trên vọng lâu để quan sát xung quanh.
Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí phía trên nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Ngày xưa, lính tuần thường đứng trên vọng lâu để quan sát xung quanh.
Ở mặt trước, giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lâu có một khung hình chữ nhật đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh: "Đông Hà Môn".
Ở mặt trước, giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lâu có một khung hình chữ nhật đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh: "Đông Hà Môn".
Tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881.
Tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881.
Nội dung bia ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô.
Nội dung bia ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô.
Nguyên liệu dùng để xây cửa ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Nguyên liệu dùng để xây cửa ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Người ta gọi cửa ô này là cửa ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh, người Bắc Ninh, đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.
Người ta gọi cửa ô này là cửa ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh, người Bắc Ninh, đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.
Trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy, đã nói về lịch sử cửa ô Quan Chưởng rất rõ như sau: "Song song với Hàng Ðậu là Hàng Khoai. Dư­ới chợ là Phố Mới; đầu phố, chỗ gần bờ sông có cửa ô Quan Ch­ưởng (cửa Ðông Hà), còn nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu...".
Trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy, đã nói về lịch sử cửa ô Quan Chưởng rất rõ như sau: "Song song với Hàng Ðậu là Hàng Khoai. Dư­ới chợ là Phố Mới; đầu phố, chỗ gần bờ sông có cửa ô Quan Ch­ưởng (cửa Ðông Hà), còn nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu...".
"...Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Ðồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành thì một ông Ch­ưởng Cơ, cùng một trăm chiến sĩ, đã giữ cửa này đến người cuối cùng!”.
"...Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Ðồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành thì một ông Ch­ưởng Cơ, cùng một trăm chiến sĩ, đã giữ cửa này đến người cuối cùng!”.
Theo sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Hiến Tông (1740 -1786), kinh thành Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ 20, trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, đó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng.
Theo sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Hiến Tông (1740 -1786), kinh thành Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ 20, trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, đó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng.
Trải qua thời Pháp thuộc, bốn trong số năm cửa ô đã bị phá hủy, chỉ còn lại Ô Quan Chưởng. Vì vậy, người Hà Nội có ca dao về Ô Quan Chưởng như sau: "Long Thành bao quản nắng mưa/ Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây".
Trải qua thời Pháp thuộc, bốn trong số năm cửa ô đã bị phá hủy, chỉ còn lại Ô Quan Chưởng. Vì vậy, người Hà Nội có ca dao về Ô Quan Chưởng như sau: "Long Thành bao quản nắng mưa/ Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây".
Có thể nói, cửa Ô Quan Chưởng vừa là dấu tích lịch sử độc đáo, vừa là một bằng chứng về tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.
Có thể nói, cửa Ô Quan Chưởng vừa là dấu tích lịch sử độc đáo, vừa là một bằng chứng về tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

Bạn có thể quan tâm

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Vị vua duy nhất sử Việt thoái vị giữa đỉnh cao vinh quang

Vị vua duy nhất sử Việt thoái vị giữa đỉnh cao vinh quang

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia

Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

2.000 vòng xoắn vàng kỳ quái phát lộ, chuyên gia bối rối

2.000 vòng xoắn vàng kỳ quái phát lộ, chuyên gia bối rối

Nhận diện 4 đặc điểm khuôn mặt “báo hiệu” số kiếp long đong

Nhận diện 4 đặc điểm khuôn mặt “báo hiệu” số kiếp long đong

Mở lăng mộ quan tể tướng Ai Cập, hé lộ nghi lễ kỳ bí

Mở lăng mộ quan tể tướng Ai Cập, hé lộ nghi lễ kỳ bí

Phát hiện kho bùa cổ hiến tế Thần Bão chấn động giới khảo cổ

Phát hiện kho bùa cổ hiến tế Thần Bão chấn động giới khảo cổ

Trận thủy chiến huynh đệ tương tàn chấn động Hy Lạp cổ

Trận thủy chiến huynh đệ tương tàn chấn động Hy Lạp cổ

Đại án "Bàn tay sạch" rúng động Italia đầu thập niên 1990

Đại án "Bàn tay sạch" rúng động Italia đầu thập niên 1990

Vị hoàng đế mắc bệnh hủi vẫn làm rung chuyển cả Trung Đông

Vị hoàng đế mắc bệnh hủi vẫn làm rung chuyển cả Trung Đông

Dòng chữ cổ trong Đại kim tự tháp Ai Cập tiết lộ sự thật sốc

Dòng chữ cổ trong Đại kim tự tháp Ai Cập tiết lộ sự thật sốc

Top tin bài hot nhất

Trận thủy chiến huynh đệ tương tàn chấn động Hy Lạp cổ

Trận thủy chiến huynh đệ tương tàn chấn động Hy Lạp cổ

05/07/2025 12:25
Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

06/07/2025 06:42
Mở lăng mộ quan tể tướng Ai Cập, hé lộ nghi lễ kỳ bí

Mở lăng mộ quan tể tướng Ai Cập, hé lộ nghi lễ kỳ bí

05/07/2025 14:42
Phát hiện kho bùa cổ hiến tế Thần Bão chấn động giới khảo cổ

Phát hiện kho bùa cổ hiến tế Thần Bão chấn động giới khảo cổ

05/07/2025 12:50
2.000 vòng xoắn vàng kỳ quái phát lộ, chuyên gia bối rối

2.000 vòng xoắn vàng kỳ quái phát lộ, chuyên gia bối rối

05/07/2025 19:08

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status