Khai thác khoáng sản trái phép ở Nghệ An: "Chính quyền không thể vô can"

Cùng với việc đặt câu hỏi về trách nhiệm hình sự của chủ điểm khai thác trái phép khoáng sản đá trắng quy mô lớn ở Nghệ An vừa được Công an tỉnh này triệt xóa, dư luận cho rằng, chính quyền địa phương không thể vô can.

Khai thác trái phép đá trắng
Mới đây, Công an tỉnh Nghệ An bắt quả tang hàng chục đối tượng và phương tiện đang có hoạt động khai thác khoáng sản (đá trắng) trái phép quy mô lớn tại khu vực núi Phá Chủng, xóm Kèn, xã Châu Lộc, Quỳ Hợp, Nghệ An. Chủ điểm khai thác khoảng sản này là Trần Văn Bảy (SN 1970, trú tại xóm Minh Xuân, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) hiện đang bị tạm giữ.
Đáng chú ý, số lượng khoáng sản bị khai thác trái phép thu giữ tại hiện trường khoảng 800m³ đá trắng các loại, trị giá khoảng 10 tỷ đồng. Việc khai thác khoáng sản trái phép này diễn ra trong thời gian dài mà chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời, triệt để. Cùng với việc đặt câu hỏi về trách nhiệm hình sự của chủ điểm khai thác trái phép, dư luận cho rằng, chính quyền địa phương không thể vô can.
Khai thac khoang san trai phep o Nghe An:
Công an Nghệ An bắt vụ khai thác đá trắng trái phép quy mô lớn tại huyện Quỳ Hợp. 
Chủ điểm khai thác trái phép có thể bị xử lý hình sự
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho rằng, theo điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010, khoáng sản là những khoáng vật, khoáng chất được tạo thành trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và được sử dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Hoạt động khai thác khoáng sản được hiểu là quá trình thực hiện nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm các công đoạn như: xây dựng mỏ, khai đào, phân loại, và các hoạt động khác có liên quan.
Hoạt động này phải có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành và được tính bắt đầu từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản, khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ – phục hồi môi trường). Do đó, việc khai thác khoáng sản phải có giấy phép và phải thực hiện đúng quy định.
Việc tự ý khai thác khoáng sản khi không có giấy phép và hành vi vi phạm pháp luật và có tính chất nghiêm trọng bởi lẽ giá trị khoáng sản cũng như lượng khai thác trong vụ việc trên không hề nhỏ.
Đối với vụ án nêu trên, khoáng sản bị khai thác trái phép là đá trắng, lượng khoáng sản bị khai thác là rất lớn và chưa kể thời gian đã là khá lâu. Hành vi này diễn ra liên tục và có thể xác định là có tổ chức.
Dẫn điều 227, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, luật sư Hoàng Tùng cho rằng, chủ điểm cùng các đối tượng có hành vi có dấu hiệu phạm tội có thể bị phạt tù đến 7 năm và nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu được từ việc khai thác khoáng sản trái phép.
Khai thac khoang san trai phep o Nghe An:
Đối tượng Trần Văn Bảy. Ảnh: Báo Nghệ An. 
Chính quyền địa phương không thể vô can
Vụ việc khai thác khoáng sản trái phép trên diễn ra từ đầu năm đến nay, dư luận cho rằng, chính quyền địa phương không thể vô can khi không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý. Nhất là trong thời gian qua trên địa bàn huyện Quỳ Hợp tình trạng khái thác tài nguyên, khoáng sản trái phép rất nhiều. Đặc biệt hành vi khai thác đá trắng trái phép gần đây làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết, mỏ này trước đây từng là điểm nóng, đã bắt đi bắt lại, từng xử phạt hành chính nhiều lần, việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn rất khó chấm dứt.
"Cái khó là huyện xử lý thì họ dừng khai thác, sau một thời gian lắng xuống thì họ lại khai thác và khi đó huyện lại vào tiếp, không thể dứt điểm được. Chỗ khai thác trái phép này không xử lý dứt điểm được vì nhiều người khai thác, các mỏ đổi chủ liên tục gây khó khăn cho cơ quan chức năng"- lãnh đạo huyện Quỳ Hợp lý giải với báo chí.
Tuy nhiên, tại điều 17, Nghị định158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản nêu rõ, trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp.
Cụ thể, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Chỉ đạo UBND cấp huyện đề xuất kế hoạch; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo định mức chi ngân sách do Bộ Tài chính hướng dẫn.
Chỉ đạo UBND cấp huyện, xã; các cơ quan chuyên môn; phối hợp với các lực lượng Quốc phòng, Công an ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (dưới đây gọi chung là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép) trên địa bàn; Tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn và đưa vào Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn địa phương mà không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm để diễn ra kéo dài.
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm: Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo UBND cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi UBND cấp tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương.
Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.
UBND cấp xã có trách nhiệm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa; Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khai thác khoáng sản 'bỏ quên' lợi ích người dân:

Nguồn: VTV 1

Ông chủ đứng sau Cty Golden City đề xuất khảo sát dự án 165ha ở Lâm Đồng là ai?

Sự hình thành và phát triển Công ty Golden City gắn liền với tên tuổi của ông Hồ Văn Giang, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Tính đến hết năm 2019, ông Giang nắm 80% cổ phần của Golden City.

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo UBND tỉnh về việc Công ty CP Golden City đề nghị tìm hiểu quy hoạch, khảo sát tìm kiếm địa điểm đầu tư dự án khoảng 165,8ha tại phường 7, TP.Đà Lạt (đồi Đa Phú) với mục tiêu tạo lập khu đô thị sinh thái, kết hợp thương mại du lịch nghỉ dưỡng. Đề xuất của Golden City đã được UBND TP.Đà Lạt đồng ý.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty CP Golden City có tiền thân là Công ty cổ phần Gold Đất Việt, được thành lập năm 2007, có địa chỉ tại tòa nhà Golden City, số 25 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Lê Mao, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An.

Hải Dương: Núp bóng đào ao, khai thác khoáng sản trái phép

(Kiến Thức) - Thuê lại đất trồng cây lâu năm của người dân địa phương, một số đối tượng thản nhiên khai thác khoáng sản trái phép dưới danh nghĩa đào ao, thả cá khiến dư luận địa phương bức xúc.

Thời gian qua, PV Kiến Thức nhận được phản ánh của người dân khu Tiền Định (phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) về tình trạng một số đối tượng thản nhiên khai thác khoáng sản đất, cát trái phép tại xứ Đồng Cời khiến dư luận địa phương bức xúc.

Chân tướng nghi phạm Cao Tài Năng vụ chủ nợ bị sát hại ở Hải Dương

Trưởng khu phố 17, phường Bình Hàn, TP Hải Dương (Hải Dương) - nơi Cao Tài Năng sinh sống cho biết, suốt hơn 1 năm qua, Năng sinh hoạt bình thường, nhiều lần làm từ thiện.
 

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hải Dương khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Tài Năng (SN 1981) về tội Giết người và Cướp tài sản, nhiều người dân sống tại phường Bình Hàn bất ngờ vì thường ngày người này không có điều tiếng.

Theo cơ quan điều tra, Năng bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến việc anh D.C.C. (SN 1974, trú thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) bị sát hại.

Chiều 15/7, một lãnh đạo UBND phường Bình Hàn cho VietNamNet biết, đối với trường hợp của Năng, chính quyền địa phương chỉ nắm sơ bộ về nhân thân, sinh hoạt hàng ngày và việc chấp hành các quy định của công dân.

Theo đó, Cao Tài Năng trước đây sinh sống thuộc phường Phạm Ngũ Lão. Hơn một năm nay, do điều chỉnh địa giới hành chính nên Năng thuộc quản lý của phường Bình Hàn.

"Trước khi bị công an bắt, Năng và gia đình được người dân đánh giá là giao tiếp phù hợp, ứng xử bình thường, không phát sinh mâu thuẫn", lãnh đạo phường Bình Hàn nói.

Trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Trọng Nghệ, Bí thư kiêm Trưởng khu phố 17 phường Bình Hàn cho biết, suốt hơn một năm qua gia đình Năng không xảy ra điều tiếng gì tại khu phố. Thậm chí, hai vợ chồng Năng còn tích cực ủng hộ chính quyền trong việc chống dịch như: Ủng hộ nước sát khuẩn, khẩu trang.

Theo nguồn tin trên, Năng tốt nghiệp một trường đại học tại Hà Nội với kết quả loại giỏi.

Chan tuong nghi pham Cao Tai Nang vu chu no bi sat hai o Hai Duong
Căn nhà ở phố Nguyễn Thượng Mẫn (TP Hải Dương) - nơi công an khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Đoàn Bổng