Khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII

(Kiến Thức) - Sáng nay, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII  đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến phiên họp sẽ diễn ra trong 31 ngày từ nay đến 28/11.

Sau khi đoàn lãnh đạo cấp cao viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào 7h15 sáng nay, lúc 9h, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã chính thức khai mạc.
Khai mac ky hop thu 10 Quoc hoi khoa XIII
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Trong 31 ngày làm việc, Quốc hội sẽ thông qua 18 luật và 14 nghị quyết quan trọng gồm: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), bộ luật Hình sự (sửa đổi), bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật trưng cầu ý dân, Luật về phí, lệ phí…
Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến vào 8 dự luật khác như: Luật về hội; Luật báo chí (sửa đổi); Luật tiếp cận thông tin; Luật tín ngưỡng tôn giáo; Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)…
Quốc hội dành 12 ngày để thảo luận, xem xét kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách năm 2016; Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; Xây dựng đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020…
Đặc biệt, Quốc hội dành hai ngày rưỡi là ngày 16, 17 và sáng 18/11 để chất vấn Thủ tướng, các thành viên Chính phủ, chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao về việc thực hiện lời hứa và các nghị quyết của Quốc hội.  Người dân có thể theo dõi phiên chất vấn qua phát thanh và truyền hình trực tiếp trên Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam.
Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10 rất được mong đợi bởi có đổi mới là chất vấn tổng thể chứ không chất vất riêng một lĩnh vực nào. Qua đó cho thấy các cam kết của Chính phủ và các thành viên Chính phủ trước Quốc hội đã được thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó đại biểu tiếp tục chất vấn về những điều đã làm được và tại sao có những việc chưa hoàn thành.
Một nội dung quan trọng nữa của kỳ họp là Quốc hội quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội, phê chuẩn Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định ngày bầu cử toàn quốc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.

Nhất trí lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội

Theo giải trình của UB Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội nhưng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.

Đây là chức danh mới để phù hợp với thông lệ quốc tế và nhiệm vụ mới của Quốc hội.

Giám đốc Sở "thách đố" Bộ trưởng Thăng là coi thường cấp trên?

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội vừa đề nghị Bộ trưởng Thăng cung cấp thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp chi 500 - 600 triệu đồng để có “lốt” xe khách.

Câu hỏi này đã được trả lời chính trong văn bản do ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, ký ngày 16/10. Cụ thể, văn bản nêu: Hiện nay, một số tờ báo đăng ý kiến của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng tại cuộc họp giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam ngày 15/10: “Có người nói với tôi, xin một “lốt” xe khách (văn bản chấp thuận tuyến) vào bến xe Mỹ Đình mất đến 500-600 triệu đồng”. Sở GTVT Hà Nội đề nghị Bộ trưởng cung cấp thông tin nhằm kiểm tra, xác minh, báo cáo UBND thành phố Hà Nội và Bộ GTVT xử lý nghiêm.