Khách hàng “tố” bị bảo hiểm Prudential coi thường, đối xử như “con nợ”

(Kiến Thức) - Một khách hàng 64 tuổi ở Hà Nội vừa lên mạng xã hội “tố” bảo hiểm Prudential Việt Nam coi thường, đối xử với ông như con nợ đang thu hút sự chú ý của mọi người.

Mới đây, báo điện tử Kiến Thức có nhận được phản ánh của ông C.V.G (64 tuổi, ở Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội - đang là giảng viên của một trường học trên địa bàn Hà Nội) về việc ông cho rằng bị Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam coi thường, đối xử như một con nợ? (gọi tắt bảo hiểm Prudential  PV).
Theo ông G., sự việc xảy ra ngày 7/10/2019, nhân viên bảo hiểm Prudential đến gia đình ông thu tiền theo định kỳ (3 tháng một lần, số tiền là 1.392,7 nghìn đồng), nhưng lần này nhân viên thông báo ông phải nộp thêm khoản tiền lãi suất 1 quý của năm 2016 cộng với lãi trong 3 năm qua khiến ông hết sức ngỡ ngàng.
“Hôm đó (tức ngày 7/10/2019), nhân viên bảo hiểm Prudential đến báo cho tôi nợ tiền 1 quý năm 2016 + lãi trong 3 năm. Vô lý, nếu tôi đóng tiền chậm thì tại sao 1 tháng của năm 2016, hoặc cuối năm đó Prudential không thông báo cho tôi biết?. Đằng này, họ cố tình quên lờ đi, kéo dài thời gian ra nhằm tăng lãi suất, rồi biến tôi thành con nợ”, - ông G. nói.
Khach hang
Ông G., lưu lại chi tiết những hóa đơn sau mỗi kỳ nộp tiền bảo hiểm Prudential theo hợp đồng.
Ông G. cho hay ông bắt đầu ký hợp đồng mua bảo hiểm Prudential từ năm 2005, thời hạn 15 năm. Những năm đầu ký hợp đồng với Prudential mỗi lần đến kỳ hạn là nhân viên đi đến tận nhà của ông thu tiền, đều đặn. Tuy nhiên, từ năm 2016 nhân viên có lúc đến, lúc không.
“Tôi có gọi cho họ yêu cầu đến nhà thu đi nhưng không đến. Số tiền mà Prudential tính lãi suất cho tôi như vậy thật sự không đáng bao nhiêu, nhưng cách đối xử của Prudential với khách hàng rất tệ. Từ ngày tôi mua bảo hiểm Prudential đến nay chưa hề nhận được ưu đãi gì, kể cả một lời chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng không có, đến ngày sinh nhật càng không nói” - ông G. than thở.
Khach hang
Văn phòng của bảo hiểm Prudential tại Hà Nội.
Cho rằng bảo hiểm Prudential đối xử với mình như con nợ, nên ông G., đã chia sẻ thông tin lên mạng xã hội nhằm cảnh báo bạn bè, người thân tránh xa Prudentia.
“Hôm đó (7/10/2019), tôi nộp xong tiền có chia sẻ sự việc lên mạng xã hội để than phiền, cùng ngày, nhân viên thu phí Prudential có liên lạc với tôi và xin gỡ thông tin”, ông G. chia sẻ.
Khach hang
Thông tin ông G., chia sẻ lên mạng xã hội facebook, cho rằng bị bảo hiểm Prudential coi thường, đối xử như một con nợ?.
Mặc dù chưa rõ sự tình ra sao, nhưng những thông tin liên quan đến hiểm Prudential mà ông G. chia sẻ lên mạng xã hội facebook đang nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn bè, người thân. Hầu hết họ đều khuyên ông G.nên thanh lý hợp đồng, và tránh xa bảo hiểm Prudential.
Để đa chiều thông tin, ngày PV Kiến Thức đã làm việc với đại diện truyền thông của bảo hiểm Prudential. Phản hồi với PV, vị đại diện này cho biết, phía bảo hiểm Prudential sẽ kiểm tra lại thông tin khách hàng và nội dung khách hàng phản ánh.
*Kiến Thức sẽ cập nhật thông tin liên quan đến vụ việc
 

Ngoài kinh doanh nước sông Đuống, “cá mập” Shark Liên đổ tiền vào những “món hời” nào?

(Kiến Thức) - Ngoài việc rót vốn gần 5.000 tỷ đồng thực hiện án nhà máy nước mặt sông Đuống, thì dư luận khá tò mò việc “cá mập” Shark Liên từng đổ tiền vào những “món hời” nào?.

Trong khi các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, làm rõ sự cố nước sạch Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) chứa thành phần dầu thải, thì ngày 5/9 vừa qua, thông tin Tập đoàn AquaOne do bà Đỗ Thị Kim Liên (hay còn gọi là Shark Liên) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, khánh thành nhà máy nước mặt sông Đuống tiếp tục gây sự chú ý của dư luận.
Được biết, nhà máy nước sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.

Chung cư không mua bảo hiểm cháy nổ bị phạt 100 triệu

Từ 15/4, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên sẽ phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Trường hợp cơ sở nào thuộc diện phải mua nhưng không mua có thể sẽ bị phạt 60-100 triệu đồng.

 
Đây là nội dung trong Nghị định số 23/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4 vừa được ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính giải thích cặn kẽ hơn.