Kh-55: tên lửa đối đất đáng sợ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Kh-55 là tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không có tầm bắn lên đến 3.000km và mang theo đầu đạn hạt nhân.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Không quân Liên Xô có phần lép vế so với Không quân Mỹ. Quân đội Liên Xô cần một vũ khí phóng từ trên không để có thể khắc chế sức mạnh quân sự của Mỹ. Phòng thiết kế Raduga được chính phủ Liên Xô giao trọng trách phát triển tên lửa hành trình mới vào năm 1971 có thể răn đe Mỹ và các đồng minh.
Nhóm thiết kế đã lựa chọn giải pháp thiết kế tên lửa có tốc độ cận âm vừa đảm bảo được tính hiệu quả vừa có chi phí thấp hơn so với phát triển tên lửa siêu âm, giảm những rủi ro trong quá trình phát triển. Tên lửa mới được chỉ định Kh-55 hay X-55 theo phiên âm tiếng Nga (NATO định danh là AS-15 Kent) được bắn thử nghiệm lần đầu năm 1976.
Tên lửa hành trình không đối đất chiến lược Kh-55 đời đầu.
 Tên lửa hành trình không đối đất chiến lược Kh-55 đời đầu.
Kh-55 có thiết kế khí động học tương tự như tên lửa hành trình nổi tiếng Tomahawk của Mỹ với thân hình trụ, 2 cánh ổn định sẽ bật ra sau khi phóng.
Tên lửa có chiều dài 6,04m, đường kính thân 0,514m, sải cánh 3m, trọng lượng phóng 1,21 tấn, trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 250 kiloton.
Tên lửa Kh-55 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt R95-300 ở phía dưới bụng phía sau đuôi tên lửa. Động cơ này được xem là một thành phần quan trọng của các công nghệ trên tên lửa Kh-55.
Đây là một loại động cơ phản lực cánh quạt nhỏ gọn, hiệu quả và rất tiết kiệm nhiên liệu trong khi cho lực đẩy tương đối lớn. Động cơ này có chiều dài chỉ 850mm, đường kính 330mm, trên thế giới chưa có loại động cơ nào tương tự.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu. Ở pha cuối, tên lửa có thể sử dụng radar chủ động để tìm kiếm mục tiêu và tấn công hoặc sử dụng cảm biến hình ảnh theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản về khu vực mục tiêu được lưu trong bộ nhớ của tên lửa.
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa tấn công mục tiêu với độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu CEP của Kh-55 khoảng 15m, tầm bắn của Kh-55 khoảng 2.500km.
Kh-55 được chấp nhận vào trang bị từ năm 1984 nó được phóng từ các loại máy bay ném bom chiến lược của Nga như: Tu-95MS, Tu-22, Tu-160 và sau này là cả cường kích Su-34.
Biến thể Kh-55SM với 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác.
 Biến thể Kh-55SM với 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác.
Ngay khi Kh-55 được chấp nhận vào trang bị, nhóm thiết kế của Raduga đã phát triển biến thể nâng cấp Kh-55MS. Biến thể mới được bổ sung thêm 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên hông tên lửa, động cơ cải tiến với hiệu suất tốt hơn. Điểm nổi bật của Kh-55MS là được trang bị công nghệ dẫn hướng rất tinh vi hơn.
Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số sử dụng bộ lọc dữ liệu Kalman với một bản đồ kỹ thuật số, radar đo độ cao các bộ phận cấu thành này cho phép tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng kiểu TERCOM (men theo địa hình). Ở pha cuối, tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC cùng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa có độ chính xác rất cao, CEP của Kh-55MS dưới 5m, khả năng này tương đương với BGM-109 Tomahawk của Mỹ trong khi tầm bắn đạt 3.000km vượt xa hơn nhiều so với Tomahawk và trở thành loại tên lửa phóng trên không có tầm bắn xa nhất thế giới.
Ngoài các biến thể Kh-55/Kh-55MS dùng cho Quân đội Nga, có 2 biến thể được phát triển cho xuất khẩu bao gồm Kh-65SE có tầm bắn 600km theo điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung INF được ký kết giữa Mỹ-Liên Xô vào năm 1987. Một biến thể xuất khẩu khác là Kh-SD được giới thiệu vào năm 1995, có tầm bắn khoảng 300km.
Tu-160 phóng tên lửa hành trình chiến lược Kh-55.
Tu-160 phóng tên lửa hành trình chiến lược Kh-55.
Những năm 1990, Raduga tiếp tục phát triển một biến thể hiện đại hơn của Kh-55MS được chỉ định là Kh-101/102, trong đó Kh-101 được trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg còn Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Kh-101/102 được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, thân tên lửa hình oval thay vì hình trụ như nguyên bản. Tên lửa có kích thước lớn hơn, dài hơn trang bị công nghệ dẫn hướng tinh vi hơn, dự kiến tên lửa có tầm bắn khoảng 5.000km sẽ đi vào phục vụ trong biên chế Không quân Nga vào cuối năm 2013.
Khi Kh-101/102 đi vào biên chế nó có thể soán ngôi Tomahawk và trở thành loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tối tân nhất thế giới ở mọi chỉ số.

Chiêm ngưỡng oanh tạc cơ to, nhanh nhất thế giới

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất.

Tu-160 được thiết kế với khả năng mang được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tiến công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Tu-160 được thiết kế với khả năng mang được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tiến công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.

Tu-160 cũng là một trong số ít máy bay ném bom hạng nặng trên thế giới thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe.
Tu-160 cũng là một trong số ít máy bay ném bom hạng nặng trên thế giới thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe.

Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).
Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).

Để "nhấc bổng" con quái vật 275 tấn này lên bầu trời, Tupolev thiết kế cho Tu-160 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32. Đây là loại động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất.
Để "nhấc bổng" con quái vật 275 tấn này lên bầu trời, Tupolev thiết kế cho Tu-160 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32. Đây là loại động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất.

Với 4 động cơ NK-32, Tu-160 có khả năng đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).
Với 4 động cơ NK-32, Tu-160 có khả năng đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).

Cận cảnh 2 trong 4 động cơ NK-321 đặt dưới cánh chiếc Tu-160.
Cận cảnh 2 trong 4 động cơ NK-321 đặt dưới cánh chiếc Tu-160.

Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.
Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.

Trang thiết bị trên khoang của Tu-160 có mức độ máy tính hóa cao, các bánh lái được thay bằng các cần lái như ở máy bay tiêm kích. Tu-160 chế tạo mới và hiện đại hóa có hệ thống điều khiển hỏa lực, đạo hàng và thiết bị avionics tiên tiến.
Trang thiết bị trên khoang của Tu-160 có mức độ máy tính hóa cao, các bánh lái được thay bằng các cần lái như ở máy bay tiêm kích. Tu-160 chế tạo mới và hiện đại hóa có hệ thống điều khiển hỏa lực, đạo hàng và thiết bị avionics tiên tiến.

Tu-160 được trang bị một radar tấn công Obzor-K trong một mái che máy radar chất điện môi hơi hướng lên trên, và một radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.
Tu-160 được trang bị một radar tấn công Obzor-K trong một mái che máy radar chất điện môi hơi hướng lên trên, và một radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.

Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa.
Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa.

Tu-160 có khả năng mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 cho phép đạt tầm bắn 2.500-3.000km. Loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân công suất 200 kiloton.
Tu-160 có khả năng mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 cho phép đạt tầm bắn 2.500-3.000km. Loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân công suất 200 kiloton.

Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.
Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.

Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160.
Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160.

Cặp đôi máy bay ném bom "khủng" của Không quân Nga Tu-95MS và Tu-160.
Cặp đôi máy bay ném bom "khủng" của Không quân Nga Tu-95MS và Tu-160.

Lộ diện “kẻ hủy diệt” tên lửa P-800 Yakhont

Tờ London Sunday Times tiết lộ về nguyên nhân vụ nổ bí ẩn xảy ra tại căn cứ hải quân Safir của Syria, nhiều  khả năng một tàu ngầm phi hạt nhân lớp Dolphin của Hải quân Israel đã phóng tên lửa tầm xa vào căn cứ này phá hủy số tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont – đây là một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Ẩn số tên lửa chống tàu siêu thanh YJ-12

Chương trình phát triển tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm YJ-12 được khởi xướng từ những năm 1990, mô hình của nó xuất hiện lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2000. Tuy nhiên, sau lần xuất hiện bất ngờ này chương trình phát triển tên lửa YJ-12 bỗng nhiên “bặt vô âm tính”.