Kết thúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thượng Hải

Trung Quốc và Mỹ đã khép lại vòng đàm phán thương mại mới tại TP Thượng Hải hôm 31/7 sau gần 3 tháng trì hoãn nhưng không có dấu hiệu cho thấy sự tiến triển trong việc giải quyết tranh chấp kéo dài một năm qua.

Phái đoàn Mỹ gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã kết thúc cuộc hội đàm với những người đồng cấp Trung Quốc, trong đó có Phó Thủ tướng Lưu Hạc vào chiều 31/7 (giờ địa phương) tại khách Xijiao State Guest Hotel. Theo nguồn tin, phái đoàn Mỹ đã đến sân bay sau đàm phán.
Ông Hu Xijin, tổng biên tập tờ Global Times, cho biết: "Dựa trên những thông tin tôi biết thì bầu không khí giữa hai bên diễn ra tốt đẹp".
Trước đó, phái đoạn Mỹ đã đến Thượng Hải hôm 30/7 và tham dự một bữa ăn tối tại khách sạn Fairmont Peace Hotel. Một người thạo tin mô tả bầu không khí bữa tối mang tính xây dựng mối quan hệ mà không đề cập đến vấn đề đàm phán thương mại.
Ket thuc dam phan thuong mai My-Trung tai Thuong Hai
Phái đoàn Mỹ-Trung đàm phán tại Thượng Hải. Ảnh: AP. 
Ngay khi bữa tối bắt đầu, Tổng thống Donald Trump đã có một loạt bình luận trên mạng Twitter đả kích Trung Quốc khi cho rằng chính quyền Bắc Kinh không sẵn sàng mua thêm nông sản Mỹ như cam kết và tiếp tục lừa dối Washington.
Theo hãng tin Reuters, nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên đợi nhiệm kỳ đầu tiên của ông kết thúc mới ký bất kỳ thỏa thuận thương mại nào. Ông Trump cho rằng nếu ông tái đắc cử tổng thống vào tháng 11/2020, hai bên sẽ không đạt được thỏa thuận nào hoặc nếu có, cũng sẽ là một thỏa thuận còn tồi tệ hơn.
Đáp lại, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 31/7 cho rằng Trung Quốc không có động cơ gì để lừa dối Mỹ và không bao giờ làm thế, song song đó Trung Quốc cũng không có bất kỳ nhượng bộ nào đi ngược lại các nguyên tắc của nước này về vấn đề thương mại.
Kỳ vọng về bước đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung khá thấp. Những bất đồng của Mỹ và Trung Quốc đã lớn hơn so với 3 tháng trước khi các cuộc đàm phán sụp đổ và các bên liên tục đổ lỗi cho đối phương về việc gây trở ngại cho những nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận chung.

Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: "Kẻ khóc người cười"

(Kiến Thức) - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang khiến nhiều công ty "lao đao", đặc biệt là Huawei, nhưng dường như điều đó lại mang đến tin vui cho ông lớn công nghệ của Hàn Quốc - Tập đoàn Samsung.

Giao tranh ác liệt, 3 lính Nga tử nạn trên chiến trường Syria

(Kiến Thức) - Truyền thông Nga mới đây đưa tin 3 lính Nga đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công do nhóm khủng bố tiến hành ở khu vực gần thành phố cổ Palmyra, miền Trung Syria, hồi tháng 6/2019.

Tờ báo Novaya Gazeta ngày 30/7 đưa tin, 3 lính Nga đã bị sát hại gần thành phố cổ Palmyra, miền Trung Syria, hồi tháng 6/2019.
"Theo thông tin mà truyền thông Nga cung cấp, sau một cuộc tấn công bất ngờ của nhóm khủng bố nhằm vào thành cổ Palmyra ngày 15/6/2019, 3 người lính Nga đã thiệt mạng. Họ được cho là thành viên của đơn vị Shield", tờ báo đưa tin.

Phản ứng của thế giới sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã lên tiếng sau vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên sáng 31/7.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông nước này sáng 31/7.
"Hai quả tên lửa được phóng vào lúc 5h06 và 5h27 sáng 31/7 từ khu Kalma gần thành phố cảng Wonsan, Triều Tiên", trích thông báo của JCS.