Kéo dài đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chỉ là quy hoạch, chưa lập dự án?

Báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được đầu tư thêm đoạn Hà Đông - Xuân Mai với chiều dài khoảng 20km.
 

Trong báo cáo thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho đường sắt vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài khoảng 14km, đi trên cao với tổng số 12 ga và 1 depot tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông.
Theo quy hoạch, thời gian tới, sẽ kéo dài tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai.
Keo dai duong sat Cat Linh - Ha Dong: Chi la quy hoach, chua lap du an?
 Dự án Cát Linh - Hà Đông đến nay vẫn chưa thể vận hành.
Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này với Dân Trí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định: “Đó chỉ là quy hoạch trong tương lai xa, hiện chưa có cơ sở lập dự án Cát Linh - Hà Đông kéo dài tới Xuân Mai”.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trước đây Bộ GTVT là cơ quan lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải trong hệ thống quốc gia, sau đó việc quy hoạch giao thông vùng giao về các địa phương cụ thể.
Ông Đông thông tin, năm 2004, Hà Nội nhận được tài trợ của Nhật Bản về lập quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, trong đó có chiến lược phát triển mạng đường sắt đô thị. Hà Nội lập quy hoạch phát triển mạng giao thông đường sắt theo hình cánh quạt, vươn từ trung tâm Thủ đô tới các thành phố vệ tinh, trong đó có Xuân Mai, Hòa Lạc... định hướng phát triển sau năm 2020.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng việc lập quy hoạch nhằm định hướng chiến lược phát triển giao thông đường sắt trong tương lai, điều này không có nghĩa là sẽ triển khai dự án, bởi để lập dự án phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Nhu cầu thực tiễn, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Liên quan đến nguồn lực, dẫn báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân TP.HCM, Bộ GTVT cho biết, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn vừa qua là 29.994 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội là 12.750 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 2 và tuyến số 3) và TP.HCM là 17.244 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 1, tuyến số 2).
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải thực hiện đầu tư tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) giai đoạn 1, tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông), chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư 2 tuyến (tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội và tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo).
Tại TP.HCM, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện đầu tư 2 tuyến (tuyến số 1, Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2, Bến Thành - Tham Lương). Hai dự án đang thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư, sau khi đã xin ý kiến Bộ Chính trị.

Phát ngôn dậy sóng của 3 Sếp Viwasupco về nước máy Hà Nội khiến dư luận ngán ngẩm

(Kiến Thức) - Không chỉ bức xúc vì sự thiếu trách nhiệm của Viwasupco dẫn đến nước sinh hoạt bị nhiễm dầu vẫn cấp cho dân, dư luận còn bức xúc với các phát ngôn “chẳng giống ai” của 3 sếp Viwasupco.

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ xả thải đầu độc nước sạch sông Đà gây ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực Tây Nam TP Hà Nội.
Ngoài trách nhiệm của các đối tượng xả dầu thải xuống suối Trầm gây ô nhiễm, thì Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cũng phải chịu trách nhiệm.

Nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An là gì?

(Kiến Thức) - Theo quy định của pháp luật thì thủ tục xác minh sự việc đối với Thứ trưởng GD&ĐT Lê Hải An sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày, nếu tính chất phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.

Vụ việc Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An gặp nạn khi ngã từ tầng cao trụ sở Bộ và qua đời vào sáng ngày 17/10, đến này đã gần 1 tuần trôi qua, cơ quan công an cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa công bố nguyên nhân chính thức về cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An.
Suốt thời gian qua, dư luận vẫn đặt câu hỏi và không ngừng đưa ra các giả thuyết dù nguyên nhân không chính thức vẫn được cho là do tai nạn. Tuy nhiên, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin, nhận định, suy đoán không có căn cứ về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thứ trưởng An. Ví như việc dân mạng lan truyền tấm ảnh chụp lan can tầng 8 nơi được cho là hiện trường vụ việc và cho rằng thành lan can rất cao nên không thuyết phục cho lý do Thứ trưởng bị ngã…