Kênh Ba Bò nổi tiếng Sài Gòn "bỗng dưng" sủi đầy bọt trắng

(Kiến Thức) - Kênh Ba Bò giáp ranh Bình Dương và TP HCM lại nổi đầy bọt trắng, bốc mùi hôi thối nồng nặc, khó chịu. Đây là con kênh nổi tiếng nhất Sài Gòn từ nhiều năm qua về... ô nhiễm.

Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon

Những ngày qua người dân phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM liên tục phản ánh về tình trạng kênh Ba Bò lại bốc mùi hôi thối khó chịu. 

Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon
Chiều 13/7, PV có mặt tại khu vực kênh Ba Bò (tỉnh lộ 43, giáp giữa 2 địa phương TP HCM và Bình Dương) chứng kiến dòng nước dưới kênh có màu đen, bọt trắng xóa.  
Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon

Bọt đóng thành tảng theo gió thổi bay lên sát nhà dân. Nước bốc mùi hôi thối, hít vào rất khó chịu. 

Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon
 Theo người dân địa phương, tình trạng kênh Ba Bò bốc mùi hôi thối, bọt trắng độc hại rất thường xuyên xảy ra, nhất là sau những cơn mưa lớn.
Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon
 "Sau những cơn mưa, cả khu vực không ai chịu nổi vì sự ô nhiễm nghiêm trọng ở kênh Ba Bò", một người dân địa phương, bức xúc.
Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon
 Kênh Ba Bò đầy bọt trắng, bốc mùi hôi thối nồng nặc, khó chịu.
Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon
Hình ảnh được PV ghi nhận vào chiều 13/7 tại kênh Ba Bò. 
Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon

Đến nay, việc nâng cấp kênh Ba Bò và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải vào kênh đã tốn nhiều tỉ đồng, tính cả chi phí mà các doanh nghiệp, chủ đầu tư các KCN xây dựng nhà máy xử lý nước thải. 

Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon
Trước đó, ngày 6/10/2017, tại Bình Dương, đại diện cơ quan chức năng TP HCM và Bình Dương, chủ đầu tư các khu công nghiệp đã có buổi họp bàn hướng giải quyết ô nhiễm trên kênh Ba Bò. 
Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon

Các bên đã thẳng thắn “mổ xẻ” nguyên nhân tại sao ô nhiễm tại kênh Ba Bò vẫn chưa được giải quyết triệt để. 

Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon
Đến tháng 2/2019, UBND TP HCM đã đề nghị UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu chủ đầu tư hai khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2 sớm xây dựng hai tuyến thoát nước độc lập mới cho từng khu công nghiệp từ nhà máy xử lý nước thải đến khu vực trạm bơm số 2 thuộc dự án cải tạo kênh Ba Bò. 
Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon

Đồng thời, xây dựng hai trạm quan trắc nước thải tự động liên tục riêng biệt cho từng tuyến tại vị trí cuối tuyến trước khi xả thải vào kênh Ba Bò. 

Kenh Ba Bo noi tieng Sai Gon

Ngoài ra, TP HCM cũng đề nghị thiết lập đường dây nóng giữa hai tỉnh, thành nhằm kịp thời giám sát đột xuất, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn vào kênh này.

 

Tràn ngập nước thải, liệu sông Tô Lịch có tái sinh thành sông Thames?

Mới đây, một doanh nghiệp đề xuất cải tạo sông Tô Lịch (Hà Nội) giống sông Thames (Anh) khiến nhiều người hoài nghi bởi hệ thống nước thải của thành phố đổ về sông Tô Lịch ngày càng nhiều khiến con sông ô nhiễm nghiêm trọng và ngập tràn rác thải.

Tran ngap nuoc thai, lieu song To Lich co tai sinh thanh song Thames?
 Với chiều dài khoảng 14km, sông Tô Lịch chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Điểm bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, thuộc quận Cầu Giấy (phía Nam đường Hoàng Quốc Việt), điểm cuối đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ, thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì.

Dân đổ ra 2 bờ sông Tô Lịch tròn mắt xem tiến sĩ Nhật Bản làm điều lạ lùng giữa sông

(Kiến Thức) - Sông Tô Lịch (Hà Nội) nổi tiếng ô nhiễm, bẩn thỉu, bốc mùi hôi thối. Thế nhưng vị tiến sĩ Nhật Bản lại thản nhiên lội ra giữa sông và là nhiều hành động lạ lùng khiến người dân tò mò.

Dan do ra 2 bo song To Lich tron mat xem tien si Nhat Ban lam dieu la lung giua song

TS Kubo Jun - chuyên gia Nhật Bản (Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản, Chuyên gia công nghệ máy sục khí công nghệ nano JVE) bước xuống dòng nước đen xì của sông Tô Lịch (Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ và tò mò đổ ra xem. 

“Lu chống ngập” của Bà nghị Hồng Xuân là cái gì, "giá rổ" thế nào?

(Kiến Thức) - Đề xuất không có tính khả thi sẽ vấp phải sự phản ứng của dư luận, giảm đi niềm tin của đại biểu HĐND với cử tri, khiến người dân nghi ngờ về năng lực của cán bộ. Tiếc rằng, từ nghị trường Quốc hội đến nghị trường HĐND địa phương, vẫn còn những đề xuất khiến dư luận phải xôn xao.

Đề xuất chống ngập cho người dân TPHCM bằng... lu nước của đại biểu HĐND Phan Thị Hồng Xuân tiếp tục gây “bão” trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua.