KĐT Đại Kim: Dân khốn khổ xách từng xô nước dùng mỗi ngày

Gần một tháng nay, cứ từ 17h trở đi, cư dân các tòa nhà KĐT Đại Kim lại “tay xách nách mang” xô chậu đến bể ngầm hứng nước.

Cư dân khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, gần một tháng nay khi đường ống dẫn nước sạch Sông Đà gặp sự cố, hàng nghìn cư dân trong KĐT Đại Kim lại phải sống trong cảnh thiếu nước trầm trọng, đặc biệt là khu vực chung cư B15 và B9. Mất nước khiến cư dân lao tâm khổ tứ, ngày đêm mòn mỏi chờ nước sinh hoạt.
KDT Dai Kim: Dan khon kho xach tung xo nuoc dung moi ngay
 
Dẫn chúng tôi đi khảo sát tình trạng thiếu nước ở đây, một số cư dân cho biết, Chung cư B15 KĐT Đại Kim (Hoàng Mai - Hà Nội) gồm 2 đơn nguyên (đơn nguyên A và đơn nguyên B) nơi có 200 hộ dân đang sinh sống. Bể ngầm của tòa nhà chung cư B15 Đại Kim có dung tích 300 mét khối, mỗi ngày 200 hộ dân phải cần đến trên 100 mét khối nước sạch. Tuy nhiên hơn 20 ngày trở lại đây, nước cung ứng vào bể ngầm nhỏ giọt dù đã mở hết van nhưng máy bơm không thể hoạt động.
“Nước chảy rất chậm, mỗi ngày chỉ được chừng 40m3 không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt của cư dân" – bác Hùng, cư dân tại đây lên tiếng.
KDT Dai Kim: Dan khon kho xach tung xo nuoc dung moi ngay-Hinh-2
 Thang máy KĐT Đại Kim vào giờ cao điểm khá đông đúc nên khiến việc xách nước ít nhiều gặp khó khăn.
Cũng chính vì nước chảy không đủ kích hoạt máy bơm nên cứ thế hơn 20 ngày nay người dân phải bỏ tiền từ 1 triệu đến 1,2 triệu/1 xe nước/7 khối nước để bơm vào bể dùng tiết kiệm
Theo đó, cứ khoảng 17h đến 19h mỗi ngày, như thường lệ, lực lượng bảo vệ của chung cư sử dụng máy bơm dự phòng bơm nước trực tiếp từ bể ngầm lên cho bà con cư dân chia nhau. Dòng người xếp hàng như thời bao cấp “tay xách nách mang” xô chậu đợi sẵn ở bể nước ngầm hứng rồi xách lên các tòa nhà chung cư cao tầng. Tiếng người dân xì xào than thân trách phận não nuột cả một khu vực.
"Ngày nào chúng tôi từ bà mẹ bỉm sữa đến cụ già 70 tuổi đều phải xếp hàng xách nước sạch từ bể ngầm lên các căn hộ y như thời bao cấp. Cư dân chúng tôi ở đây quá khổ, quá vất vả vì thiếu nước sinh hoạt. Chúng tôi đã kiến nghị lên các cơ quan chức năng rất nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết" - bác Hùng cho hay.
KDT Dai Kim: Dan khon kho xach tung xo nuoc dung moi ngay-Hinh-3
 Không chỉ có đàn ông, thanh niên xách nước mà nhiều bà mẹ bỉm sữa, phụ nữ chân yếu tay mềm cũng phải vật lộn xách từng xô nước để có nước sạch dùng trong gia đình.
Ghi nhận tại đây cho thấy, không chỉ có đàn ông, thanh niên xách nước mà nhiều bà mẹ “bỉm sữa”, phụ nữ chân yếu tay mềm… thậm chí đến 60-70 tuổi cũng phải vật lộn xách từng xô nước để có nước sạch dùng trong gia đình. Tuy nhiên mỗi người cũng chỉ có sức để xách từ 2-6 xô nước để sử dụng tạm cho sinh hoạt tối thiểu của cả gia đình.
Ngoài chung cư B15 và 2 tòa chung cư B9 mà các khu nhà liền kề gần đó như: Khu B2, B3… cũng xảy ra tình trạng mất nước tương tự. Tuy nhiên, ở chung cư B2, B3 do không có máy bơm nên cư dân ở đây phải dùng xô buộc dây vào sau đó múc nước từ dưới bể ngầm lên.
KDT Dai Kim: Dan khon kho xach tung xo nuoc dung moi ngay-Hinh-4
 Tại tòa chung cư B2, B3 KĐT Đại Kim không có máy bơm nên người dân buộc phải sử dụng xô nhựa nối với dây chun để múc nước trực tiếp từ bể lên.
Bà Dương Tú Anh (tổ trưởng tổ dân phố 42, KĐT Đại Kim) chia sẻ: "Hiện tại toàn khu vực này đang bị mất nước chứ không riêng gì chung cư B15 và B9, đối với khu chung cư thì người dân buộc phải xách nước từng xô dưới bể ngầm. Riêng khu vực nhà liền kề B2, B3 buộc phải mua nước với giá 1 triệu đồng 1 xe/5m3, nhưng chất lượng nước khá bẩn, không đảm bảo. Thiếu nước khiến chúng tôi vô cùng khổ sở, đặc biệt những gia đình có trẻ sơ sinh càng khốn đốn. Chúng tôi đã kết hợp với các tổ dân phố như tổ dân phố 2A trực tiếp kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng đến nay tình trạng mất nước vẫn diễn ra".
Đã từng mất nước 3 tháng ròng rã
Được biết, đây không phải lần đầu tiên cư dân KĐT Đại Kim lâm vào tình trạng thiếu nước. Trước đó, cũng vào thời điểm này năm 2016 trong KĐT Đại Kim cũng từng xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt 3 tháng (tháng 5 - tháng 7) ròng rã, sau đó đã khắc phục.
Theo tìm hiểu của PV, trước đây người dân KĐT Đại Kim sử dụng nước sạch của chủ đầu tư là Công ty Hanhud. Tuy nhiên, từ tháng 9.2012, công ty hợp đồng mua bán, đấu nối với van tổng của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco).
Tháng 5.2016, phía Viwaco cũng có công văn đến UBND phường Đại Kim về vấn đề đảm bảo việc cấp nước cho khu đô thị Đại Kim. Ngày 20.7.2016 Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản giao cho Viwaco đầu tư xây dựng trạm bơm tăng áp và bể chứa 400 mét khối và trạm bơm tăng áp cục bộ cấp nước cho KĐT, đảm bảo hoàn thành trước tháng 6.2017.
Đến tháng 4.2017 UBND đã chấp thuận cho Viwaco thi công xây dựng bể chứa 400 mét khối và trạm bơm tăng áp. Tuy nhiên, liên quan đến phản ánh của Trường quốc tế Việt Nam ISV về việc Viwaco thực hiện dự án trên gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị khu vực và việc giảng dạy của nhà trường. Vì vậy, yêu cầu Viwaco tạm dừng hạng mục trên.

Những khu chung cư đầy "phốt" của ông trùm nhà giá rẻ

Hình ảnh những tòa chung cư giá rẻ ở Hà Nội của đại gia Lê Thanh Thản, nơi từng xảy ra nhiều vụ cháy nổ, thang máy hỏng, mất nước liên tục.

Tổ hợp các tòa nhà chung cư HH1, HH2, HH3, HH4, mỗi tòa cao từ 36 đến 41 tầng ở khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Điện Biên làm chủ đầu tư là một trong những dự án chung cư giá rẻ ở Hà Nội của đại gia Lê Thanh Thản gây nhiều ồn ào nhất trong vài năm qua.
Tổ hợp các tòa nhà chung cư HH1, HH2, HH3, HH4, mỗi tòa cao từ 36 đến 41 tầng ở khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Điện Biên làm chủ đầu tư là một trong những dự án chung cư giá rẻ ở Hà Nội của đại gia Lê Thanh Thản gây nhiều ồn ào nhất trong vài năm qua. 

Rợn người cảnh hoang lạnh trong biệt thự Sài Gòn đắt đỏ

Mặc dù được xem như dấu ấn đáng tự hào của chủ đầu tư nhưng khu biệt thự Hà Đô (Phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM) lại hoang lạnh đến lạ thường.

Ron nguoi canh hoang lanh trong biet thu Sai Gon dat do
Theo thông tin quảng bá từ chủ đầu tư, khu biệt thự Hà Đô được xây dựng trên tổng diện tích 3,77 ha. Mỗi biệt thự có diện tích từ 153 m2 - 228 m2, với 1 tầng trệt, 1 tầng lầu và 1 áp mái với giá bán rơi vào khoảng 7 tỷ đồng/căn.

Hơn 400 hộ dân chung cư VP3 mất nước giữa nắng nóng 40 độ

(Kiến Thức) - Hơn 400 hộ dân chung cư VP3 Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội phải  khổ sở vì mất nước sạch kéo dài giữa cái nắng nóng 40 độ...

Trước tình hình mất nước mất nước sinh hoạt kéo dài giữa đợt nắng nóng cao điểm nhất từ đầu mùa hạ đến nay, khoảng 8h sáng 3/6, hàng trăm cư dân chung cư VP3 (Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã đội nắng nóng, đồng loạt giăng băng-rôn với khẩu hiệu yêu cầu chủ đầu tư trao lại quyền quản trị cho cư dân, xử lý tình trạng mất nước, thiếu nước sạch triền miên suốt thời gian qua. Người tham gia phản đối chủ đầu tư không chỉ là người lớn mà còn có cả người già và trẻ nhỏ.
Hàng trăm cư dân chung cư VP3 đội nắng nóng, đồng loạt giăng băng-rôn yêu cầu chủ đầutư xử lý tình trạng mất nước, thiếu nước sạch triền miên.
Hàng trăm cư dân chung cư VP3 đội nắng nóng, đồng loạt giăng băng-rôn yêu cầu chủ đầutư  xử lý tình trạng mất nước, thiếu nước sạch triền miên.
Theo các cư dân sống tại đây, trong suốt gần 4 năm sinh sống, các hộ dân tại chung cư VP3 thường xuyên phải gánh chịu cảnh thiếu nước sạch. Dù đã có nhiều cuộc đối thoại, kiến nghị nhưng trong tháng 5 và tháng 6/2017 tình trạng mất nước sạch tại chung cư VP3 triền miên xảy ra khiến cuộc sống cư dân bị đảo lộn, đặc biệt trong cái nóng 40 độ C ở thời điểm hiện tại.
Hàng ngày, các cư dân phải vất vả dậy từ sáng sớm để xếp hàng xách nước từ các xe bồn chở nước sạch đến, nhưng nguồn nước khá eo hẹp, họ phải tích trữ từng xô nước trong nhà.
Tình trạng mất nước sạch tại chung cư VP3 khiến cuộc sống cư dân bị đảo lộn.
Tình trạng mất nước sạch tại chung cư VP3 khiến cuộc sống cư dân bị đảo lộn.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Hải, đại diện cư dân tòa nhà cho biết: "Có sống trong cảnh mất nước mới hiểu được cuộc sống người dân khốn khổ thế nào. Chúng tôi nhiều hôm rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng phải sang nơi khác tắm, sinh hoạt nhờ trong khi các tòa nhà khác đều có nước đầy đủ. Nếu thành phố đều mất nước thì chúng tôi đồng cảm là do thiếu nước cung cấp cho người dân, nhưng đây các chung cư lân cận đều có nước".

Bên cạnh đó, theo anh Vũ Quốc Thưởng (37 tuổi, sống ở tầng 28 của tòa chung cư), cách đây mấy hôm, nước mất cả ngày, nước trong hệ thống không bơm lên được, các cư dân liền phản ảnh lên ban đại diện tòa nhà thì được cho xe téc cấp nước 2 lần vào hai buổi sáng chiều nhưng mỗi buổi chỉ được một lúc khiến nhà nhà đều không đủ nước dùng.

"Nếu hôm đó, ngủ quên hay có việc thì y như rằng không có nước dùng. Nhiều hôm không có nước để tắm rửa, thậm chí nước được tái sử dụng nhiều lần như rửa rau xong dội nhà vệ sinh...", anh Thưởng nói.

Cả người già và trẻ nhỏ đều tham giatuần hành.
Cả người già và trẻ nhỏ đều tham giatuần hành.

Theo anh Thưởng, có những lúc anh không dám tắm rửa ở nhà, phải sang hàng xóm hay lên cơ quan nơi anh làm việc để tắm rửa vì không có nước. Nhiều lần người dân kiến nghị lên ban quản lý dự án cải tạo lại đường ống để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho người dân sinh hoạt nhưng tình trạng không được cải thiện.

“Đây là do hệ thống đường ống nước sạch xuống cấp, nhỏ không đủ tải trọng nước cho các cư dân trong tòa nhà. Bình thường các hộ xung quanh đây không ai bị mất nước cả. Gia đình tôi có con nhỏ rất tốn nước, dùng nước bên ngoài không đảm bảo nên cũng rất lo sợ.”, anh Thưởng bày tỏ.

Anh Thưởng còn cho biết thêm, để có thêm nguồn nước tích trữ, gia đình anh phải tự mua thêm một thùng đựng hơn 100 lít nước lắp trên nóc nhà vệ sinh để tích trữ thêm dùng trong những lúc mất nước nhưng tình trạng này không cải thiện được bao.

Ai cũng mong muốn sớm được cấp nước sạch sử dụng.
Ai cũng mong muốn sớm được cấp nước sạch sử dụng.
Cũng theo ông Hải, cảnh mất nước thường xuyên cả ngày khiến người dân rất bức xúc. Ngày 2/6, sau nhiều lần kiến nghị chủ đầu tư đã tăng cường điều tiết nước sử dụng xe téc đưa vào bể ngầm cho các hộ dân VP3 để cung cấp cho hơn 400 hộ dân tại đây.
Tuy nhiên giải pháp trên chỉ là tình thế, gặp nhiều rủi ro, không đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và ổn định cho cuộc sống của cư dân. "Chính vì vậy, sáng nay cư dân tòa nhà thống nhất tuần hành ôn hòa, gặp chủ đầu tư để đòi quyền lợi chính đáng cho các hộ dân của mình làm sao chủ đầu tư có giải pháp tình thế đảm bảo nguồn nước sinh hoạt đầy đủ cho người dân", ông Hải thông tin.
Theo quan sát của phóng viên, đến 10 giờ sáng cũng ngày, hàng trăm cư dân vẫn tập trung trước sảnh chung cư để phản đối và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện những kiến nghị.
Hàng trăm cư dân tập trung trước sảnh chung cư để phản đối và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện những kiến nghị.
Hàng trăm cư dân tập trung trước sảnh chung cư để phản đối và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện những kiến nghị.
Trước bức xúc của các cư dân, ông Hợp, Giám đốc điều hành phía chủ đầu tư tòa chung cư VP3 đã gặp gỡ người dân hứa phía ban quản lý sẽ cải tạo lại đường ống nước sớm cung cấp nước sạch cho người dân trong khoảng thời gian 3 tháng. Trong thời gian đó, đơn vị sẽ điều xe téc chở cung cấp nước cho người dân sử dụng.

Theo thông tin cư dân, hiện nay tòa nhà VP3 ký hợp đồng mua nước của HUDS1, nhưng do lưu lượng nước không đủ nên VP3 phải nối đường ống vào đường cấp nước cho tòa nhà VP5. Trong khi đó, VP5 lại lấy nước từ VP6.

Việc đấu nối đường nước của VP3 và VP5 vào đường ống cấp nước cho VP6 nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước cho người dân nhưng do đường ống của VP3 không đảm bảo kích thước, đấu nối chắp vá nên không đủ nước cho VP3 vào mùa hè.