Karakuri - Robot thời xưa của Nhật Bản: Dùng để dâng trà

Chúng ta sẽ bất ngờ hơn khi biết rằng từ thời kỳ Edo (1603 - 1868), các nghệ nhân Nhật Bản đã chế tạo được loại búp bê có thể đi lại, cử động như robot ngày nay, đó chính là Karakuri.

Lịch sử
Búp bê xuất hiện ở Nhật Bản từ thời kỳ xa xưa là biểu tượng của các vị thần và là các đồ vật linh thiêng. Những con búp bê được trình diễn tại các lễ hội, các hoạt động văn hoa xa xưa chính là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của Karakuri. Theo tài liệu Nihon Soki, Karakuri xuất hiện từ năm 658 khi một nhà sư tạo ra một cỗ xe Shinansha. Tiếp đó, Naka-nô Oe no Oji, người sau này trở thành Thiên Hoàng Tenji đã chế tạo ra chiếc đồng hồ nước đầu tiên vào tháng 5/660 sau Công nguyên và sử dụng chiếc đồng hồ này để yêu cầu thần dân đúng giờ.
Karakuri dâng trà được gọi là Chahakobi. Ảnh: Nguyễn Tuyến - Gia Quân
Karakuri dâng trà được gọi là Chahakobi. Ảnh: Nguyễn Tuyến - Gia Quân 
Karakuri mô hình người sớm nhất được cho là của Hoàng tử Kaya, con trai thứ bảy của Thiên hoàng Kammu (781-806). Hoàng tử Kaya đã tạo ra búp bê lớn, cao 1m2, có hình dáng một bé trai đang bê chiếc bình cao quá đầu. Mỗi khi đầy nước, chiếc bình tự động lật úp đổ nước xuống đầu bé trai. Hoàng tử cho đặt búp bê đó giữa cánh đồng. Người hiếu kỳ từ mọi nơi đổ về, đổ nước đầy bình để xem cảnh tượng chiếc bình đổ ụp nước xuống đầu bé trai. Nhờ vậy, cánh đồng khô hạn chỉ sau vài ngày đã đầy ắp nước.
Cũng theo các tư liệu trên, có lưu truyền câu chuyện được nghệ nhân nổi tiếng của Nhật Bản Kudara Kawanari (mất năm 835) kể lại rằng mỗi khi đi vào sảnh của một tòa lâu đài do người thợ máy Hida no Takumi xây dựng, ông rất ấn tượng với việc cánh cửa của tòa lâu đài này tự động khép lại. Có thể nói, đó là những yếu tố nền tảng đầu tiên của nghề chế tác Karakuri tại Nhật Bản.
Karakuri phát triển mạnh mẽ vào nửa đầu thời kỳ Edo, thời kỳ giao thương giữa châu Âu với Nhật Bản khá nhộn nhịp. Các nghệ nhân chế tác Karakuri kết hợp với các kỹ thuật rãnh xoắn, bánh xe trong đồng hồ do các thương nhân châu Âu mang vào Nhật Bản để tạo ra những Karakuri có cử động phức tạp hơn so với những Karakuri thuở sơ khai.
Dòng họ có công lớn trong việc phát triển Karakuri là gia tộc Tamaya Shobei. Theo sử sách, trong lễ hội Toshogu năm 1733 tại Nagoya, nghệ nhân Tamaya Shobei đã trình diễn kiệu rước có tên gọi là Rinnasei-sha. Kiệu rước được trang trí với nhiều búp bê Karakuri với mỗi búp bê có một loại cử động như gật, lắc đầu, vẫy tay và đặc biệt là một Karakuri hình một chú bé đuổi bắt một chú chim sếu đang vỗ cánh. Ông Tamaya Shobei đã giới thiệu với người dân cách thức chế tạo và hoạt động của các Karakuri. Sau lễ hội này, nghệ nhân Tamaya Shobei đã được mời trình diễn thêm nhiều lần tại Nagoya. Đó chính là lý do dẫn đến việc ông quyết định chuyển đến sống tại Nagoya. Từ đó, nghề chế tác Karakuri được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong gia tộc và hiện nay, Takashima Shoji sinh năm 1954 là truyền nhân đời thứ 9 của dòng họ này, được gọi là Tamaya Shobei đời thứ 9.

Thị trấn "ma" ở Nhật lấy búp bê thay người

Thoạt nhìn, thị trấn "ma" Naraha của Nhật Bản có vẻ bình thường, hơi yên tĩnh. Nhưng bước vào đây bạn sẽ thấy ngay không khí khác thường.

Thi tran ma o Nhat lay bup be thay nguoi
Búp bê được đặt tại lối vào một quán cafe ở "thị trấn ma" Naraha - Ảnh: ROB GILHOOLY 
Ở những nơi công cộng, thay vì con người, bạn sẽ nhìn thấy... những con búp bê.
Theo Telegraph, cư dân ở thị trấn này thưa thớt nên thường chỉ thấy vài người ở bưu điện, vài người ở ngân hàng...
Cũng có vài thanh niên lảng vảng nhưng các cư dân lớn tuổi của thị trấn nói họ không quan tâm vì đám thanh niên này không bao giờ gây rối.
Họ cho rằng có vài gương mặt mới cũng tốt, nhất là trong bối cảnh thị trấn đang nỗ lực đấu tranh để đạt được thỏa thuận bồi thường do thảm họa hạt nhân Fukushima gây ra.
Thi tran ma o Nhat lay bup be thay nguoi-Hinh-2
Tại trụ ATM trong bưu điện cũng có búp bê - Ảnh: ROB GILHOOLY 
Gần đây, một nhóm phụ nữ lớn tuổi đã đem các con búp bê kích cỡ như người thật đến đặt ở thị trấn để nó trông bớt vắng vẻ hơn, bởi hầu hết cư dân thị trấn đã bỏ chạy trong thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 và sau đó không dám quay về vì sợ nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima gần đó.
Việc những con búp bê thay chỗ con người đã gây cảm giác kỳ quái, khiến không khí ở thị trấn càng "ma quái" hơn.
Thi tran ma o Nhat lay bup be thay nguoi-Hinh-3
Búp bê được đặt trên ghế salon tại một trung tâm hỗ trợ nuôi dạy trẻ - Ảnh: Takuya Isayama 
Theo báo chí Nhật, thảm họa động đất sóng thần và sự cố nhà máy Fukushima đã để lại nhiều "thị trấn ma" ở nước này, trong đó có thị trấn Naraha.
Mặc dù chính phủ ra sức hô hào, động viên, mọi người vẫn không dám trở lại nơi mình từng sống vì sợ ảnh hưởng của phóng xạ dù đã hơn 5 năm trôi qua. Những thị trấn đông đúc nay trở nên hoang tàn, lạnh lẽo, không sức sống...
>>> Mời quý độc giả xem video về những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (nguồn Youtube):

Vợ chồng Hoàng tử Anh William sinh con thứ ba

Công nương Kate, vợ Hoàng tử Anh William, đã hạ sinh một hoàng tử tại London (Anh). Đây là đứa con thứ 3 của cặp đôi vương giả này kể từ khi lấy nhau năm 2011.

Tin từ điện Kensington cho hay hoàng tử nhỏ chào đời lúc 10h01 ngày 23/4 giờ GMT, tức khoảng 17h01 cùng ngày theo giờ VN, nặng 3,6kg.

Kinh ngạc “búp bê sống” Nhật Bản làm người mẫu thời trang

(Kiến Thức) - “Búp bê sống” Nhật Bản Lulu Hashimoto thu hút sự chú ý của mọi người khi dạo bước trên đường phố ở thủ đô Tokyo.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang
 Bộ trang phục Lulu Hashimoto sẽ biến người mặc trở thành "búp bê sống Nhật Bản có thể di chuyển mà vẫn giữ được nét đáng yêu của búp bê thật. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-2
 Hitomi Komaki, nhà thiết kế thời trang 23 tuổi, chính là người đã tạo ra bộ trang phục Lulu, bao gồm tóc giả, mặt nạ cùng các phụ kiện mô phỏng khớp nối trên búp bê,... khiến Lulu Hashimoto trông không khác gì cô búp bê thật sự. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-3
 Búp bê sống Lulu Hashimoto chụp ảnh trên một con phố ở Tokyo hôm 23/8. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-4
"Búp bê sống" Lulu đứng giữa con đường đông đúc ở Tokyo. Ảnh: Reuters. 

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-5
Người mẫu búp bê "tạo dáng" trên đường phố ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-6
Cô gái hiếu kỳ chạm vào khuôn mặt của "búp bê sống" Lulu. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-7
Búp bê Lulu trong một sự kiện gặp gỡ người hâm mộ ở Tokyo. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-8
 Phản ứng kinh ngạc của một phụ nữ khi nhìn vào người mẫu búp bê Lulu Hashimoto tại một sự kiện gặp gỡ người hâm mộ ở Tokyo ngày 20/8/2017. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-9
“Búp bê sống” Lulu Hashimoto sử dụng điện thoại để trả lời câu hỏi trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters ở thủ đô Tokyo ngày 23/7/2017. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-10
Nhà thiết kế Hitomi chụp ảnh cùng mặt nạ Lulu Hashimoto do cô thiết kế hôm 23/8. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-11
Hitomi chỉnh lại trang phục cho người mẫu búp bê Lulu Hashimoto ở Tokyo ngày 23/8. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-12
 “Búp bê sống” Lulu ngồi trong phòng hóa trang. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-13
Cô gái chụp ảnh lưu niệm cùng cô người mẫu đặc biệt. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-14
 Lulu Hashimoto đi bộ trên đường phố ở Tokyo ngày 23/8. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac “bup be song” Nhat Ban lam nguoi mau thoi trang-Hinh-15
 Được biết, danh tính của những người mặc trang phục hóa thân thành Lulu Hashimoto đều được giữ bí mật. Ảnh: Reuters.