Jack Ma chia sẻ về hai lần tới Việt Nam

Tỷ phú Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba khẳng định đưa Alibaba sang Việt Nam để giúp các doanh nghiệp Việt Nam.

Jack Ma chia se ve hai lan toi Viet Nam
Tỷ phú Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba khẳng định đưa Alibaba sang Việt Nam để giúp các doanh nghiệp Việt Nam. 

Xã hội phi tiền mặt đang tới gần
Chia sẻ trong đối thoại trưa nay (6/11) tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam với chủ đề “Mobile Payment – Nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt”, Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma cho biết, ông tới Việt Nam lần đầu vào năm 2006.
“Khi mọi người nói Việt Nam sẽ là Trung Quốc tiếp theo. Lần đầu đến tôi hơi thất vọng”, Jack Ma chia sẻ cảm xúc khi lần đầu đến Việt Nam. Vị tỷ phú cho rằng, để có được tốc độ phát triển như của Trung Quốc thì Việt Nam phải mất nhiều thời gian.
“Nhưng lần này đến Việt Nam, đêm đầu tiên tôi xuống phố 2,5 tiếng. Tôi yêu nguồn năng lượng, nhiệt huyết ở đây. Có nhiều bạn trẻ dùng điện thoại di động mà không phải chơi game”, Jack Ma kể.
Theo tỷ phú Jack Ma, Việt Nam có 54% dân số dùng điện thoại di động là một cơ sở tốt để phát triển thanh toán di động. Nhưng để làm được thì phải có tài chính bao trùm. Tài chính bao trùm cũng sẽ tăng cường minh bạch. “Xã hội phi tiền mặt đang tới gần. Chúng tôi thấy nhiều bạn trẻ ra đường chơi, có phải tối nào cũng xuống phố? Không, họ phải lên mạng, làm ăn trên mạng. Một quốc gia có dân số trẻ trung thì phải tạo điều kiện cho họ làm ăn dễ dàng để cạnh tranh trong tương lai”, Jack Ma nói.
Alibaba sang Việt Nam không phải để làm ăn
Lý giải vì sao Ebay vào Trung Quốc nhưng thất bại và Alibaba thành công ở đất nước tỷ dân này, tỷ phú Trung Quốc chia sẻ: “Đó là khi đến quốc gia nào, chúng ta không nên chiếm lĩnh thị trường mà phải hỗ trợ cho doanh nghiệp bản địa. Ví như tại Việt Nam, chúng tôi tới không phải để làm ăn mà điều đầu tiên sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ phát triển ở trong nước và vươn ra bên ngoài”.
Jack Ma cho rằng, trong thời gian 50 năm qua thì có 30 năm là thời gian của cách mạng công nghiệp, 20 năm là hệ quả. Còn 50 tới, những công ty sử dụng internet sẽ chiến thắng.
“Thời đại intrernet mới chỉ vừa mới bắt đầu. Chúng ta phải quan tâm tới giới trẻ và quan tâm tới doanh nghiệp có dưới 30 nhân công”, Chủ tịch tập đoàn Alibaba nói. “Thế kỷ trước, nếu không kết nối điện năng là rất tồi tệ, còn ngày nay nếu không kết nối internet thì còn tệ hơn”, Jack Ma nói.
Nói về khởi nghiệp, Jack Ma nêu quan điểm: “Tôi nghĩ vấn đề đầu tiên không phải tiền mà là ý tưởng,là mình có thể làm và làm tốt hơn người khác... Có thể phải đi vay tiền khi khởi sự và ngân hàng ban đầu chắc chắn cũng sẽ không cho bạn vay vì họ phải xem bạn có gì trong tay, ít nhất là ý tưởng. Là doanh nhân không có người giúp cũng là bình thường, có người giúp mới là bất thường".
Khi có ý tưởng tốt, lúc đó có tiền sẽ phát huy tác dụng của ý tưởng đó. Jack Ma cũng đưa ra lời khuyên là đừng để cơ chế xin - cho chi phối nhiều quá mà phải làm cho tinh thần doanh nhân phát triển. Và khi khởi nghiệp đừng nghĩ là kiếm được bao tiền.
Tỷ phú Jack Ma nhấn mạnh, bước đầu khởi nghiệp không cần làm gì quá to tát, chỉ cần “cái gì nhỏ nhưng thú vị và phải có tình yêu trong đó".

"Sốt" vé nghe tỷ phú Jack Ma trò chuyện, chợ đen đẩy giá chóng mặt

(Kiến Thức) - Tại “chợ đen”, giá vé nghe tỷ phú Jack Ma trò chuyện vào 18h30 tối nay được rao bán từ 2 tới 4 triệu đồng...

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC 2017) do Việt Nam đăng cai tổ chức, tỷ phú Jack Ma sẽ có buổi giao lưu, nói chuyện trực tiếp với thanh niên, sinh viên Việt Nam, qua đó truyền cảm hứng, khát vọng khởi nghiệp cho các bạn trẻ vào lúc 16h30 – 18h00 chiều nay ngày 6/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Mặc dù vé mời buổi trò chuyện cùng tỷ phú Jack Ma được Ban tổ chức chương trình tặng cho những người đã đăng ký thành công trước khi sự kiện diễn ra nhiều ngày, thế nhưng, những vé mời này lại đang được bán trên mạng với giá khá cao.

Có một nơi ở Nga còn nguy hiểm hơn cả Thảm họa Chernobyl

(Kiến Thức) - Hồ Karachay, một trong những địa điểm ô nhiễm nhất trên thế giới, thậm chí nó còn nguy hiểm hơn cả khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Hồ Larachay nằm ở vùng Chelyabinsk (Nga) là một trong những địa điểm ô nhiễm nhất hành tinh. Hồ này bắt đầu “nổi tiếng” từ thế kỷ 18. Do thiếu nguồn nước cung cấp, hồ Larachay bị khô cạn trong suốt nhiều năm và đôi khi biến mất khỏi bản đồ thế giới.
Từ năm 1951, Hiệp hội Sản xuất Mayak, một trong những những cơ sở hạt nhân lớn nhất của Liên Xô khi đó, đã quyết định đổ các chất thải phóng xạ vào Karachay khi nó bắt đầu cạn và đặt hẳn tên cho hồ này là "hồ chứa V-9".