Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Iraq hối hận khi mua những chiếc F-16IQ “thiểu năng” từ Mỹ

07/02/2022 10:30

Tại sao các máy bay chiến đấu F-16IQ lại không thể hiện được nhiều vai trò trong chiến đấu và đóng góp rất ít cho sự bảo vệ của quốc gia này?

Thái Hòa

Iraq mất niềm tin với Mỹ, quay sang sắm vũ khí Nga

Đã có F-16 Mỹ, Iraq vẫn thèm tiêm kích MiG-29 Nga

Iraq bán thanh lý F-16IQ sau khi nhận MiG-29, ai là khách hàng tiềm năng?

Iraq chán máy bay chiến đấu Mỹ - quay về máy bay Nga

Mặc dù Iraq có ngân sách quốc phòng khá lớn (hơn 10 tỷ USD), nhưng các phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Iraq cho đến nay vẫn được coi là yếu nhất, đối với một quốc gia có chi tiêu quân sự trong phạm vi này và kém năng lực nhất trong toàn bộ khu vực Trung Đông.
Mặc dù Iraq có ngân sách quốc phòng khá lớn (hơn 10 tỷ USD), nhưng các phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Iraq cho đến nay vẫn được coi là yếu nhất, đối với một quốc gia có chi tiêu quân sự trong phạm vi này và kém năng lực nhất trong toàn bộ khu vực Trung Đông.
Các phi đội máy bay được mua mới của Iraq hiện nay là hai lớp máy bay chiến đấu bao gồm 34 tiêm kích một động cơ F-16IQ Fighting Falcon hạng nhẹ và 24 máy bay phản lực hạng nhẹ T-50.
Các phi đội máy bay được mua mới của Iraq hiện nay là hai lớp máy bay chiến đấu bao gồm 34 tiêm kích một động cơ F-16IQ Fighting Falcon hạng nhẹ và 24 máy bay phản lực hạng nhẹ T-50.
T-50 là máy bay phản lực huấn luyện của Hàn Quốc có thể được đưa vào phục vụ các hoạt động chiến đấu. Mặc dù được thiết kế với ưu tiên chi phí thấp nhưng T-50 đã chứng tỏ hiệu quả trong vai trò tấn công cơ bản trên mặt đất nhằm chống lại các lực lượng chiến binh thánh chiến IS.
T-50 là máy bay phản lực huấn luyện của Hàn Quốc có thể được đưa vào phục vụ các hoạt động chiến đấu. Mặc dù được thiết kế với ưu tiên chi phí thấp nhưng T-50 đã chứng tỏ hiệu quả trong vai trò tấn công cơ bản trên mặt đất nhằm chống lại các lực lượng chiến binh thánh chiến IS.
F-16IQ đã để lại nhiều điều đáng thất vọng cả về khả năng chiến đấu và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu trong biên chế của Không quân Iraq. Không quá lời khi nói rằng chiếc máy bay này đại diện cho biến thể F-16 kém khả năng nhất, đang được phục vụ ở bất kỳ đâu trên thế giới.
F-16IQ đã để lại nhiều điều đáng thất vọng cả về khả năng chiến đấu và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu trong biên chế của Không quân Iraq. Không quá lời khi nói rằng chiếc máy bay này đại diện cho biến thể F-16 kém khả năng nhất, đang được phục vụ ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do những chiếc F-16IQ của Iraq, không nhận được các dịch vụ nâng cấp tiêu chuẩn từ Mỹ do tình trạng quan hệ chính trị và nó đã có tuổi đời khoảng 40 năm.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do những chiếc F-16IQ của Iraq, không nhận được các dịch vụ nâng cấp tiêu chuẩn từ Mỹ do tình trạng quan hệ chính trị và nó đã có tuổi đời khoảng 40 năm.
Các máy bay chiến đấu F-16IQ đã được chuyển giao cho Iraq từ năm 2014 đến năm 2017 và áp lực chính trị của Mỹ được cho là đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến chính phủ Iraq, khiến chính quyền Baghdad mua các máy bay này bất chấp những đánh giá không khả quan.
Các máy bay chiến đấu F-16IQ đã được chuyển giao cho Iraq từ năm 2014 đến năm 2017 và áp lực chính trị của Mỹ được cho là đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến chính phủ Iraq, khiến chính quyền Baghdad mua các máy bay này bất chấp những đánh giá không khả quan.
F-16IQ được phát triển như một biến thể được nâng cấp của F-16C dành riêng cho Không quân Iraq và là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém khả năng nhất trong không chiến ở Trung Đông hiện nay.
F-16IQ được phát triển như một biến thể được nâng cấp của F-16C dành riêng cho Không quân Iraq và là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém khả năng nhất trong không chiến ở Trung Đông hiện nay.
Các máy bay chiến đấu này là biến thể F-16 hiện đại duy nhất không được trang bị tên lửa không đối với AIM-120, thay vào đó được trang bị tên lửa AIM-7 Sparrow từ thời Chiến tranh Lạnh dành cho các cuộc giao tranh tầm trung và tên lửa AIM-9L/M dành cho các trận chiến tầm gần.
Các máy bay chiến đấu này là biến thể F-16 hiện đại duy nhất không được trang bị tên lửa không đối với AIM-120, thay vào đó được trang bị tên lửa AIM-7 Sparrow từ thời Chiến tranh Lạnh dành cho các cuộc giao tranh tầm trung và tên lửa AIM-9L/M dành cho các trận chiến tầm gần.
Quyết định giới hạn máy bay trong khả năng chiến đấu hạn chế như vậy được cho là do Israel tác động vào Mỹ, nghĩa là Iraq chỉ được cung cấp các loại F-16 có thiết kế chỉ để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Quyết định giới hạn máy bay trong khả năng chiến đấu hạn chế như vậy được cho là do Israel tác động vào Mỹ, nghĩa là Iraq chỉ được cung cấp các loại F-16 có thiết kế chỉ để tấn công các mục tiêu mặt đất.
AIM-7 là loại tên lửa không đối không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động, tên lửa cần có các biện pháp đối phó tác chiến tầm xa như hệ thống radar đủ mạnh để tạo ra mối đe dọa đối với bất kỳ máy bay chiến đấu nào như là máy bay chiến đấu F-16I của Israel hoặc máy bay phản lực F-15SA của Arab Saudi - nghĩa là phi đội F-16IQ có rất ít tiện ích trong vai trò không chiến.
AIM-7 là loại tên lửa không đối không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động, tên lửa cần có các biện pháp đối phó tác chiến tầm xa như hệ thống radar đủ mạnh để tạo ra mối đe dọa đối với bất kỳ máy bay chiến đấu nào như là máy bay chiến đấu F-16I của Israel hoặc máy bay phản lực F-15SA của Arab Saudi - nghĩa là phi đội F-16IQ có rất ít tiện ích trong vai trò không chiến.
Hơn thế nữa, tên lửa AIM-9L/M thiếu khả năng bắt mục tiêu từ xa và khả năng điều khiển kém hơn nhiều so với loạt tên lửa AIM-9X hoặc tên lửa R-73 của Nga, được trang bị trên máy bay phản lực MiG-29SMT của nước láng giềng như Syria và Iran.
Hơn thế nữa, tên lửa AIM-9L/M thiếu khả năng bắt mục tiêu từ xa và khả năng điều khiển kém hơn nhiều so với loạt tên lửa AIM-9X hoặc tên lửa R-73 của Nga, được trang bị trên máy bay phản lực MiG-29SMT của nước láng giềng như Syria và Iran.
Điều này có nghĩa là ngay cả trong các cuộc giao tranh tầm gần F-16IQ cũng sẽ có ít cơ hội tự vệ trước các máy bay chiến đấu của đối phương. Hệ thống điện tử và tác chiến điện tử cũng kém hơn nhiều so với các biến thể tiêu chuẩn F-16 khác của Mỹ.
Điều này có nghĩa là ngay cả trong các cuộc giao tranh tầm gần F-16IQ cũng sẽ có ít cơ hội tự vệ trước các máy bay chiến đấu của đối phương. Hệ thống điện tử và tác chiến điện tử cũng kém hơn nhiều so với các biến thể tiêu chuẩn F-16 khác của Mỹ.
Ngoài ra, F-16IQ còn gặp nhiều vấn đề với khả năng hoạt động của nó, loại máy bay này có tỷ lệ va chạm cao và dễ rơi, cũng như bảo trì rất kém. Những yếu tố này phần lớn là do chính quân đội Iraq, nhưng thực tế là yêu cầu bảo dưỡng của F-16IQ cao hơn nhiều so với máy bay phản lực T-50 của Hàn Quốc.
Ngoài ra, F-16IQ còn gặp nhiều vấn đề với khả năng hoạt động của nó, loại máy bay này có tỷ lệ va chạm cao và dễ rơi, cũng như bảo trì rất kém. Những yếu tố này phần lớn là do chính quân đội Iraq, nhưng thực tế là yêu cầu bảo dưỡng của F-16IQ cao hơn nhiều so với máy bay phản lực T-50 của Hàn Quốc.
Tình trạng thiếu phụ tùng thay thế đã buộc quân đội Iraq phải lấy phụ tùng từ máy bay này sang máy bay kia, nhằm bù đắp cho các máy bay phản lực khác để duy trì ít nhất một phần của đội bay hoạt động với tỷ lệ tin cậy.
Tình trạng thiếu phụ tùng thay thế đã buộc quân đội Iraq phải lấy phụ tùng từ máy bay này sang máy bay kia, nhằm bù đắp cho các máy bay phản lực khác để duy trì ít nhất một phần của đội bay hoạt động với tỷ lệ tin cậy.
Trong khi các quan chức Iraq bày tỏ sự sẵn sàng đầu tư vào các khả năng tác chiến trên không cao hơn nhiều, bao gồm máy bay chiến đấu hạng nhẹ như MiG-29M, hay máy bay hạng nặng Su-57 của Nga và hệ thống phòng không S-400, thì Iraq cần phải cải tổ lực lượng không quân để tận dụng hết các hệ thống này.
Trong khi các quan chức Iraq bày tỏ sự sẵn sàng đầu tư vào các khả năng tác chiến trên không cao hơn nhiều, bao gồm máy bay chiến đấu hạng nhẹ như MiG-29M, hay máy bay hạng nặng Su-57 của Nga và hệ thống phòng không S-400, thì Iraq cần phải cải tổ lực lượng không quân để tận dụng hết các hệ thống này.
Thực tế là máy bay cường kích mặt đất Su-25 của Iraq và máy bay chiến đấu T-50 của Hàn Quốc có thành tích hoạt động và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn nhiều so với F-16, nên nhớ các vấn đề với phi đội F-16 phần lớn là do tình trạng quan hệ với Mỹ.
Thực tế là máy bay cường kích mặt đất Su-25 của Iraq và máy bay chiến đấu T-50 của Hàn Quốc có thành tích hoạt động và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn nhiều so với F-16, nên nhớ các vấn đề với phi đội F-16 phần lớn là do tình trạng quan hệ với Mỹ.
Điều này có nghĩa là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng cho Iraq có thể có giá tốt hơn nếu họ chuyển sang tập trung nhiều hơn vào các máy bay của Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Nguồn ảnh: Foxt.
Điều này có nghĩa là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng cho Iraq có thể có giá tốt hơn nếu họ chuyển sang tập trung nhiều hơn vào các máy bay của Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Nguồn ảnh: Foxt.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status