Iran không “đánh thuê” cho Mỹ trong cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Các nhà hoạch định chính sách Washington nên cảnh giác vì Iran không “đánh thuê” cho Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân IS.

Kể từ khi đạt được Thỏa thuận hạt nhân Iran, một số nhà hoạch định chính sách ở Washington đã ngộ nhận rằng Tehran là đối tác tốt nhất trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS). Lợi ích chung giữa Washington và Tehran cũng như sức mạnh quân sự của cường quốc khu vực Iran có thể khiến cho Tehran trở thành một đồng minh hiệu quả trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS, trong bối cảnh Mỹ vẫn tránh đưa bộ binh tham chiến ở Trung Đông.
Iran khong “danh thue” cho My trong cuoc chien chong IS
Iran không đánh thuê cho Mỹ trong cuộc chiến chống IS. 
Thế nhưng, một số nhà hoạch định chính sách ở Washington đã quên đi một điều cơ bản là Iran không đánh thuê cho Mỹ trong cuộc chiến chống IS.
Nhận định Iran có thể trở thành đối tác hữu hiệu của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo dựa trên ba ngộ nhận lớn.
Thứ nhất, chiến lược của Iran ở  Syria và Iraq vốn tập trung vào việc kiềm chế  hơn đánh bại hoàn toàn nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo. Ở Syria, Nhà nước Hồi giáo IS được Iran xem là một công cụ hiệu quả trong việc làm suy yếu cả Mỹ lẫn quân nổi dậy được các nước Vùng Vịnh (GCC) hậu thuẫn. Tại  Iraq, Tehran “đang đi trên dây” khi vừa kiềm chế tránh để cho Nhà nước Hồi giáo đe dọa an ninh của Iran và chính phủ của người Shi’ite ở Iraq, vừa không muốn hậu thuẫn cộng đồng người Sunni chống IS vì lo ngại rằng họ có thể trở thành một hiểm họa đối tiềm tàng với chính phủ ở Baghdad do người Shi’ite đang chi phối. Tehran muốn duy trì một chính phủ ở Baghdad chịu ảnh hưởng của Iran. Iran đã tỏ ra kém hiệu quả trong việc theo đuổi chiến lược này. Điều đó đã được minh chứng qua cuộc chiến chống IS ở tỉnh Al Anbar và việc quân chính phủ Iraq cùng với dân quân Shi’ite đã rất chật vật tái chiếm thành phố Tikrit, quê hương của cố Tổng thống Saddam Hussein.
Thứ hai, đối tác tốt nhất của Mỹ để đánh bại Nhà nước Hồi giáo IS chính là các quốc gia Ả-rập do người Sunni lãnh đạo và các cộng đồng Hồi giáo Sunni. Sự trỗi dậy đột biến của Nhà nước Hồi giáo IS dựa vào chiến thuật quân sự  hiệu quả và chiến lược “mị dân” nhắm vào các cộng đồng Hồi giáo Sunni bị chèn ép trên toàn thế giới: từ Afghanistan đến Paris. Nếu không có một chiến lược do chính người Hồi giáo Sunni đề ra, trên cả hai cấp độ chính phủ và xã hội dân sự, để chống lại hệ tư tưởng IS,  Nhà nước Hồi giáo sẽ vẫn tiếp tục là một thế lực chính trị trong khu vực. Theo một quan chức Vùng Vịnh cấp cao, đánh bại IS không phải là trách nhiệm của Mỹ hay Iran, mà là  trách nhiệm của cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới đang tẩy chay cái quái thai có tên gọi là "Nhà nước Hồi giáo".
Thứ ba, mục tiêu của Iran tại Iraq và Syria hoàn toàn trái ngược với mục tiêu của Mỹ. Washington và Tehran có thể chia sẻ một vài lợi ích chung trong việc làm suy yếu IS, nhưng Iran vẫn tìm cách để đẩy Mỹ ra khỏi khu vực và ngăn chặn ảnh hưởng của Ả-rập Xê-út cùng các nước Vùng Vịnh. Iran chắc chắn sẽ phản đối bất kỳ giải pháp chính trị nào tại Syria hay Iraq mang lại cho Mỹ và GCC một chỗ đứng vững chắc hơn ở hai nước này.
Chính vì vậy mà các nhà hoạch định chính sách ở Washington chớ có mơ tưởng Iran là một đối tác quan trọng trong việc điều chỉnh chiến lược chống IS của Mỹ vì Iran là một cường quốc khu vực đầy tham vọng, với những toan tính và lợi ích riêng.

Tàu chiến Mỹ-Iran suýt đâm nhau ở Vịnh Aden

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Fars đưa tin, tàu chiến của Hải quân Mỹ và Iran suýt đâm vào nhau ở Vịnh Aden.

Fars gọi sự cố suýt đâm nhau xảy ra ngày 4/5 là một hành động khiêu khích khi viện dẫn rằng, phía Mỹ đã phớt lờ quy định quốc tế về việc hạm đội hải quân các nước khác nhau phải duy trì khoảng cách 5 dặm (8 km).
Tau chien My-Iran suyt dam nhau o Vinh Aden
Một tàu chiến Mỹ đang hoạt động trên biển. (Ảnh minh họa)
Khi tiếp cận các tàu thuộc Hạm đội 34 của Hải quân Iran, máy bay và tàu chiến Mỹ đã nhận cảnh báo từ một tàu khu trục Tehran. Sau đó, nhóm tàu Mỹ liền di chuyển theo hướng khác.

Ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn của báo Nikkei, giáo sư Shi Yinhong của Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.

Báo Nikkei số ra ngày 22/7 đã đăng trả lời phỏng vấn của giáo sư  Shi Yinhong giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Quốc tế trực thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. 
Ba ly do Trung Quoc dap dao trai phep o Bien Dong
Giáo sư Shi Yinhong nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi  vì sao Trung Quốc đắp đảo trái phépBiển Đông và xây dựng các công trình trên đó, giáo sư Shi Yinhong ngang ngược nói: “Có ba lý do. Thứ nhất  là để ngăn chặn Mỹ tiến hành  giám sát tầm gần. Thứ hai là để xua đuổi Philippines và Việt Nam khỏi  các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thứ ba, Trung Quốc hy vọng đảm bảo tuyến đường cung cấp năng lượng đi qua  Nam Hải (Biển Đông)  thông qua các biện pháp này (thông qua các ‘đảo nhân tạo’ và các công trình quân sự trên đó)”.
Về kết quả  Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ hồi tháng 6/2015 ở Washington, giáo sư Shi Yinhong  nói : “Trong một hai năm gần đây, do các sự cố tin tặc và cải tạo đất (thực chất là Trung Quốc hút cát đắp đảo trái phép, biến bãi đá ngầm rạn san hô thành đảo nhân tạo) ở Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn trước. Mặc dù đã hợp tác thành công về Thỏa thuận hạt nhân Iran và hợp tác ba bên ở Afghanistan, nhưng hai bên (Trung Quốc và Mỹ)  vẫn cạnh tranh với  nhau vì thiếu tin tưởng lẫn nhau”.