Interpol có kênh riêng để bắt Trịnh Xuân Thanh

Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết: "Việt Nam có thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế - Interpol và nhờ họ truy bắt Trịnh Xuân Thanh".

Liên quan đến việc Bộ Công an ra quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an để hiểu rõ hơn việc cơ quan chức năng Việt Nam có thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế - Interpol, để bắt bị can này hay không?
Thiếu tướng Trần Thế Quân. Nguồn ảnh báo Tiền Phong.
Thiếu tướng Trần Thế Quân. Nguồn ảnh báo Tiền Phong. 
Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết: “Đến lúc này, Việt Nam đã có hợp tác với hơn 100 nước về ký hiệp định tương trợ về tư pháp. Trước khi phát lệnh truy nã Việt Nam có thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế - Interpol và nhờ họ truy bắt Trịnh Xuân Thanh”.
Ông Trịnh Xuân Thanh (giữa) khi còn công tác ở Hậu Giang.
Ông Trịnh Xuân Thanh (giữa) khi còn công tác ở Hậu Giang. 
Chính vì vậy, Thiếu tướng Trần Thế Quân khẳng định: “Nếu Trịnh Xuân Thanh đang lẩn trốn ở những nước mà chúng ta chưa ký hiệp định tương trợ về tư pháp vẫn có thể bắt được người này bằng nhiều hình thức khác nhau. Tức là không có nghĩa Trịnh Xuân Thanh trốn ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ về tư pháp là không thể bắt được. Việc bắt bị can Trịnh Xuân Thanh ở những nước chưa ký hiệp định tương trợ về tư pháp vẫn có thể bắt được”.
“Mặc dù Việt Nam và một số nước chưa kí kết hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự riêng với nhau, nhưng 2 quốc gia vẫn có thể áp dụng các điều ước quốc tế liên quan mà cả 2 quốc gia là thành viên. Vấn đề dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo thỏa thuận giữa 2 chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế”, Thiếu tướng Trần Thế Quân nói.
Khi được hỏi giả sử Trịnh Xuân Thanh đang lẩn trốn ở Mỹ, Đức, Canada… hoặc một số quốc gia khác mà phía Việt Nam chưa kí kết hiệp định tương trợ về tư pháp và hình sự thì việc bắt giữ, dẫn độ sẽ như thế nào, Thiếu tướng Trần Thế Quân nói: “Như tôi đã nói, việc bắt giữ này là có đi, có lại nhưng cũng gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn bế tắc với việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.
Những nước mà chúng ta chưa ký hiệp định tương trợ về tư pháp thì sẽ vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bàn bạc, thương lượng cụ thể. Việc làm này sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì trong thực tế, nhiều quốc gia cũng không dễ dàng dẫn độ được tội phạm”.
Trả lời câu hỏi của PV Infonet về việc, tại sao Việt Nam đã thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế - Interpol và nhờ họ bắt Trịnh Xuân Thanh rồi nhưng vì lý do gì mà đến lúc này, trên trang web của Tổ chức Cảnh sát quốc tế - Interpol vẫn chưa đăng tải thông tin truy nã quốc tế với bị can Trịnh Xuân Thanh? Thiếu tướng Trần Thế Quân chia sẻ: “Đó là việc của họ, tôi chưa nắm được. Tuy nhiên, Tổ chức Cảnh sát quốc tế - Interpol, họ có kênh riêng của họ để bắt Trịnh Xuân Thanh”.

Món ăn sống dựng tóc gáy gây mất mạng như chơi

(Kiến Thức) - Những món ăn sống dưới đây có thể khiến bạn dựng tóc gáy và ám ảnh không thôi.

Nhung mon an song dung toc gay gay mat mang nhu choi
Món ăn sống từ ếch nổi tiếng ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản... Món ếch sống được phục tại nhiều nhà hàng nổi tiếng ở những đất nước này. 

Những người bị dị tật bẩm sinh kỳ lạ nhất thế giới

(Khỏe Plus 24h) - Những người dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm đại đa số trong những nguyên nhân khiến người bị dị tật bẩm sinh.

Mời độc giả xem video Bé dị tật não bẩm sinh chỉ có nửa hộp sọ (Nguồn Youtube)

Dị tật bẩm sinh là những trường hợp rối loạn phát triển làm cho cá thể có hình dạng kỳ quái.Những nguyên nhân chính gây ra sự phát triển bất thường của cá thể bao gồm những nguyên nhân di truyền và môi trường. Nguyên nhân đơn thuần là yếu tố di truyền hoặc yếu tố môi trường chỉ thấy khoảng 10% trong các trường hợp mắc dị tật bẩm sinh cho mỗi loại. Còn 80 % các trường hợp còn lại là do tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường.