Indonesia hủy kế hoạch sản xuất gần 10 nghìn ôtô sang Việt Nam

(Kiến Thức) - Bốn nhà sản xuất ôtô tại Indonesia gồm: Toyota, Suzuki, Daihatsu và Hino – đã phải hủy bỏ sản xuất 9.337 xe có kế hoạch trước đó xuất khẩu sang Việt Nam vì vướng nghị định 116. 

Các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm trong xuất khẩu sau khi có một quy định mới từ Việt Nam, vốn đang sẵn sàng để xây dựng ngành công nghiệp ôtô của riêng mình.
Việt Nam đã ban hành Nghị định số 116/2017 / NĐ-CP về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và bảo hành xe hơi, một động thái làm thắt chặt nhập khẩu xe từ ngày 1/1/2018 trở đi.
Các nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam hiện nay cần phải có giấy chứng nhận Phương tiện Loại Xe (Vehicle Type Approval – VTA) xác nhận chi tiết chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường của xe đến. VTA phải do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm trong xuất khẩu sau khi có một quy định mới từ Việt Nam.
Các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm trong xuất khẩu sau khi có một quy định mới từ Việt Nam. 
Thêm vào đó, một mẫu sẽ được lựa chọn từ mọi lô xe ôtô nhập khẩu để kiểm tra phát thải, chất lượng và an toàn kỹ thuật. Việc kiểm tra sẽ được lặp lại trong lô hàng tiếp theo, thậm chí trên cùng một mẫu xe.
Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Indonesia (Gaikindo), Kukuh, cho biết “Quy định mới này tạo ra chi phí bổ sung, kiểm tra hoàn toàn có thể mất từ một đến hai tháng, trong khi các xe khác từ chuyến hàng sẽ phải ở lại cảng và phải trả phí hàng ngày để lưu kho”.
Quy tắc mới thúc đẩy Gaikindo gửi Bộ Công nghiệp một bức thư vào ngày 27 tháng 1, trong đó tuyên bố rằng bốn nhà sản xuất ôtô – Toyota, Suzuki, Daihatsu và Hino – đã ngừng sản xuất 9.337 xe xuất khẩu vào Việt Nam, được sản xuất trong giai đoạn tháng 12 đến tháng 3.
Indonesia đã xuất khẩu khoảng 30.000 xe ôtô sang Việt Nam mỗi năm, với bốn nhà sản xuất ô tô là nhà xuất khẩu lớn nhất, Kukuh cho biết.
Toyota Fortuner – dòng xe nhập khẩu từ Indonesia hiện đã ngưng bán tại Việt Nam.
Toyota Fortuner – dòng xe nhập khẩu từ Indonesia hiện đã ngưng bán tại Việt Nam.
Thư của Gaikindo đã được gửi cùng ngày Chủ tịch Joko “Jokowi” Widodo gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi, Ấn Độ. Jokowi bày tỏ mối quan tâm rằng chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa hai nước đang tăng lên trong ba năm qua.
Bộ Công nghiệp Airlangga Hartarto cho biết văn phòng của ông đã gửi Bộ Giao thông Vận tải của Việt Nam một thông báo phản đối.
Chủ tịch Gaikindo Jongkie Sugiarto cho biết các nhà sản xuất Indonesia không gặp vấn đề gì trong việc đáp ứng yêu cầu chất lượng của Việt Nam như động cơ Euro IV, túi khí và hệ thống phanh ABS. Tuy nhiên, việc kiểm tra mỗi mẫu xe của mỗi lô hàng sẽ là một rắc rối không cần thiết, ông nói thêm.
“Việc kiểm tra là rất khó bởi vì nó phải được thực hiện trên mỗi mô hình, trong mỗi chuyến hàng. Nếu (thử nghiệm) không thành công, (Việt Nam) sẽ trả lại lô hàng”, ông nói.
Nghị định số 116/2017 / NĐ-CP về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và bảo hành xe hơi làm thắt chặt nhập khẩu xe từ ngày 1/1/2018 trở đi.
Nghị định số 116/2017 / NĐ-CP về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và bảo hành xe hơi làm thắt chặt nhập khẩu xe từ ngày 1/1/2018 trở đi. 
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), xuất khẩu xe hơi của Indonesia vào Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái đã đạt 241,2 triệu USD, tăng đáng kể so với mức 17,78 triệu USD năm 2016. Indonesia cũng nằm trong số ba nhà xuất khẩu xe khách hàng đầu Việt Nam, sau Thái Lan và Trung Quốc, với thị phần là 13,12%.
Tổng giám đốc thương mại của Bộ Thương mại, Oke Nurwan, cho biết nếu các nhà sản xuất không muốn xuất khẩu ôtô sang Việt Nam, Indonesia có thể sẽ mất khoảng 85 triệu USD trong giai đoạn tháng 12 và tháng 3.
Ông nói rằng chính phủ đã quyết định tiếp cận một cách mềm mại bằng cách cử một phái đoàn tới vận động hành lang đối tác Việt Nam vào ngày 26 tháng Hai.
Oke cho rằng nghị định của Việt Nam đã được thực hiện quá sớm, và một quốc gia bắt buộc phải tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới trước tiên phải tuyên bố ý định hạn chế các hoạt động thương mại.
Indonesia cũng nằm trong số ba nhà xuất khẩu xe khách hàng đầu Việt Nam, sau Thái Lan và Trung Quốc, với thị phần là 13,12%.
Indonesia cũng nằm trong số ba nhà xuất khẩu xe khách hàng đầu Việt Nam, sau Thái Lan và Trung Quốc, với thị phần là 13,12%.
“Nếu đất nước này không thông báo cho WTO, chúng tôi có thể có động thái thông báo với tổ chức”, Oke nói.
Theo báo Vietnam News, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố rằng nghị định mới là một nỗ lực để bảo vệ các công ty của mình khi đất nước làm việc để thay đổi phong cảnh của ngành công nghiệp ôtô bằng cách xây dựng chiếc xe đầu tiên của mình.
Vingroup, công ty bất động sản lớn nhất của Việt Nam thuộc sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng, đã đầu tư vào một thương hiệu xe hơi địa phương mang tên Vinfast. Gần đây, công ty đã bổ nhiệm Pininfarina để thiết kế mô hình thiết kế xe hơi Ý. Pininfarina được biết đến với việc thiết kế những chiếc xe cho các thương hiệu cao cấp như Ferrari, Bentley và Maserati.

Mitsubishi triệu hồi 5000 xe ôtô dính lỗi động cơ

(Kiến Thức) - Sẽ có khoảng 5 nghìn chiếc xe Mitsubishi bao gồm Mitsubishi Outlander, Lancer nhập khẩu và ASX (Outlander Sport) nhập khẩu và lắp ráp tại thị trường Malaysia do bị lỗi hệ thống điều khiển động cơ (ECU).

Mitsubishi Motors Malaysia (MMM) vừa đưa ra thông báo mới nhất về việc triệu hồi khoảng 5.000 xe, bao gồm các mẫu xe ôtô Mitsubishi Outlander, Lancer nhập khẩu và ASX (Outlander Sport) lắp ráp do lỗi hệ thống điều khiển động cơ (ECU). Cụ thể, rơ-le bảo vệ ECU của động cơ khỏi bất kỳ sự thay đổi điện áp đột ngột nào gặp trục trặc, khiến chức năng ECU của động cơ có thể bị ảnh hưởng.

Tương lai ôtô nhập khẩu vẫn "tối" sau Thông tư mới

(Kiến Thức) - Trái với kì vọng của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô tại Việt Nam, “Thông tư hướng dẫn” vừa được ban hành vẫn giữ nguyên nhiều điều khoản “ngặt nghèo” mà Nghị định 116 trước đó quy định.

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ôtô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2018.
Đáng chú ý, Thông tư mới được kí bởi Thứ trưởng Lê Đình Thọ dù đã hướng dẫn, cụ thể hóa những điều khoản từ Nghị định 116; giải quyết phần nào những băn khoăn, khúc mắc của nhiều doanh nghiệp nhưng vẫn được cho là “khắt khe”, chưa đáp ứng kì vọng. Bởi lẽ, những điều khoản “ngặt nghèo” nhất mà Nghị định 116 trước đó quy định như kiểm định xe theo lô hay đặc biệt là Giấy chứng nhận chất lượng ôtô nhập khẩu vẫn được giữ nguyên.
“Thông tư hướng dẫn” vừa được ban hành vẫn giữ nguyên nhiều điều khoản “ngặt nghèo” mà Nghị định 116 trước đó quy định.
 “Thông tư hướng dẫn” vừa được ban hành vẫn giữ nguyên nhiều điều khoản “ngặt nghèo” mà Nghị định 116 trước đó quy định.
Doanh nghiệp phản kháng…bất thành!
Từ việc nắm thế “thượng phong” với điểm tựa là lộ trình giảm thuế nhập khẩu nội khối về 0% theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ETIGA), giờ đây xe nhập khẩu lại đang lâm vào tình cảnh éo le chưa từng có khi các doanh nghiệp dù rất muốn nhưng vẫn không thể nhập xe. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này không gì khác chính là sự ra đời của Nghị định 116 hồi giữa tháng 10/2017. Một văn bản làm đảo chiều hoàn toàn thị trường với nhiều điều khoản được đánh giá là “khắt khe” với xe nhập. Trong đó, đáng chú ý nhất là quy định doanh nghiệp nhập khẩu xe phải có Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu và quy định xe nhập khẩu phải kiểm định theo từng lô.
Chính vì những điều khoản có phần gắt gao, ngay từ khi ra đời Nghị định 116 đã khiến nhiều liên doanh nhập khẩu xe đứng ngồi không yên. Thời điểm cuối năm 2017, đại diện của các hãng lớn như Honda, Toyota hay Ford đã không ít lần lên tiếng phàn nàn và kiến nghị nới lỏng điều kiện cho các doanh nghiệp. Đỉnh điểm, chỉ trong khoảng 2 tháng cuối năm 2017, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã không dưới 4 lần gửi thư kiến nghị lên Chính phủ, bày tỏ mong muốn được xem xét lại một số điều khoản trong Nghị định; hoặc chí ít cũng có văn bản hướng dẫn để các doanh nghiệp có thể sớm hoàn tất thủ tục và nhập xe về.
Chính vì những điều khoản có phần gắt gao, ngay từ khi ra đời Nghị định 116 đã khiến nhiều liên doanh nhập khẩu xe đứng ngồi không yên.
Chính vì những điều khoản có phần gắt gao, ngay từ khi ra đời Nghị định 116 đã khiến nhiều liên doanh nhập khẩu xe đứng ngồi không yên.  
Tuy nhiên, có một điểm chung là tất cả những “yêu sách” mà VAMA hay các hãng xe nhập gửi đi đều không mang lại kết quả. Và Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô nhập khẩu, thuộc đối tượng của Nghị định 116 (khi đó vẫn còn là dự thảo) được xem là cứu cánh duy nhất mà các doanh nghiệp có thể chờ đợi. Tuy nhiên, trái với kì vọng, Thông tư vừa chính thức được ban hành vẫn giữ nguyên những điều khoản mà các hãng xe lo ngại nhất là yêu cầu phải có Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu được cấp bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại nước ngoài.
Đến thời điểm này, khi Thông tư đã chính thức ban hành, nhiều ý kiến vẫn cho rằng đây là yêu cầu quá khó cho các doanh nghiệp. Bởi theo lí giải, việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận chất lượng cho xe xuất khẩu không phải là nhiệm vụ của nước xuất khẩu. Do đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới không hề có loại giấy này. Hơn nữa, nhiều đại diện doanh nghiệp cũng than phiền rằng việc yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho xe xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Đơn cử như tại Châu Âu, cơ quan có thẩm quyền ở các nước cũng không cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho xe xuất khẩu ra ngoài khu vực vì đơn giản đó là nhiệm vụ của nước nhập khẩu xe.
Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô phải tốn thêm chi phí cho việc kiểm định, đồng thời thời gian để đưa xe về cũng kéo dài hơn.
Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô phải tốn thêm chi phí cho việc kiểm định, đồng thời thời gian để đưa xe về cũng kéo dài hơn. 
Bên cạnh yêu cầu phải có Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu, Thông tư 03 cũng quy định rõ về việc kiểm định xe theo từng lô. Theo đó, các lô xe nhập khẩu đều phải được thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật. Cơ quan kiểm tra sẽ lấy ngẫu nhiên 1 hoặc 2 xe mẫu (trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu dùng một 1 mẫu để thử nghiệm an toàn và dùng 1 mẫu để thử nghiệm khí thải) đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu đã được kiểm tra để doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa xe đến các cơ sở thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm là căn cứ để cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng.
Nếu chiếu với Nghị định 116 ban hành trước đó, điều khoản về kiểm định xe không có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô vẫn phải gánh hậu quả khi phải tốn thêm chi phí cho việc kiểm định, đồng thời thời gian để đưa xe về cũng kéo dài hơn.
Đó là chưa kể, không những không điều chỉnh, nới lỏng cho các doanh nghiệp, trong nội dung Thông tư 03 còn có thêm một yêu cầu mới, buộc các doanh nghiệp muốn nhập khẩu xe phải cung cấp được “bản sao giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Những kiến nghị của VAMA không mang đến nhiều kết quả.
 Những kiến nghị của VAMA không mang đến nhiều kết quả. 
Như vậy, so với những quy định được nêu trong Nghị định 116, Thông tư mới của Bộ GTVT vô hình trung lại khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối hơn. Những kiến nghị của các hãng xe, của VAMA không mang đến nhiều kết quả. Nghị định đã có, thông tư đã ban hành, giờ đây, nếu muốn tiếp tục “cuộc chơi”, các doanh nghiệp nhập khẩu xe sẽ phải học cách thích nghi.
Tương lai xe nhập vẫn “mịt mùng”
Năm 2018 là thời điểm bản lề, được cả doanh nghiệp nhập khẩu xe và khách hàng chờ đợi. Thế nhưng, đến lúc này, những gì mang lại chỉ là sự thất vọng. Chính những yêu cầu khắt khe từ Nghị định 116 đang trở thành một “bức tường kiên cố” khiến các doanh nghiệp gần như “bất lực”. Và khi tháng 1/2018 sắp qua đi, ôtô nhập khẩu, đặc biệt là từ các nước nội khối ASEAN dù năm lợi thế khi hưởng thuế nhập khẩu 0%, vẫn đang loay hoay tìm cách tiếp cận thị trường.
Theo số liệu được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 1/2018, toàn thị trường Việt Nam chỉ nhập về tổng cộng 60 xe. Đáng nói, trong số này, lượng xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi chỉ vỏn vẹn 6 chiếc và hầu như đều nhập theo đường ngoại giao.
Nghị định đã có, thông tư đã ban hành, giờ đây, nếu muốn tiếp tục “cuộc chơi”, các doanh nghiệp nhập khẩu xe sẽ phải học cách thích nghi.
Nghị định đã có, thông tư đã ban hành, giờ đây, nếu muốn tiếp tục “cuộc chơi”, các doanh nghiệp nhập khẩu xe sẽ phải học cách thích nghi. 
Với tình tình hình hiện tại, nhiều chuyên gia nhận định, những tháng tiếp theo, thị trường xe nhập khẩu sẽ tiếp tục rơi vào cảnh khan hàng. Đặc biệt, thời điểm cận Tết, khi cầu vượt qua cung, các đại lý sẽ bắt đầu ép giá, nhiều người mua xe bỏ thêm vài chục, có khi cả trăm triệu nếu muốn có xe ngay trước Tết. Thậm chí, nhiều mẫu xe “hot” như Toyota Fortuner, Honda CR-V hay Ford Ranger đã bắt đầu hết hàng. Lúc này, dù khách hàng có cầm đủ tiền trên tay cùng chẳng thể rước được xe như mong muốn.
Bất lực trong khâu nhập xe, hàng loạt hãng, trong đó đáng chú ý có Toyota, Ford và Honda đã tuyên bố dừng xuất khẩu ôtô vào Việt Nam từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, đây có lẽ chỉ là động thái nhằm gây sức ép lên Chính phủ này lại không mang lại kết quả rõ ràng. Thông tư 03 đã ban hành, tương lai xe nhập vẫn không sáng sửa hơn. Lúc này, các doanh nghiệp gần như chỉ có 2 lựa chọn. Hoặc là cân nhắc chuyển qua lắp rắp (như cách mà Mitsubishi đã làm với Outlander), vừa tận dụng ưu đãi thuế, vừa tránh được Nghị định 116. Hoặc là hoàn tất các giấy tờ theo quy định và…chờ đợi.

"Chạm mặt" Bentley Mulsanne Speed hơn 20 tỷ tại Hà Nội

(Kiến Thức) - Bentley Mulsanne Speed là một trong những dòng xe siêu sang được khá nhiều đại gia tại Việt Nam yêu thích. Đây là phiên bản hiệu năng cao hơn của dòng xe siêu sang Mulsanne cao cấp nhất.

Bentley Mulsanne Speed là một trong những dòng xe siêu sang được khá nhiều đại gia tại Việt Nam yêu thích. Hiện số lượng những chiếc Mulsanne Speed lăn bánh trên dải đất hình chữ S đã ở mức hai con số với nhiều màu sắc nổi bật như: trắng, đen, xanh dương, xanh nhạt, xanh diệp lục, cam.
Bentley Mulsanne Speed là một trong những dòng xe siêu sang được khá nhiều đại gia tại Việt Nam yêu thích. Hiện số lượng những chiếc Mulsanne Speed lăn bánh trên dải đất hình chữ S đã ở mức hai con số với nhiều màu sắc nổi bật như: trắng, đen, xanh dương, xanh nhạt, xanh diệp lục, cam.

Xem chiếc áo khoác thời trang môtô 2 trong 1 cho biker

(Kiến Thức) - Thương hiệu Astric mới đây đã tung ra thị trường dòng sản phẩm áo khoác môtô kết hợp bạt phủ xe máy đặt ở phần lưng giúp người dùng tự tin thực hiện các chuyến đi dài ngày.

Từ trước tới nay, bạt phủ xe máy luôn là phụ kiện không thể thiếu của mỗi một người chơi xe môtô phân khối lớn, bởi ai lại nỡ để ngựa yêu của mình phơi nắng phơi mưa ngoài trời.

Xe sang Bentley Mulsanne thế hệ mới lăn bánh tại Hà Nội

(Kiến Thức) - Sau khi bất ngờ xuất hiện ở Nghệ An với tờ giấy "xe đi xét" vào cuối tháng 1/2018, chiếc siêu xe sang Bentley Mulsanne thế hệ mới đã bất ngờ lăn bánh trên đường phố Hà Nội.

Sau những hình ảnh xuất hiện tại một hầm đỗ xe tại quận 7, TP HCM hay tại Nghệ An với tờ giấy "xe đi xét" vào cuối tháng 1/2018. Mới đây, chiếc siêu xe sang Bentley Mulsanne thế hệ mới đã bị bắt gặp lăn bánh tại Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Sau những hình ảnh xuất hiện tại một hầm đỗ xe tại quận 7, TP HCM hay tại Nghệ An với tờ giấy "xe đi xét" vào cuối tháng 1/2018. Mới đây, chiếc siêu xe sang Bentley Mulsanne thế hệ mới đã bị bắt gặp lăn bánh tại Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.