Indonesia: Bạo loạn vì kết quả bầu cử, 6 người chết

6 người đã thiệt mạng trong đợt bạo loạn nổ ra ở thủ đô Jakarta, Indonesia, vào tối 21/5, sau khi kết quả bầu cử chính thức được thông báo.

Indonesia: Bao loan vi ket qua bau cu, 6 nguoi chet
 Bạo lực nổ ra ở Jakarta sau khi có kết quả bầu chính thức. (Ảnh: Reuters)
“Trong số trường hợp thương vong cho đến nay có 6 người chết”, Thị trưởng Jakarta Anies Baswedan hôm nay nói với báo Detik News tại bệnh viện Tarakan.
“Cho đến 9h sáng nay (10h sáng nay giờ Việt Nam) đã có hơn 200 người bị thương”, ông Anies cho biết thêm.
Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết ít nhất 20 người bị buộc tội kích động bạo loạn đã bị bắt sau khi kết quả bầu cử chính thức xác nhận Tổng thống Joko Widodo tái đắc cử trong cuộc bầu cử diễn ra tháng trước.
Hình ảnh trên truyền hình cho thấy khói bay lên sau lưng hàng chục người biểu tình nhảy múa trên đường phố ở quận trung tâm Tanah Abang của thủ đô.
“Đến khoảng 11h, đám đông tăng nhanh đột biến. Chúng tôi không biết họ đến từ đâu. Họ rất khiêu khích và bạo lực”, ông Muhammad Iqbal, phát ngôn viên cảnh sát Indonesia cho biết.
“Họ phá vỡ rào an ninh và kích động cảnh sát. Theo đúng quy trình, cảnh sát đẩy họ lùi lại. Người biểu tình không hợp tác và tấn công thô bạo cảnh sát bằng đá, chai rượu và pháo”, ông Iqbal nói.
Một đám đông khác tụ tập trước cửa cơ quan giám sát bầu cử đã ném đá vào cảnh sát, Reuters dẫn lời một nhân chứng cho biết.
Ủy ban bầu cử Indonesia hôm 21/5 xác nhận kết quả kiểm phiếu cho thấy ông Widodo giành được 55,5% phiếu, còn đối thủ là cựu tướng Prabowo Subianto được 44,5% phiếu.
Ông Widodo được 85 triệu phiếu trong tổng số 154 triệu cử tri đã đi bầu cử. Nhưng ông Prabowo nói với các phóng viên rằng đã có tình trạng gian lận quy mô lớn.
Cơ quan giám sát bầu cử phủ nhận cáo buộc có gian lận bầu cử vì không có bằng chứng. Các nhà quan sát độc lập nói rằng cuộc bầu cử đã diễn ra tự do và công bằng.
Đợt biểu tình bắt đầu hôm 21/5 một cách hòa bình nhưng đến tối cùng ngày thì biến thành bạo lực, buộc cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán. Những chiếc ô-tô đậu gần tòa nhà nơi đặt trụ sở của lực lượng cảnh sát cơ động đã bị châm lửa đốt.
Giới chức Indonesia cho biết 40.000 cảnh sát và binh lính đã được huy động làm nhiệm vụ trên khắp thủ đô Jakarta để duy trì an ninh.

Bạo loạn ở Paris hé lộ 'một nước Pháp khác' của người nghèo

Chính sách tăng giá xăng của Tổng thống Pháp Macron là giọt nước tràn ly, thổi bùng làn sóng biểu tình xuất phát từ bất mãn và nỗi sợ vốn đã len lỏi trong người nghèo từ lâu.

Dưới đáy giỏ hàng của anh Florian Dou không có gì nhiều ngoài một gói xúc xích 6 USD trong siêu thị giảm giá ở thị trấn Guéret, miền Trung Nam nước Pháp. Cuối tuần trước cũng là lúc tháng 11 kết thúc, “lương của vợ chồng tôi đã hết được 10 ngày”, anh giãi bày.

Biểu tình bạo loạn ở Paris: Kinh hoàng "trận chiến đường phố"

(Kiến Thức) - Cuộc bạo loạn biểu tình ở Paris đang ngày càng leo thang dẫn đến việc chính quyền Pháp phải sử dụng biện pháp mạnh để đối phó với đám đông. 

Bieu tinh bao loan o Paris: Kinh hoang
 Người biểu tình đốt phá cửa hàng, cửa hiệu và xe hơi tại  Marseille, Pháp. Nguồn ảnh: Reuters.

Bi thảm cuộc đời bộ trưởng Iran hết lòng vì quyền phụ nữ

(Kiến Thức) - Bà Farrokhroo Parsa là Bộ trưởng Giáo dục Iran trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến 1971. Khi còn sống, bà Parsa đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyền phụ nữ và bình đẳng giới ở Iran.

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu
 Nhắc đến những nữ chính khách nổi tiếng của Iran không thể không kể tới nữ Bộ trưởng Giáo dục Iran Farrokhroo Parsa. Bà sinh ngày 24/3/1922 tại Qom, Iran. Ảnh: Wikipedia. 

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-2
Mẹ của bà Parsa, Fakhr-e Āfāgh, là biên tập viên của tạp chí phụ nữ Jahān-e Zan và là người ủng hộ mạnh mẽ bình đẳng giới và giáo dục dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, quan điểm của bà về vấn đề này đã vấp phải sự phản đối của phe bảo thủ trong xã hội Iran thời bấy giờ, khiến gia đình bà bị trục xuất khỏi Tehran về Qom. Ảnh: Wikipedia. 

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-3
 Chính tại đây, bà Fakhr-e Afagh đã hạ sinh cô con gái Farrokhroo Parsa. Sau đó, nhờ sự can thiệp của Thủ tướng Hasan Mostowfi ol-Mamalek, gia đình bà được phép trở về Tehran. Ảnh: TM. 

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-4
 Bà Parsa được cha mẹ tạo điều kiện cho đi học. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp y khoa, bà Parsa trở thành giáo viên bộ môn Sinh học tại trường trung học Jeanne d'Arc Highschool ở thủ đô Tehran. Ảnh: HA. 

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-5
 Tại ngôi trường này, bà Parsa quen biết với Farah Diba, một học sinh trong trường và sau này trở thành vợ của Vua Mohammad Reza Pahlavi - người bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Ảnh: Flickr.

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-6
 Năm 1963, bà Parsa được bầu vào Quốc hội. Sau đó, bà kiến nghị Vua Mohammad Reza Pahlavi (ảnh) về quyền bầu cử cho phụ nữ Iran. Ảnh: Wiki.

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-7
 Năm 1965, bà Parsa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Giáo dục Iran trong nội các chính phủ Thủ tướng Amir-Abbas Hoveyda. Được biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Iran, một phụ nữ đảm nhiệm chức vụ trong nội các. Ảnh: Iranian. 

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-8
 Trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến 1971, bà Parsa giữ vai trò là Bộ trưởng Giáo dục Iran.  Ảnh: Alchetron. 

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-9
 Tuy nhiên, vào ngày 8/5/1980, nữ Bộ trưởng Parsa đã bị xử bắn khi cuộc Cách mạng Văn hóa Hồi giáo bắt đầu diễn ra, khiến người dân Iran không khỏi bàng hoàng. Ảnh: irwmm.org. 

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-10
Theo Iranian.com, nguyên nhân khiến bà Parsa bị kết án tử như hàng nghìn người khác là vì "truyền bá những cái xấu trên thế giới và chiến đấu chống lại Chúa". Ảnh: Twitter.  

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-11
  Trên thực tế, bà Parsa đã cống hiến hết mình vì quyền lợi cho phụ nữ và bình đẳng giới, giúp nhiều người dân Iran có cơ hội học tập, đào tạo, thể hiện chuyên môn để cải thiện cuộc sống cũng như xã hội. Ảnh: Wikipedia.

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-12
 Trong bức thư cuối cùng gửi tới các con, bà Parsa viết: "Mẹ là bác sĩ, nên không sợ chết. Cái chết chỉ là một khoảnh khắc mà thôi. Mẹ sẵn sàng đón nhận cái chết còn hơn là phải sống trong nỗi xấu hổ vì buộc phải che giấu. Mẹ sẽ không cúi đầu trước những người muốn mẹ bày tỏ sự hối hận trong suốt 50 năm nỗ lực của mình vì sự bình đẳng giữa nam và nữ". Ảnh: Iranian.com. 

Mời độc giả xem thêm video: Những thách thức chờ đợi Tổng thống Iran Hassan Rouhani (Nguồn: VTC14)