Huyện ủy, UBND Yên Định nợ 50 tỷ tiền ăn uống: Ai là người trả nợ?

(Kiến Thức) - Vụ việc Huyện ủy và UBND huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) đã chi tiêu vô tội vạ, không đúng nguyên tắc tài chính, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất với số tiền lên tới khoảng 50 tỷ đồng khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi: Vậy ai sẽ là người trả nợ?

Vì đâu huyện ủy, UBND huyện Yên Định “nợ như chúa chổm”?
Theo thông tin ban đầu, khoản nợ 50 tỷ đồng của Huyện ủy, UBND huyện Yên Định đang chủ yếu rơi vào giai đoạn 2011 - 2015 khi ông Hoàng Cao Thắng làm Bí thư Huyện ủy Yên Định và bà Ngô Thị Hoa làm Chủ tịch UBND huyện này, hiện cả hai vị này đã nghỉ hưu.
Những món nợ 50 tỷ của Huyện ủy, UBND huyện Yên Định chủ yếu như: Nợ tiền sửa sang cơ sở vật chất công sở Huyện ủy, UBND huyện; tiền xăng xe đi công tác của lãnh đạo; tiền sửa xe khi hư hỏng; tiền quà tặng các dịp đại hội, lễ kỷ niệm; tiền chè nước; giấy mực in; tiền ăn uống, nghỉ ngơi khi tiếp khách ở các nhà hàng, khách sạn của lãnh đạo huyện…
Không những nợ chi tiêu, mà huyện này còn nợ cả tiền khen thưởng cho cá nhân, tập thể trên địa bàn vì đã lấy tiền thưởng để chi vào việc khác.
Trao đổi với báo chí, ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết, số nợ này chủ yếu tập trung vào các năm từ 2013 đến năm 2015 và theo thống kê sơ bộ, hiện UBND huyện Yên Định đang nợ khoảng 23 tỷ đồng, còn Huyện ủy nợ khoảng 29 tỷ đồng. Tổng cộng khoảng 52 tỷ đồng.
Huyen uy, UBND Yen Dinh no 50 ty tien an uong: Ai la nguoi tra no?
 Trụ sở UBND huyện Yên Định. Ảnh: Tiền Phong.
Ông Lâm cho biết, dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, những người cho vay đã tìm đến huyện để gây áp lực và đòi nợ. Sau đó, huyện đã trích ít tiền tiết kiệm từ nguồn ngân sách chi thường xuyên, trả nợ cho những trường hợp cho vay có hóa đơn, thanh lý hợp đồng rõ ràng.
Đáng chú ý, theo lời ông Lâm, theo quy định, huyện không được phép được vay, còn số nợ 50 tỷ là do các lãnh đạo huyện Yên Định thời điểm đó vay để sử dụng vào những công việc của cơ quan và không có hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Do đó, số nợ trên huyện không thể giải quyết được.
Trong khi đó, một lãnh đạo huyện ủy Yên Định khi trao đổi với báo chí cũng xác nhận Huyện ủy có nợ. “Nợ đúng là có. Nợ cá nhân, nợ tập thể, người trong người ngoài cơ quan. Nhiều món nợ có hóa đơn, hợp đồng mua sắm, chứng từ chứng minh, nhưng nhiều món nợ giấy tờ không đầy đủ. Hiện chúng tôi đang cho rà soát lại”, vị này nói.
Mới đây, ông Thanh Tùng, Bí thư Huyện ủy Yên Định (Thanh Hóa) cho biết, hiện huyện đang cho kiểm tra, rà soát các khoản nợ mà một số tờ báo phản ánh.
Theo tìm hiểu của PV, trong những người bị UBND huyện, Huyện ủy nợ tiền giai đoạn trên có cả các cán bộ công tác tại các vị trí của Văn phòng Huyện ủy Yên Định, Văn phòng UBND, Phòng Văn hóa, Phòng Thanh tra... cho đến người làm việc cho nhà ăn của UBND huyện Yên Định. Nhiều người ngoài việc bỏ tiền túi ra còn phải vay ngân hàng để cho tập thể chi tiêu nếu có lệnh của Chủ tịch, Bí thư huyện. Thậm chí, một số cán bộ đi vay tiền, hoặc đứng ra nhận nợ cho UBND huyện Yên Định sau đó liên tục bị chủ nợ đến nhà đòi.
Liên quan vụ việc trên, chiều 15/3, ngay sau khi có thông tin phản ánh việc Huyện ủy, UBND huyện Yên Định bị tố mắc nợ nhiều cá nhân trong và ngoài cơ quan, với số tiền lên đến hơn 50 tỷ đồng, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định nhanh chóng làm rõ sự việc, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm (nếu có), báo cáo kết quả xác minh đến Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa trước ngày 30/3/2020.
Ai là người trả nợ?
Trao đổi với PV Kiến Thức về vụ việc trên, Luật sự Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đối với quan hệ đi vay tiền và cho vay tiền giữa UBND huyện và Huyện ủy đối với các cá nhân là quan hệ dân sự. Hai bên đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Do vậy, bên vay phải có trách nhiệm thanh toán khoản tiền vay của mình hay còn gọi là tiền gốc, ngoài ra có thể phải thanh toán cả khoản lãi nếu hai bên có thỏa thuận về lãi suất.
“Các khoản vay hiện nay được xác định là UBND huyện và Huyện ủy Yên Định vay để chi cho tiêu dùng (tiếp khách, sửa xe, lắp bàn ghế,…) của cơ quan mình thì phải có trách nhiệm hoàn trả cho các cá nhân đã bỏ tiền ra cho vay. Trách nhiệm trả nợ cho các cá nhân là không thể chối cãi hay né tránh được”, Luật sư Hoàng Tùng cho hay.
Đồng thời, theo Luật sư Hoàng Tùng, để xảy ra sự việc cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cơ quan có chức năng thực hành pháp luật, quản lý hành chính tại địa phương nợ tiền các cá nhân với con số rất lớn (hơn 50 tỷ đồng) và chậm thanh toán, chần chừ chưa giải quyết được thể hiện sự không minh bạch, làm việc chưa tuân theo pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, các khoản chi tiêu dùng cho bộ máy chính quyền cấp huyện sẽ được chi từ nguồn ngân sách địa phương. Hàng năm sẽ phải tiến hành lập dự toán ngân sách, đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định ứng trước dự toán ngân sách năm sau của cấp mình; định kỳ 6 tháng báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
Như vậy, định mức hàng năm mà ngân sách nhà nước tại địa phương sẽ được thông qua, việc chi tiêu dùng sẽ phải nằm trong định mức đã được cho phép. Việc chi tiêu dùng sẽ được sử dụng nguồn tiền từ đây.
Huyen uy, UBND Yen Dinh no 50 ty tien an uong: Ai la nguoi tra no?-Hinh-2
 Luật sư Hoàng Tùng.
Các khoản nợ hiện nay, theo trả lời của Chủ tịch UBND huyện Yên Định đương nhiệm thì số tiền nợ nêu trên hiện tại thì địa phương không thể chi trả vì không có hóa đơn chứng từ. Do lãnh đạo các nhiệm kỳ trước đó tiến hành vay chi tiêu cho cơ quan nhưng lại là khoản vay không rõ ràng, hóa đơn chứng từ.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây liệu có mục đích vụ lợi hay lợi dụng việc chi tiêu dùng để móc nói làm giá hoặc cố ý làm trái nhiệm vụ quyền hạn để trục lợi của các cán bộ nhiệm kỳ đó hay không? Hay có hành vi sử dụng lãng phí tài sản công hay không?
Tình trạng nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính, phân bổ ngân sách địa phương tại Thanh Hóa mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hoạt động bình thường, uy tín của chính quyền địa phương.
Do đó, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên cần phải nhanh chóng vào cuộc lập đoàn thanh tra để làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động vay nợ chi tiêu nêu trên như: Chi tiêu gồm những gì và hết bao nhiêu? Có đúng với sổ sách ghi chép hoặc nhân chứng, chứng cứ khách quan hay không? Khoản tiền hiện nay chưa thể chi trả được là cơ quan vay hay cá nhân lãnh đạo vay? Nguồn tiền thu vào và tiền chi như thế nào? Có hay không hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan vay tiền để trục lợi cho cá nhân không?....
Trường hợp là cá nhân vay tiền (tức là cán bộ lãnh đạo thời đó vay, không đủ chứng minh là của cơ quan vay) thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cá nhân.
Trường hợp là UBND huyện và Huyện ủy Yên Định vay tiền thì cần phải thanh tra thật kỹ về hoạt động chi tiêu. Trường hợp cán bộ có các hành vi trục lợi, cần phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để tiến hành điều tra, khởi tố và xử lý các hành vi có dấu hiệu phạm tội như: Tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc xử lý về hành vi gây lãng phí tài sản công,…
>>> Mời độc giả xem thêm video Nhức nhối nạn đòi nợ kiểu “xã hội đen”:

Nguồn: VTC 9.

Nữ trung tá công an Thái Bình bị tố "quỵt" nợ tiền taxi: Thêm nạn nhân lên tiếng

(Kiến Thức) - Vừa có thêm một nạn nhân tố cáo nữ trung tá Vũ Thùy L, đang công tác tại Phòng Hồ sơ - Nghiệp vụ, Công an tỉnh Thái Bình "quỵt" nợ tiền taxi. Hiện đã có 2 tài xế taxi tố cáo nữ trung tá công an này.

Được biết, người tố cáo là anh Nguyễn Công Thắng (24 tuổi, trú xã Thụy Sơn, Thái Thụy, Thái Bình) đang làm việc cho hãng taxi Mai Linh Thái Bình. Anh Thắng cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 16/10, anh nhận "cuốc" khách từ tổng đài. Trong quá trình chở nữ hành khách, anh Thắng bị CSGT bắn tốc độ.
Lúc này, nữ khách xưng là trung tá Vũ Thùy L, đang công tác tại Phòng Hồ sơ - Nghiệp vụ, Công an tỉnh Thái Bình và đề nghị anh Thắng đưa 2 triệu đồng để chị L. xin CSGT không giữ bằng lái của anh 2 tháng. Anh Thắng đồng ý và đưa tiền cho L. Tuy nhiên, sau đó anh vẫn phải đến trụ sở cơ quan chức năng nộp phạt.

Điểm chiêu lừa đảo tiêm vắc-xin, uống thuốc chống Covid-19

(Kiến Thức) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã làm giả nhiều loại vắc xin phòng bệnh Covid-19 để lừa tiêm cho nhiều người nhằm lấy tiền.

Làm giả vắc xin phòng bệnh Covid-19 lừa nhiều người dân
Mới đây, công an TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Tiêu Thị Tuyết Sương (SN 1974, trú tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Diem chieu lua dao tiem vac-xin, uong thuoc chong Covid-19
Bà Sương tại cơ quan điều tra.
Qua khám xét nhà bị can Sương, cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện hàng trăm vỏ ống thuốc được bà Sương bơm nước cất, kháng sinh và dán nhãn lên thành nhiều loại vắc xin tiêm phòng các bệnh cho trẻ em, vắc xin ngừa ung thư… và đặc biệt là vắc xin ngừa bệnh Covid-19.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy bà Sương mới học hết lớp 9 và từng có thời gian làm giúp việc cho 1 phòng khám tư nhân nhưng sau đó đã nghỉ việc.
Sau đó, bà Sương tự nhận là nhân viên y tế dự phòng và có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh. Người này mua các loại dụng cụ gồm bình đá, kim tiêm để bơm nước cất, kháng sinh vào bên trong.
Nhiều người dân địa phương do thiếu hiểu biết đã đến nhà hoặc thuê bà Sương đến nhà riêng của mình để tiêm phòng.
Điều đáng nói, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, bà Sương giới thiệu có vắc xin phòng bệnh Covid-19, mỗi mũi tiêm vắc xin Covid-19 bà Sương thu 700.000 đồng/mũi.
Ngoài ra, Sương còn lấy phôi của một phiếu chỉ định tiêm ngừa thật đem photocopy ra thành các phiếu giả để phát cho bị hại sau mỗi lần tiêm để tạo lòng tin.
Với chiêu thức làm giả vắc xin, bà Sương đã lừa đảo để chiếm đoạt tiền của hàng chục người ở huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra và làm rõ.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phát đi cảnh báo tới người bệnh và người nhà bệnh nhân đề phòng cảnh giác với hình thức lừa đảo bán thuốc chữa bệnh trước bệnh viện.
Trưởng trạm y tế đi tù vì lừa tiêm vắc xin
Ngày 12/3, rên báo Dân Sinh đưa tin, TAND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt sơ thẩm đối với bị cáo Lê Quốc Thế 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, bị cáo Thế (SN 1984, trú tại tổ dân phố Plei Dơng, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) là Trưởng trạm Y tế thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro.
Tuy chưa xin phép mở dịch vụ bán thuốc và tiêm vắc xin nhưng lợi dụng là Trạm trưởng nên Thế ngang nhiên tiến hành tiêm vắc xin trái luật, trong quá trình làm dịch vụ tiêm cho 3 cháu bé trong độ tuổi từ 4 đến 5 tháng, Thế tư vấn cần tiêm 3 mũi.
Mũi đầu, Thế tiêm đúng thuốc, mũi thứ hai lợi dụng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ, Thế đã lừa phụ huynh để tiêm cho trẻ vắc xin 6 trong 1 nhưng thực chất chỉ tiêm vắc xin viêm gan B để hưởng tiền chênh lệch.
Sự việc được phát hiện khi người dân yêu cầu để lại vỏ thuốc để kiểm tra. Được biết, tổng số tiền mà Thế chiếm đoạt của các bị hại là 2,43 triệu đồng.
Lừa bán thuốc chữa bệnh trước cổng bệnh viện
Ngày 9/9/2019, trên báo VTV đưa tin, bệnh nhân N.T.O. (51 tuổi, quê ở Yên Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ) bị bệnh đau nhức xương khớp, đang điều trị nội trú tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trong một lần ra ngoài cổng viện mua sắm cá nhân, bệnh nhân được một người đàn ông lại gần hỏi thăm, sau đó giới thiệu có một loại thuốc đặc biệt tên là "Bạch tiêu" được mua về từ một nơi rất xa, 8 năm mới có một lần.
Người đàn ông này giới thiệu loại thuốc này nếu uống một lần cả đời sẽ không mắc lại, giá bán được rao lên tới 12 triệu đồng/liều nhưng cũng chỉ còn một liều duy nhất.
Để nhanh chóng bán được thuốc, người đàn ông này gợi ý bệnh nhân gọi điện cho chồng, bảo chồng gửi tiền lên ngay để mua với lý do là nộp tiền viện phí, nếu không sẽ để lại thuốc cho người khác.
Do sợ mất cơ hội mua thuốc, đồng thời có tâm lý muốn mau chóng khỏi bệnh, trước những lời dụ dỗ ngon ngọt, bệnh nhân đã gọi điện ngay về nhà bảo chồng gửi tiền lên. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến người nhà bệnh nhân O. đã nhận ra vấn đề và không bị người đàn ông trên lừa.
Được biết, hoạt động lừa đảo, gạ gẫm bệnh nhân mua "thần dược" với giá cao trước cổng các bệnh viện không phải chiêu trò mới và không hề hiếm.
Do đó, các đối tượng lợi dụng tâm lý hoang mang bất an của người bệnh để gạ gấm, rao bán các loại thuốc được quảng cáo là quý hiếm có công dụng tuyệt vời với giá cao cắt cổ nhưng thực tế có khi lại chỉ là một loại rễ cây nào đó.
>>> Xem thêm video: Lợi dụng Virus Corona để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(Nguồn: Truyền Hình Đồng Tháp)

Chống dịch Covid-19, Hà Nội bắt buộc đeo khẩu trang nơi đông người: Khách nước ngoài thờ ơ

(Kiến Thức) - Thủ tướng Chính phủ  chỉ đạo từ ngày 16/3, người dân trên cả nước thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng có tập trung đông người... nhưng dường như khách nước ngoài vẫn thờ ơ với quy định này. 

Chong dich Covid-19, Ha Noi bat buoc deo khau trang noi dong nguoi: Khach nuoc ngoai tho o
 Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, đa số người dân đều đã chấp hành nghiêm chỉnh việc đeo khẩu trang chống Covid-19 ở Hà Nội. Dạo một vòng quanh phố Cổ, những người dân kinh doanh bán hàng hay người mua hàng đều tuân thủ việc đeo khẩu trang.