Huyền bí khối đá hình người cực thiêng trong đền Ông, động Bà

(Kiến Thức) - Trong đền Ông tại đất Mường Ca Da huyền thoại (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) tồn tại một khối đá hình người kỳ lạ. Người dân nơi đây quan niệm khối đá này được tích tụ bởi linh khí đất trời, là minh chứng cho mối tình đẫm nước mắt của chàng trai Việt và nàng công chúa Lào. 

Vùng đất Mường Ca Da vốn có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng. Trong đó không thể không nhắc đến cụm di tích đền Ông - động Bà, nơi gắn liền với câu chuyện tình yêu hóa đá in sâu vào tiềm thức người dân nơi đây.
Tọa lạc ngay dưới chân núi Chùa, thuộc xã Hồi Xuân ( huyện Quan Hóa) bên tả sông Mã là chùa Ông, nhìn sang bên kia sông là động Bà. Quả thật, hiếm có nơi nào có được một di tích đặc biệt này. Xung quanh sự ra đời của chùa Ông – chùa Bà có nhiều truyền thuyết của đồng bào dân tộc Thái địa phương, “nửa thực, nửa hư”.
Lịch sử lâu đời của đền Ông
Ông Cao Bằng Nghĩa, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Quan Hóa, người có nhiều tâm huyết trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử đền Ông, cho biết: Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên làm vua (1228) phong cho Lò Khằm Ban (người anh hùng của đất Mường Ca Da) chức Thượng tướng Thống lĩnh quân, cùng Tiến sĩ Chương Nghè và quan Tư Mã Hai Đào giao cai quản, trấn giữ vùng biên ải phía Tây nước ta.
Huyen bi khoi da hinh nguoi cuc thieng trong den Ong, dong Ba
 Một góc đền Ông. Ảnh: Trung Lê. 
Sau một chặng đường dài hành quân, ngài Lò Khằm Ban cùng tướng sĩ dựng trại trên sông Lò nghỉ ngơi, đêm đó ngài mơ một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ngài đang đến một máng nước để tắm, máng nước to, nước trắng xóa cả một vùng gò sau làng, ngài đang tắm, bỗng có một con rắn to quấn chặt lấy ngài, ngài la hét vùng vẫy… Khi thức giấc, ngài kể lại câu chuyện cho tướng sĩ, mọi người cho là điềm lành. Hôm sau, Tướng quân Lò Khằm Ban cùng tùy tùng lên đỉnh Múng Mường xem thế đất và phong thủy, đồng thời chọn Mường Ca Da là nơi hợp lưu của 3 con sông: sông Lò, sông Luồng, sông Mã… rồi cùng nhân dân khai khẩn đất hoang, lập trại, lập ấp.
Biết được sự linh thiêng về sự tích đền Ông, cảm động trước mối tình lay động trời đất của cặp vợ chồng trẻ, cùng sự ứng nghiệm của Đức ông báo mộng, giúp đội quan đánh tàn quân Minh ngay tại hang Phi. Ngài cho dựng một ngôi đền lớn bằng gỗ mang phong cách dân tộc Lào, có tên Sân Ca Da (tức đền Ông).
Truyền thuyết khối đá hình Ông, hình Bà
Đền Ông – động Bà, từ bao đời nay luôn in đậm trong tâm thức người dân, gợi nhớ về mối tình thủy chung, hóa đá.
“Ngày xưa có một chàng trai tên Cả Cò, thường mang các vật dụng săn bắt đến các buôn làng vùng thượng nguồn sông Mã và vùng mường Luông của nước Lào để buôn bán… Tại đây, chàng trai được mọi người vô cùng yêu mến, nhất là Xao La - con gái út của Vua Lào. Sau thời gian tìm hiểu, hẹn hò, hai người được nhà vua đồng ý kết duyên vợ chồng, nhưng chàng trai phải ở rể. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ đang hạnh phúc viên mãn thì Cả Cò nghe tin cha ốm nặng nên chàng đành xin vua Lào về thăm cha. Thời gian trôi mau, khi bệnh tình của cha đã thuyên giảm, lại hay tin vợ con ngày đêm mong ngóng, xuống núi tìm mình, lòng chàng như lửa đốt nên quyết định đón vợ con. Sau nhiều ngày vượt núi, băng rừng, cuối cùng chàng trai cũng đến được vùng đất Mường Ca Da (Quan Hóa bây giờ), bất ngờ gặp cơn lũ dữ, nước dâng cao không sang sông được.
Huyen bi khoi da hinh nguoi cuc thieng trong den Ong, dong Ba-Hinh-2
 Tượng đá hình người được thờ trong đền Ông, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa. Ảnh: Trung Lê. 
Cùng lúc ấy, hai mẹ con nàng Xao La vừa xuống đến bờ tả sông Mã thì nước sông chảy siết, không sang được, đành ở lại hang Pha Múng Mường. Hai vợ chồng cùng đứa con thơ ở giữa hai bờ dòng sông gọi tên nhau trong tuyệt vọng. Cứ thế, họ đứng vậy chờ nhau, ngày này qua tháng khác, trải trăng khuyết, núi mòn họ vẫn đứng đợi nhau cho đến khi hóa thành tượng Ông, tượng Bà. Tượng Ông đứng một mình đơn côi, dõi mắt nhìn hướng về nàng Xao La và đứa con thơ; tượng Bà phía sau địu con mỏi mắt ngóng đợi chồng.
Cảm phục tình yêu chung thủy, sắt son của đôi vợ chồng trẻ, người dân nơi đây đã lập đền thờ. Đặc biệt, hai di tích này thường là nơi lui tới của khách thập phương, cầu mong Ông và Bà phù hộ độ trì, giúp đỡ trong cuộc sống… Cũng từ đó, tục thờ đá luôn nằm trong tâm thức của đồng bào dân tộc nơi đây.
Theo quan niêm, hòn đá hình người trong đền Ông được tích tụ bởi linh khí trời đất có thể mang lại sức khỏe cho con người và sự bình yên. Tục thờ đá ở đền Ông - động Bà gắn với huyền tích về câu chuyện tình đẫm nước mắt của chàng trai Việt làm rể vua Lào cùng cô công chúa Xao La và đứa con thơ.
Hai khối đá hình người ở đền Ông – động Bà trên vùng đất Mường Ca Da huyền thoại luôn chứa đựng những điều huyền bí, từ khối đá vô tri, dân gian đã dựng lên hai đền thờ để thờ phụng… Bởi thế cho nên, tục thờ đá luôn hiện diện trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Lạ kỳ hòn đá thần “phá” sóng điện thoại trong ngôi cổ tự

Ngôi cổ tự gắn liền với sự tích hòn đá thần cầu an toạ lạc ngay giữa bậc thang dẫn lên đỉnh chùa không thể phá bỏ, kể cả cho nổ mìn. Đặc biệt hơn, người ta cho rằng vì hòn đá này mà khu vực quanh chùa không có sóng điện thoại di động.

Chùa Châu Thới toạ lạc trên ngọn núi cùng tên thuộc phường Bình An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất trong số các chùa ở Bình Dương, Đồng Nai và TP HCM.  Đi lên chùa Châu Thới, ở bậc thang thứ 170 du khách bắt gặp hòn đá to, lúc nào cũng nhang khói nghi ngút nằm ngay giữa lối đi. Người dân gọi hòn đá là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa. Một người sống gần đó bắt chúng tôi phải gọi hòn đá là “ông Tà” chứ không được gọi hòn đá, thì mới đồng ý tiếp chuyện. Bà giải thích, núi Châu Thới là núi đá nên khi làm đường xây bậc thang lên chùa, người ta phải đào bỏ rất nhiều đá chắn ngang, không hiểu tại sao duy nhất hòn đá thần này lại không thể đục bỏ.

Người ta cho rằng năm 1971, sư trụ trì cho mở rộng lối đi, đổ bê tông con đường trước cổng tam quan, những hòn đá vướng víu đều được đục, đào bỏ. Bằng chứng là hai bên đường đá được phá ra sắp thành hàng ngay ngắn. Nhưng khi đụng vào “ông Tà”, không ai làm gì được. Có người nổi giận dùng búa đập liên tục đến toé lửa nhưng vẫn không làm rơi mẩu đá nào. Sau đó, nhóm thợ chuyên nổ mìn phá đá được mời đến dọn “ông Tà”. Nhóm thợ đào sâu xuống lòng đất để nhét thuốc nổ vào, ý định dùng sức nổ đánh bật gốc hòn đá cho lăn xuống chân núi. Nhưng đào mãi nhóm thợ mới biết hòn đá dính liền với cả khối đá khổng lồ bên dưới lòng đất. 

Chuyện kỳ bí về hòn đá thiêng giữ vía trừ tà cho cả làng

(Kiến Thức) - Người Thái xứ Thanh vốn nổi tiếng có nhiều luật tục, lễ hội truyền thống lạ lùng. Đến với huyện miền núi Quan Sơn, chúng ta có thể “mục sở thị” tục thờ “hòn đá vía” gắn liền lễ hội Mường Xia độc đáo.

Trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái huyện miền núi Quan Sơn nói riêng, lễ hội Mường Xia là lễ hội tâm linh, tín ngưỡng quan trọng. Trong cái tổng hòa về bản sắc văn hóa Việt vừa đa dạng, vừa thống nhất, văn hóa truyền thống của đồng bào Thái vùng biên giới xứ Thanh lại có cách lý giải riêng, hình thái văn hóa riêng, ở đó gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Trong đó, phong tục gửi “vía” nơi “Hòn đá vía” mang đậm nét nhân văn trong phong tục cúng tế, thể hiện tại 5 điểm trên địa bàn Mường Xia theo thuyết ngũ hành sinh khắc ( Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). 
Tục thờ “ hòn đá vía” gắn lễ hội Mường Xia