Hủy kết quả đấu giá khu đất ở Thái Bình từng được Đường 'Nhuệ' rao bán

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa ký quyết định về việc hủy kết quả đấu giá khu “đất vàng” ở TP Thái Bình mà vợ chồng Đường Dương từng rao bán.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình – ông Đặng Trọng Thăng vừa ký quyết định về việc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng đất; hủy công nhận chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển nhà ở thương mại tại phường Trần Lãm, TP. Thái Bình với lý do “thực hiện theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá”.
Theo đó, Công ty TNHH Nam Thái, chủ đầu tư dự án được hoàn trả gần 119,5 tỷ đồng tiền sử dụng đất (bao gồm tiền đặt cọc đã được chuyển thành tiền sử dụng đất; giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất thu hồi...). Khu đất dự án sẽ được đưa ra đấu giá công khai để lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án.
Huy ket qua dau gia khu dat o Thai Binh tung duoc Duong 'Nhue' rao ban
 Vợ chồng Đường Dương.
Trước đó, ngày 1/4/2020, Công ty Nam Thái được phê duyệt kết quả đấu giá trúng 9.428,5m2, gồm 128 lô đất liền kề. Dự án được đưa ra đấu giá nhiều lần được điều chỉnh quy hoạch với nhiều quyết định thay đổi chủ trương đầu tư.
Cụ thể, chủ đầu tư ban đầu của khu đất trên là Công ty CP thương mại dịch vụ Y tế Thái Bình (trụ sở tại TP. Thái Bình). Đầu tháng 11/2015, đơn vị này được UBND tỉnh cho thuê 17.502m2 đất vị trí tại phường Trần Lãm, thời hạn thuê 50 năm để xây dựng Trung tâm dịch vụ tổng hợp và Trung tâm dược mỹ phẩm, thiết bị y tế. Tuy nhiên, sau đó, tỉnh Thái Bình điều chỉnh lại mục đích sử dụng đất. Cụ thể, ngày 3/8/2016, tỉnh ủy Thái Bình có văn bản điều chỉnh dự án, cho phép chủ đầu tư triển khai xây dựng “tổ hợp dịch vụ thương mại và công trình nhà phố shophouse phục vụ lĩnh vực y tế”.
Tháng 9/2016, UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500 khu trung tâm y tế tỉnh Thái Bình. Tháng 11/2016, chủ trương đầu tư “dự án đầu tư xây dựng tổ hợp dịch vụ thương mại và công trình nhà phố shophouse phục vụ lĩnh vực y tế” được chấp thuận.
Cuối tháng 6/2017, tỉnh Thái Bình ra quyết định điều chỉnh diện tích đất thuê, cho phép chủ đầu tư chuyển mục đích sử dụng từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang giao đất có thu tiền sử dụng đất. Khi dự án đang triển khai, ngày 21/12/2017, UBND tỉnh Thái Bình lại ban hành quyết định thu hồi khu đất dự án trên của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Y tế Thái Bình, với lý do chủ đầu tư tự nguyện trả lại đất. UBND tỉnh Thái Bình sau đó đã hoàn trả số tiền hơn 76,1 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Y tế Thái Bình.
Đến quý III/2019, UBND tỉnh Thái Bình quy hoạch lại dự án để đưa ra đấu giá. Đến ngày 10/2/2020, Trung tâm dịch vụ đấu giá - Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình tổ chức bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng 128 lô đất (9.428m2) nằm trong dự án phát triển nhà ở thương mại tại khu Trung tâm Y tế tỉnh Thái Bình. Giá khởi điểm của khu đất là 192,7 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các tài sản gắn liền với đất trị giá hơn 44,104 tỷ đồng thì giá trị còn lại chia bình quân 1m2 được định giá để mang ra đấu vào khoảng 15,7 triệu đồng/m2. Công ty TNHH Nam Thái là đơn vị tham gia và trúng đấu giá.
Trước đó, vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương đã bị khởi tố vì có hành vi thao túng đấu giá đất, trong đó có dự án vừa bị hủy kết quả đấu giá nói trên. Thời điểm trước khi bị bắt, vợ chồng Đường Dương thường đăng các thông tin rao bán hàng trăm bất động sản tiền tỷ, trong đó có những lô đất vàng thuộc dự án Khu Trung tâm dịch vụ y tế Trần Lãm, TP Thái Bình trên trang facebook cá nhân. Tuy nhiên, chủ sở hữu thực sự của dự án này là Công ty TNHH Nam Thái.
Liên quan đến nội dung này, 4 cán bộ của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp và Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình đã bị bắt giữ để phục vụ điều tra tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ".
 >>> Mời độc giả xem video Cơ quan dân cử Thái Bình đùn đẩy trách nhiệm trả lời vụ Đường Nhuệ

Nguồn: VTC News

Tuyển sinh 2020: Không 'đu' theo ngành hot

 Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là hết hạn đăng ký hồ sơ thi và xét tuyển, vẫn có thí sinh băn khoăn không biết nên chọn ngành hot hay theo năng lực của mình.

Nên chọn ngành, chọn nghề như thế nào để sau 4 năm nữa ra trường không bị thất nghiệp là quan tâm của các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Tuyen sinh 2020: Khong 'du' theo nganh hot
Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2020 vừa qua. Ảnh: Tiền Phong. 

Nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường

Em Phạm Thị Anh Quân, học sinh trường THPT Trưng Vương (Văn Lâm, Hưng Yên), nói chỉ có một sở thích là được theo đuổi ngành Ngôn ngữ tiếng Trung. Chính vì vậy Quân dự định đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ tiếng Trung, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Thăng Long.

“Em đam mê ngôn ngữ tiếng Trung từ bé và đã đi học thêm các khóa đào tạo tiếng Trung được một năm để chuẩn bị cho việc xét tuyển, theo học ĐH. Việc lựa chọn đăng ký xét tuyển theo yêu thích của em cũng được bố mẹ, và thầy cô giáo ủng hộ. Em mong muốn ra trường sẽ làm phiên dịch hoặc du lịch”, Quân chia sẻ.

Cùng trường với Quân, em Nghiêm Thu Hương cho biết sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn của trường ĐH Hà Nội. Tuy nhiên, Hương chưa có định hướng cụ thể sau này mà chỉ cố gắng thi đỗ vào trường ĐH, sau đó mới tính đến chuyện làm việc gì khi ra trường.

Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy cho biết, qua các đợt tư vấn tuyển sinh cho thấy, năm 2020, xu hướng chọn ngành nghề không khác nhiều những năm trước nhưng thí sinh đã có sự lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn.

Những năm trước, thí sinh căn cứ ngành nào điểm cao mặc định là ngành “hot” để nộp hồ sơ; năm nay nhiều thí sinh có học lực tốt, điểm học tập cao đã biết căn cứ theo năng lực, sở trường để lựa chọn ngành học.

“Một ngành có rất nhiều trường đào tạo, vấn đề là thí sinh chọn ngành nào, trường nào là quan trọng. Vì vậy, trước tiên thí sinh nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường. Ngoài ra, môi trường học tập, chất lượng đào tạo của trường đại học cũng là yếu tố để thí sinh cân nhắc lựa chọn”- PGS.TS Thủy cho biết.

Ðào tạo theo cam kết 3 bên

Việc đăng ký xét tuyển phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Theo Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Thủy lợi, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, xu thế chọn ngành nghề của thí sinh vẫn hướng vào những ngành “hot” khối kinh tế, công nghệ, quản lý...

Trong khi đó, khối kỹ thuật nhu cầu nhân lực nhiều nhưng số lượng, xu hướng đăng ký xét tuyển chỉ ở mức vừa phải. Một trong những nguyên nhân do thông tin về ngành nghề cũng như tư vấn để thí sinh hiểu được ngành nghề khối kỹ thuật vẫn chưa tốt.

Vì vậy, cần có sự tư vấn, thông tin thiết thực để thí sinh hiểu được nhu cầu các ngành nghề đào tạo, từ đó lựa chọn đăng ký xét tuyển hiệu quả.

Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho rằng thí sinh đăng ký xét tuyển nên dựa trên cơ sở năng lực, mong muốn sở thích của chính các em.

Mặt khác, ngưỡng chất lượng xét tuyển của cơ sở đào tạo cũng là yếu tố thí sinh cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, về phía cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo cần có phân tích tường tận để thí sinh, phụ huynh nắm bắt được nhu cầu nhân lực, xu hướng ngành nghề lâu dài, không phải thời điểm trước mắt.

Vì vậy, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cũng như một số trường thực hiện hợp tác với doanh nghiệp và cam kết với sinh viên theo kiểu cam kết ba bên: “nhà trường-sinh viên-doanh nghiệp” để chia sẻ nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho xã hội và giúp thí sinh nắm vững hơn những dự báo trong tương lai nhu cầu việc làm.

Là trường có nhiều khối ngành kỹ thuật, với 2.400 chỉ tiêu, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải có 17 mã ngành xét tuyển trong năm 2020.

Ngoài phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường cũng đưa ra các phương thức xét tuyển khác như: xét tuyển thẳng, xét tuyển theo học bạ THPT...

Điểm đáng chú ý, để đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, tạo đầu ra cho thí sinh sau khi học xong ĐH, trường có 250 chỉ tiêu xét tuyển theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Sinh viên khi vào học sẽ được hỗ trợ học phí, học bổng, thực tập hưởng lương, tốt nghiệp có việc làm tại doanh nghiệp đặt hàng.

Cùng gắn với nhu cầu xã hội, trường ĐH Lâm nghiệp có hơn hai nghìn chỉ tiêu thuộc tám khối ngành đào tạo với nhiều phương thức xét tuyển như: Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển theo học bạ học tập THPT và xét tuyển thẳng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Theo đại diện trường ĐH Lâm nghiệp, thời gian qua, trường đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác trong việc hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu. Vì vậy, trong tuyển sinh năm 2020 nhà trường mở rộng xét tuyển theo đơn đặt hàng của bộ ngành và UBND các tỉnh, viện nghiên cứu, doanh nghiệp...

Để đăng ký xét tuyển hiệu quả, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương cho rằng thí sinh cần bảo đảm ba yếu tố: Thứ nhất, không nên chọn ngành đăng ký xét tuyển theo trào lưu mà nên chọn ngành theo đam mê, phù hợp sở trường; thứ hai, trong đăng ký xét tuyển, để có thể đỗ vào ngành, trường mong muốn cần sắp xếp phù hợp các nguyện vọng; thứ ba, các trường đều có các kênh tư vấn khác nhau cho nên nếu thí sinh có gì thắc mắc nên mạnh dạn hỏi để có lựa chọn tốt nhất.


Video Đường ‘Nhuệ’ cùng hơn 40 đàn em, dí súng dọa giết thầy bói

(Kiến Thức) - Theo chia sẻ của chị M.A, trước đó chị từng bị Đường “Nhuệ” cùng 40 đàn em vây trong quán cà phê, dí súng dọa giết sau khi khuyên vợ chồng này nên làm việc thiện do “nghiệp chướng rất nặng”.